- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Chương trình SGK sẽ được cải tiến, thay đổi theo như Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục.
ảnh minh họa
Sau năm 2015, chương trình sách giáo khoa (SGK) trung học phổ thông (THPT) sẽ được thay đổi đáng kể. Đó là một trong những việc làm ưu tiên trong dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2 do Bộ GD-ĐT và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiến hành thực hiện.
Phát biểu buổi khởi động cho dự án sáng 17/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, chương trình SGK sẽ được cải tiến, thay đổi theo như Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD-ĐT đề ra. Kiến thức trong SGK THPT sẽ thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và kích thích năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của học sinh.
Bộ GD-ĐT đang triển khai thực hiện dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2, được thực hiện từ tháng 4/2013-6/2020 tại 63 tỉnh, thành trong cả nước, với kinh phí 105 triệu USD.
Trong tổng số nguồn vốn thực hiện dự án nói trên, Bộ GD-ĐT sẽ trích phần lớn kinh phí để thực hiện việc đổi mới chương trình SGK THPT, nhằm đảm bảo sau năm 2015, tất cả học sinh THPT trên toàn quốc được học SGK cải tiến mới. Nội dung chương trình SGK vẫn có đầy đủ những kiến thức học sinh cần phải học nhưng không quá nặng, quá khó và có tính áp dụng thực tiễn trong cuộc sống
Sau năm 2015, chương trình sách giáo khoa (SGK) trung học phổ thông (THPT) sẽ được thay đổi đáng kể. Đó là một trong những việc làm ưu tiên trong dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2 do Bộ GD-ĐT và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiến hành thực hiện.
Phát biểu buổi khởi động cho dự án sáng 17/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, chương trình SGK sẽ được cải tiến, thay đổi theo như Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD-ĐT đề ra. Kiến thức trong SGK THPT sẽ thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và kích thích năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của học sinh.
Bộ GD-ĐT đang triển khai thực hiện dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn 2, được thực hiện từ tháng 4/2013-6/2020 tại 63 tỉnh, thành trong cả nước, với kinh phí 105 triệu USD.
Trong tổng số nguồn vốn thực hiện dự án nói trên, Bộ GD-ĐT sẽ trích phần lớn kinh phí để thực hiện việc đổi mới chương trình SGK THPT, nhằm đảm bảo sau năm 2015, tất cả học sinh THPT trên toàn quốc được học SGK cải tiến mới. Nội dung chương trình SGK vẫn có đầy đủ những kiến thức học sinh cần phải học nhưng không quá nặng, quá khó và có tính áp dụng thực tiễn trong cuộc sống
Theo Xaluan