suongtran19
Thành viên
- Tham gia
- 25/7/2017
- Bài viết
- 0
Làm cách nào để nhà vệ sinh công cộng luôn sáng đèn phục vụ người dân tốt hơn? Hai bạn sinh viên trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) là Nguyễn Công Tín (K18 EVT - Khoa Điện-Điện tử) và Nguyễn Thị Thanh (K21 UIU) đã trả lời câu hỏi trên bằng hệ thống phát điện mini và pin tạo điện từ nước tiểu nhà vệ sinh.
Với hệ thống máy phát điện mini và pin tạo điện từ nước tiểu, Tín và Thanh xuất sắc giành chức vô địch cuộc thi Go Green City 2017.
Tôn vinh những nhà sáng chế 'chân đất'
Nữ sinh trường huyện sáng chế phanh điện từ
Quá bất ngờ với đập ngăn mặn thông minh do học sinh miền Tây sáng chế
Ba tháng nghiên cứu
Hằng ngày Tín và Thanh đi qua các nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) ở thành phố Đà Nẵng, thấy người dân và du khách ra vào khá đông. Trong khi đó ban đêm, các nhà vệ sinh này thường tối om, chẳng ai dám vào. “Với một lượng nước tiểu tiềm năng như vậy, tại sao chúng ta không tận dụng để tạo điện sử dụng vào ban đêm?”, Tín nói về ý tưởng sáng tạo ra hệ thống phát điện đặc biệt của cả hai.
Những ngày sau đó, Tín và Thanh liên tục “chui” vào khắp các nhà vệ sinh ở ngoài đường cho tới từng hộ gia đình. Qua khảo sát, bình quân mỗi NVSCC sử dụng lượng nước từ 8 - 9 m3/tháng, mỗi hộ gia đình (có từ 4 người trở lên) bình quân hơn 12m3/tháng, có hộ là 15m3/tháng. Khi đã nắm được số lượng về “nguồn nguyên liệu nước và nước tiểu”, cả hai bắt tay vào quá trình chế tạo thiết bị ròng rã suốt ba tháng trời.
Chiếc máy phát điện được hình thành bằng cách đặt cánh quạt và mô tơ trong một ống nước, khi nước chảy qua cánh quạt sẽ quay và khi mô tơ quay sẽ tạo ra điện. Thiết kế nhỏ gọn này có thể lắp đặt ở hầu hết các loại ống nước, vòi nước, bồn rửa tay. Còn pin thì sử dụng nước tiểu là nguyên liệu chính để phát điện.
Pin này thực chất là một hộp chứa nước tiểu, nó có sẵn hai điện cực làm bằng hai kim loại khác nhau, trên hộp có thiết kế một ống dẫn nước tiểu vào và một ống dẫn nước tiểu ra để chống tràn. Pin này sẽ được gắn vào bồn tiểu đứng cho nam, nước tiểu sẽ được đưa vào qua ống dẫn và thoát ra qua ống còn lại.
“Nó tương tự như pin điện hóa, có thể sử dụng ngay và liên tục. Tùy thuộc vào lượng nước tiểu mà lượng điện tạo ra có thể nhiều ít khác nhau. Với những NVSCC được sử dụng thường xuyên thì nước tiểu được thay mới liên tục, do vậy không phải lo về việc hết pin”, Tín giải thích.
Toàn bộ điện tạo ra từ hai thiết bị này sẽ được lưu trữ và dùng chiếu sáng trong các nhà vệ sinh.
Giải pháp xanh cho thành phố
Sau khi hoàn thành, Tín và Thanh đưa hệ thống ra thử nghiệm và thành công ngoài sức tưởng tượng. Thiết bị phát ra điện, có thể cung cấp cho các nhà vệ sinh luôn sáng đèn về đêm. Máy phát điện mini và pin nước tiểu của hai bạn có thể lắp đặt ở các NVSCC ngoài đường phố, nhà vệ sinh ở sân bay, siêu thị, ga tàu... vì những nơi này nhu cầu sử dụng của người dân rất lớn và thường xuyên. Ngoài ra, các hộ gia đình đông người cũng có thể sử dụng.
Theo Tín, lợi ích đầu tiên của hệ thống này là có thể tận dụng được nước và nước tiểu tại các nhà vệ sinh để tạo điện cho việc thắp sáng vào ban đêm, cắt giảm hoàn toàn chi phí thắp điện theo cách thông thường.
“Tụi em cũng muốn đem lại một nguồn năng lượng xanh cho thành phố, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về năng lượng xanh, tái tạo. Từ hai thiết bị này mọi người có cái nhìn gần gũi hơn về năng lượng xanh vốn dĩ không phổ biến trong sinh hoạt của họ. Bây giờ chỉ đi vệ sinh thì mỗi người đã có thể tạo ra một nguồn năng lượng xanh rồi”, Tín chia sẻ.
Với hệ thống máy phát điện mini và pin nước tiểu, hai bạn sinh viên Tín và Thanh xuất sắc giành chức vô địch cuộc thi Go Green City 2017 - Giải pháp Xanh cho thành phố, ở vòng chung kết quốc gia mùa thứ 7 diễn ra vào ngày 16/6/2017 tại TPHCM. Tín và Thanh đang nghiên cứu thêm để nâng cao hiệu suất của sản phẩm, tận dụng triệt để các nguồn năng lượng từ nước thải nhà vệ sinh để tạo ra lượng điện nhiều nhất có thể. Cả hai thiết bị dự tính bán với giá thành rất rẻ, khoảng 350 nghìn đồng.
Với hệ thống máy phát điện mini và pin tạo điện từ nước tiểu, Tín và Thanh xuất sắc giành chức vô địch cuộc thi Go Green City 2017.
Tôn vinh những nhà sáng chế 'chân đất'
Nữ sinh trường huyện sáng chế phanh điện từ
Quá bất ngờ với đập ngăn mặn thông minh do học sinh miền Tây sáng chế
Ba tháng nghiên cứu
Hằng ngày Tín và Thanh đi qua các nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) ở thành phố Đà Nẵng, thấy người dân và du khách ra vào khá đông. Trong khi đó ban đêm, các nhà vệ sinh này thường tối om, chẳng ai dám vào. “Với một lượng nước tiểu tiềm năng như vậy, tại sao chúng ta không tận dụng để tạo điện sử dụng vào ban đêm?”, Tín nói về ý tưởng sáng tạo ra hệ thống phát điện đặc biệt của cả hai.
Những ngày sau đó, Tín và Thanh liên tục “chui” vào khắp các nhà vệ sinh ở ngoài đường cho tới từng hộ gia đình. Qua khảo sát, bình quân mỗi NVSCC sử dụng lượng nước từ 8 - 9 m3/tháng, mỗi hộ gia đình (có từ 4 người trở lên) bình quân hơn 12m3/tháng, có hộ là 15m3/tháng. Khi đã nắm được số lượng về “nguồn nguyên liệu nước và nước tiểu”, cả hai bắt tay vào quá trình chế tạo thiết bị ròng rã suốt ba tháng trời.
Chiếc máy phát điện được hình thành bằng cách đặt cánh quạt và mô tơ trong một ống nước, khi nước chảy qua cánh quạt sẽ quay và khi mô tơ quay sẽ tạo ra điện. Thiết kế nhỏ gọn này có thể lắp đặt ở hầu hết các loại ống nước, vòi nước, bồn rửa tay. Còn pin thì sử dụng nước tiểu là nguyên liệu chính để phát điện.
Pin này thực chất là một hộp chứa nước tiểu, nó có sẵn hai điện cực làm bằng hai kim loại khác nhau, trên hộp có thiết kế một ống dẫn nước tiểu vào và một ống dẫn nước tiểu ra để chống tràn. Pin này sẽ được gắn vào bồn tiểu đứng cho nam, nước tiểu sẽ được đưa vào qua ống dẫn và thoát ra qua ống còn lại.
“Nó tương tự như pin điện hóa, có thể sử dụng ngay và liên tục. Tùy thuộc vào lượng nước tiểu mà lượng điện tạo ra có thể nhiều ít khác nhau. Với những NVSCC được sử dụng thường xuyên thì nước tiểu được thay mới liên tục, do vậy không phải lo về việc hết pin”, Tín giải thích.
Toàn bộ điện tạo ra từ hai thiết bị này sẽ được lưu trữ và dùng chiếu sáng trong các nhà vệ sinh.
Giải pháp xanh cho thành phố
Sau khi hoàn thành, Tín và Thanh đưa hệ thống ra thử nghiệm và thành công ngoài sức tưởng tượng. Thiết bị phát ra điện, có thể cung cấp cho các nhà vệ sinh luôn sáng đèn về đêm. Máy phát điện mini và pin nước tiểu của hai bạn có thể lắp đặt ở các NVSCC ngoài đường phố, nhà vệ sinh ở sân bay, siêu thị, ga tàu... vì những nơi này nhu cầu sử dụng của người dân rất lớn và thường xuyên. Ngoài ra, các hộ gia đình đông người cũng có thể sử dụng.
Theo Tín, lợi ích đầu tiên của hệ thống này là có thể tận dụng được nước và nước tiểu tại các nhà vệ sinh để tạo điện cho việc thắp sáng vào ban đêm, cắt giảm hoàn toàn chi phí thắp điện theo cách thông thường.
“Tụi em cũng muốn đem lại một nguồn năng lượng xanh cho thành phố, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về năng lượng xanh, tái tạo. Từ hai thiết bị này mọi người có cái nhìn gần gũi hơn về năng lượng xanh vốn dĩ không phổ biến trong sinh hoạt của họ. Bây giờ chỉ đi vệ sinh thì mỗi người đã có thể tạo ra một nguồn năng lượng xanh rồi”, Tín chia sẻ.
Với hệ thống máy phát điện mini và pin nước tiểu, hai bạn sinh viên Tín và Thanh xuất sắc giành chức vô địch cuộc thi Go Green City 2017 - Giải pháp Xanh cho thành phố, ở vòng chung kết quốc gia mùa thứ 7 diễn ra vào ngày 16/6/2017 tại TPHCM. Tín và Thanh đang nghiên cứu thêm để nâng cao hiệu suất của sản phẩm, tận dụng triệt để các nguồn năng lượng từ nước thải nhà vệ sinh để tạo ra lượng điện nhiều nhất có thể. Cả hai thiết bị dự tính bán với giá thành rất rẻ, khoảng 350 nghìn đồng.