- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
(Dân trí) - Đáng lẽ trước khi tăng giá điện, EVN phải có lộ trình thích hợp và “hỏi ý kiến người dân” như yêu cầu của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói với báo chí. Tiếc thay, EVN đã không làm những điều này…
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đứa con của độc quyền có tên EVN lại một lần nữa tỏ rõ sức mạnh độc quyền khi bất ngờ tuyên bố điều chỉnh giá tăng thêm 5%. Với độc quyền, muốn là làm, làm là được, vì dân không còn biết đi mua điện đâu ngoài EVN.
Độc quyền, có tất cả mọi lợi thế cạnh tranh trên thị trường gần 90 triệu dân, tiền bạc bao cấp, chính sách đỡ nâng đủ kiểu, thế mà kêu lỗ triền miên, lỗ nặng nề, lỗ trầm trọng…
Kinh doanh điện với thế độc quyền lỗ chưa đủ, EVN đầu tư ngoài ngành. Hàng ngàn tỉ đồng được EVN ném vào ngân hàng, tài chính, chứng khoán, viễn thông và thất bại hoàn toàn. Người dân và doanh nghiệp gánh chịu toàn bộ những thua lỗ và kém cỏi của EVN.
Còn doanh nghiệp, cho dù đang trong cơn hấp hối vì giá xăng dầu tăng, vì khó khăn về nguồn vốn và đặc biệt là thị trường tiêu thụ kém, nhưng cũng phải hứng nguyên con số5% tăng giá điện. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: “Tăng giá điện 5% là quá lớn, doanh nghiệp có thể bị phá sản do chi phí đầu vào tăng trong khi không thể tăng giá bán”.
Trao đổi với báo giới tại phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ tháng 7/2013 diễn ra chiều 30/7 về lộ trình giá điện thời gian tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết việc nếu tăng ngay giá điện, thì giữa bối cảnh khó khăn, sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng khó khăn hơn.
Sẽ rồi có nhiều doanh nghiệp gục ngã trong đợt tăng giá điện này. Và trong hồ sơ phá sản của họ, ghi rõ ràng nguyên nhân là do bị EVN bức tử.
Những doanh nghiệp có sức cầm cự thì họ phải giảm chi để bù vào phần tăng giá điện. Vàcách giảm có thể nhất là giảm thu nhập của người lao động. Giảm lương hết sức vẫn chưa đủ thì giảm biên chế. Cho nên hậu quảđổ lên vai người lao động.
Một hậu quả khác, đó là sau đợt tăng giá xăng dầu và tiếp theo là tăng giá điện, giá cả hàng hóa sẽ tăng theo. Đó là quy luật của thị trường và cũng là quán tính của mọi ngành nghề kinh doanh, cho dù họ ít bị tác động nhất. Và khi giá tăng, người tiêu dùng lại gánh chịu.
Đành rằng hiện nay, việc tăng giá điện là điều khó tránh khỏi, như lời Bộ Trưởng Vũ Đức Đam: "Chúng ta không có sự lựa chọn!" nhưng cũng theo lời Bộ trưởng Vũ Đức Đam: "Nếu chúng ta điều hành không khéo thì ngay lập tức sẽ tạo ra yếu tố tâm lý khiến lạm phát quay trở lại. Chúng ta đều biết, tâm lý khi giá điện tăng thì lương tăng, mà lương chưa kịp tăng thì bát phở ngay đầu phố đã tăng rồi!”.
Đáng lẽ trước khi tăng giá điện, EVN phải có lộ trình thích hợp và “hỏi ý kiến người dân” như yêu cầu của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói với báo chí.
Tiếc thay, EVN đã không làm những điều này trước khi tăng giá điện.
Lê Chân Nhân
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đứa con của độc quyền có tên EVN lại một lần nữa tỏ rõ sức mạnh độc quyền khi bất ngờ tuyên bố điều chỉnh giá tăng thêm 5%. Với độc quyền, muốn là làm, làm là được, vì dân không còn biết đi mua điện đâu ngoài EVN.
Độc quyền, có tất cả mọi lợi thế cạnh tranh trên thị trường gần 90 triệu dân, tiền bạc bao cấp, chính sách đỡ nâng đủ kiểu, thế mà kêu lỗ triền miên, lỗ nặng nề, lỗ trầm trọng…
Kinh doanh điện với thế độc quyền lỗ chưa đủ, EVN đầu tư ngoài ngành. Hàng ngàn tỉ đồng được EVN ném vào ngân hàng, tài chính, chứng khoán, viễn thông và thất bại hoàn toàn. Người dân và doanh nghiệp gánh chịu toàn bộ những thua lỗ và kém cỏi của EVN.
Còn doanh nghiệp, cho dù đang trong cơn hấp hối vì giá xăng dầu tăng, vì khó khăn về nguồn vốn và đặc biệt là thị trường tiêu thụ kém, nhưng cũng phải hứng nguyên con số5% tăng giá điện. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: “Tăng giá điện 5% là quá lớn, doanh nghiệp có thể bị phá sản do chi phí đầu vào tăng trong khi không thể tăng giá bán”.
Trao đổi với báo giới tại phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ tháng 7/2013 diễn ra chiều 30/7 về lộ trình giá điện thời gian tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết việc nếu tăng ngay giá điện, thì giữa bối cảnh khó khăn, sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng khó khăn hơn.
Sẽ rồi có nhiều doanh nghiệp gục ngã trong đợt tăng giá điện này. Và trong hồ sơ phá sản của họ, ghi rõ ràng nguyên nhân là do bị EVN bức tử.
Những doanh nghiệp có sức cầm cự thì họ phải giảm chi để bù vào phần tăng giá điện. Vàcách giảm có thể nhất là giảm thu nhập của người lao động. Giảm lương hết sức vẫn chưa đủ thì giảm biên chế. Cho nên hậu quảđổ lên vai người lao động.
Một hậu quả khác, đó là sau đợt tăng giá xăng dầu và tiếp theo là tăng giá điện, giá cả hàng hóa sẽ tăng theo. Đó là quy luật của thị trường và cũng là quán tính của mọi ngành nghề kinh doanh, cho dù họ ít bị tác động nhất. Và khi giá tăng, người tiêu dùng lại gánh chịu.
Đành rằng hiện nay, việc tăng giá điện là điều khó tránh khỏi, như lời Bộ Trưởng Vũ Đức Đam: "Chúng ta không có sự lựa chọn!" nhưng cũng theo lời Bộ trưởng Vũ Đức Đam: "Nếu chúng ta điều hành không khéo thì ngay lập tức sẽ tạo ra yếu tố tâm lý khiến lạm phát quay trở lại. Chúng ta đều biết, tâm lý khi giá điện tăng thì lương tăng, mà lương chưa kịp tăng thì bát phở ngay đầu phố đã tăng rồi!”.
Đáng lẽ trước khi tăng giá điện, EVN phải có lộ trình thích hợp và “hỏi ý kiến người dân” như yêu cầu của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói với báo chí.
Tiếc thay, EVN đã không làm những điều này trước khi tăng giá điện.
Lê Chân Nhân
Hiệu chỉnh bởi quản lý: