- Tham gia
- 14/3/2010
- Bài viết
- 564
Các nhà khoa học tin rằng, hành tinh này đang “cất giấu” một mỏ kim cương khổng lồ.
Sao Thiên Vương, hay còn được gọi là Thiên Vương Tinh hoặc Thiên tinh là hành tinh thứ 7 trong Hệ mặt trời và là hành tinh lớn thứ 3 về kích thước, và lớn thứ 4 về khối lượng trong Thái dương hệ.
Cũng như các hành tinh khác, sao Thiên Vương được đặt tên theo tên của một vị thần Uranus. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Uranus là vị thần của bầu trời. Trong thần thoại La Mã, vị thần có tên là Caelus.
Theo thần thoại Hy Lạp, thần Uranus được coi là cha của trời. Bản thân Uranus là con trai và cũng là chồng của Gaia (Mẹ trái đất). Vậy là đất và trời đã kết duyên vợ chồng và sinh ra vạn vật. Thế nhưng Uranus là căm ghét các con của mình, thậm chí ông còn nhốt chúng vào Tartarus – vực thẳm sâu dưới lòng đất, gây ra nỗi đau đớn vô cùng cho Gaia.
Cuối cùng, người con trai út là thần Cronus đã lật đổ cha mình. Thần Cronus đã phục kích và thiến thần Uranus, rồi ném “của quý” của ông xuống biển. Từ “của quý” này đã sinh ra nữ thần Aphrodite (hẳn các bạn còn nhớ thần Aphrodite – nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sinh nở - người tình của thần chiến tranh Ares – vị thần của sao Hỏa.)
Sao Thiên Vương và sao Hải Vương (Hai hành tinh lớn nhất trong hình minh họa) đều có thành phần hóa học khác hẳn với sao Mộc và sao Thổ. Các nhà thiên văn học đôi khi đã gọi hành tinh này là “Người khổng lồ băng đá”.
Thiên tinh nổi bật trong vũ trụ lấp lánh.
Bầu khí quyển của sao Thiên Vương giống với bầu khí quyển của sao Mộc và sao Thổ: Thành phần chính là khí Hiđrô và Hêli, chứa nhiều nước, ammoniac và khí Mê tan, và cả Hiđrô cacbon.
Đây là hành tinh lạnh nhất trong Hệ mặt trời bởi nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới -224 °C. Thiên Vương tinh có một cấu trúc tầng mây phức tạp, với hơi nước ở tầng thấp nhất, và khí Mêtan bao phủ tầng trên cùng của khối mây. Ngược lại, sâu bên trong hành tinh này lại là lớp băng và đá.
Cũng như một số hành tinh khác, sao Thiên Vương có một hệ thống vành đai, từ quyển và rất nhiều vệ tinh bay xung quanh. Hành tinh này có hệ thống vành đai phức tạp, được tạo thành từ các hạt rất đen, kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Cho đến nay, con người đã thấy được 13 vòng đai riêng biệt. Các vòng đai này thường rộng tới một vài km. Các vật chất trong vòng có thể là một phần của các vệ tinh bị vỡ do tác động của chuyển động cực nhanh trong vũ trụ.
Cho đến nay, con người đã tìm ra 27 vệ tinh tự nhiên của sao Thiên Vương. Tên của các vệ tinh này được đặt theo tên của các nhân vật trong các tác phẩm của Shakespeare và Alexander Pope. Thiên Vương tinh có 5 vệ tinh chính là Miranda, Ariel, Umbriel, Titania and Oberon. Hệ thống vệ tinh của sao Thiên Vương là hệ thống lớn nhất trong số các hành tinh khí khổng lồ.
Vệ tinh lớn nhất, Titania, có bán kính 788,9 km, nhỏ hơn một nửa bán kính của Mặt trăng, nhưng lại, lại hơn bán kính của Rhea (vệ tinh lớn thứ 2 của sao Thổ) một chút. Chính vì vậy, Titania trở thành vệ tinh lớn thứ 8 trong hệ mặt trời.
Hành tinh bay ngang đặc biệt.
Nếu nhắc đến sao Mộc người ta nhớ đến cơn bão “Vết đỏ lớn – Great Red Shot”, nhắc đến sao Thổ người ta nhớ đến vành đai rực rỡ, thì khi nhắc đến Thiên Vương tinh người ta sẽ nhắc đến độ nghiêng của trục quay. Sao Thiên Vương quay trong khi nằm ngang trên quỹ đạo bởi trục quay của nó nghiêng khoảng 97 độ so với quỹ đạo.
Do đó, ở hai cực của hành tinh này nhận được nhiều năng lượng hơn vùng xích đạo. Thiên tinh quay xung quanh mặt trời hết khoảng thời gian là 84 năm Trái đất.
Năm 1986, tàu Voyager 2 của NASA (Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ) đã bay gần hành tinh bí ẩn này. Đây là nỗ lực duy nhất để khám phá Thiên Vương tinh. Từ đây, đã gửi về nhiều bức hình quý giá về hành tinh này và những vành đai, vệ tinh của nó.
Gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành giả lập áp suất giống như mức áp suất trên những hành tinh có khí gas cao trong phòng thí nghiệm và đã phát hiện ra các tinh thể kim cương được hình thành như những tảng băng trong carbon lỏng.
Các nhà khoa học ước tính khoảng 10% Thiên Vương tinh được cấu tạo từ carbon, như vậy rất có thể một đại dương khổng lồ kim cương lỏng nằm ở hành tinh này.
Bonus:Các Comment :
-có khí acmoniac thì sao TV chắc bốc mùi dữ lắm
-bốc mùi như cái hố xí mà có kim cương thì tớ cũng thò tay vào bốc
-sao các bạn k chú ý tới cái cuối cùng ý mỏ kim cương ôi tớ sẽ đặt chân tới đó đầu tiên nhào zô
-Hii thủy thủ sao Thiên Vương đây mà, cô gái rất cuốn hút phái nữ, mạnh mẽ. Có bạn nào xem hết thuỷ thủ mặt trăng chưa ?
-........
Sao Thiên Vương, hay còn được gọi là Thiên Vương Tinh hoặc Thiên tinh là hành tinh thứ 7 trong Hệ mặt trời và là hành tinh lớn thứ 3 về kích thước, và lớn thứ 4 về khối lượng trong Thái dương hệ.
Cũng như các hành tinh khác, sao Thiên Vương được đặt tên theo tên của một vị thần Uranus. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Uranus là vị thần của bầu trời. Trong thần thoại La Mã, vị thần có tên là Caelus.
Uranus bị con trai là Cronus giết chết.
Theo thần thoại Hy Lạp, thần Uranus được coi là cha của trời. Bản thân Uranus là con trai và cũng là chồng của Gaia (Mẹ trái đất). Vậy là đất và trời đã kết duyên vợ chồng và sinh ra vạn vật. Thế nhưng Uranus là căm ghét các con của mình, thậm chí ông còn nhốt chúng vào Tartarus – vực thẳm sâu dưới lòng đất, gây ra nỗi đau đớn vô cùng cho Gaia.
Cuối cùng, người con trai út là thần Cronus đã lật đổ cha mình. Thần Cronus đã phục kích và thiến thần Uranus, rồi ném “của quý” của ông xuống biển. Từ “của quý” này đã sinh ra nữ thần Aphrodite (hẳn các bạn còn nhớ thần Aphrodite – nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sinh nở - người tình của thần chiến tranh Ares – vị thần của sao Hỏa.)
So sánh kích thước của Thiên vương tinh (Hành tinh lớn màu xanh bên trái) với các hành tinh khác
Sao Thiên Vương và sao Hải Vương (Hai hành tinh lớn nhất trong hình minh họa) đều có thành phần hóa học khác hẳn với sao Mộc và sao Thổ. Các nhà thiên văn học đôi khi đã gọi hành tinh này là “Người khổng lồ băng đá”.
Thiên tinh nổi bật trong vũ trụ lấp lánh.
Bầu khí quyển của sao Thiên Vương giống với bầu khí quyển của sao Mộc và sao Thổ: Thành phần chính là khí Hiđrô và Hêli, chứa nhiều nước, ammoniac và khí Mê tan, và cả Hiđrô cacbon.
Cấu tạo bên trong của Thiên Vương tinh.
Đây là hành tinh lạnh nhất trong Hệ mặt trời bởi nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới -224 °C. Thiên Vương tinh có một cấu trúc tầng mây phức tạp, với hơi nước ở tầng thấp nhất, và khí Mêtan bao phủ tầng trên cùng của khối mây. Ngược lại, sâu bên trong hành tinh này lại là lớp băng và đá.
Vành đai phức tạp của sao Thiên Vương.
Cũng như một số hành tinh khác, sao Thiên Vương có một hệ thống vành đai, từ quyển và rất nhiều vệ tinh bay xung quanh. Hành tinh này có hệ thống vành đai phức tạp, được tạo thành từ các hạt rất đen, kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Cho đến nay, con người đã thấy được 13 vòng đai riêng biệt. Các vòng đai này thường rộng tới một vài km. Các vật chất trong vòng có thể là một phần của các vệ tinh bị vỡ do tác động của chuyển động cực nhanh trong vũ trụ.
Năm vệ tinh trung thành của Thiên tinh.
Cho đến nay, con người đã tìm ra 27 vệ tinh tự nhiên của sao Thiên Vương. Tên của các vệ tinh này được đặt theo tên của các nhân vật trong các tác phẩm của Shakespeare và Alexander Pope. Thiên Vương tinh có 5 vệ tinh chính là Miranda, Ariel, Umbriel, Titania and Oberon. Hệ thống vệ tinh của sao Thiên Vương là hệ thống lớn nhất trong số các hành tinh khí khổng lồ.
Vệ tinh lớn nhất, Titania, có bán kính 788,9 km, nhỏ hơn một nửa bán kính của Mặt trăng, nhưng lại, lại hơn bán kính của Rhea (vệ tinh lớn thứ 2 của sao Thổ) một chút. Chính vì vậy, Titania trở thành vệ tinh lớn thứ 8 trong hệ mặt trời.
Nếu nhắc đến sao Mộc người ta nhớ đến cơn bão “Vết đỏ lớn – Great Red Shot”, nhắc đến sao Thổ người ta nhớ đến vành đai rực rỡ, thì khi nhắc đến Thiên Vương tinh người ta sẽ nhắc đến độ nghiêng của trục quay. Sao Thiên Vương quay trong khi nằm ngang trên quỹ đạo bởi trục quay của nó nghiêng khoảng 97 độ so với quỹ đạo.
Do đó, ở hai cực của hành tinh này nhận được nhiều năng lượng hơn vùng xích đạo. Thiên tinh quay xung quanh mặt trời hết khoảng thời gian là 84 năm Trái đất.
Tàu Voyager 2 tiếp cận sao Thiên Vương.
Năm 1986, tàu Voyager 2 của NASA (Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ) đã bay gần hành tinh bí ẩn này. Đây là nỗ lực duy nhất để khám phá Thiên Vương tinh. Từ đây, đã gửi về nhiều bức hình quý giá về hành tinh này và những vành đai, vệ tinh của nó.
Mỏ kim cương khổng lồ đang nằm ở Thiên Vương tinh?
Gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành giả lập áp suất giống như mức áp suất trên những hành tinh có khí gas cao trong phòng thí nghiệm và đã phát hiện ra các tinh thể kim cương được hình thành như những tảng băng trong carbon lỏng.
Các nhà khoa học ước tính khoảng 10% Thiên Vương tinh được cấu tạo từ carbon, như vậy rất có thể một đại dương khổng lồ kim cương lỏng nằm ở hành tinh này.
Bonus:Các Comment :
-có khí acmoniac thì sao TV chắc bốc mùi dữ lắm
-bốc mùi như cái hố xí mà có kim cương thì tớ cũng thò tay vào bốc
-sao các bạn k chú ý tới cái cuối cùng ý mỏ kim cương ôi tớ sẽ đặt chân tới đó đầu tiên nhào zô
-Hii thủy thủ sao Thiên Vương đây mà, cô gái rất cuốn hút phái nữ, mạnh mẽ. Có bạn nào xem hết thuỷ thủ mặt trăng chưa ?
-........
Hiệu chỉnh bởi quản lý: