Sẵn sàng cho một công việc parttime

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Bạn vẫn luôn mong muốn có được một công việc part-time phù hợp. Nhưng liệu bạn đã chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng cho một công việc part-time?


untitled1.jpg


1. Tìm kiếm việc part-time như thế nào ?

  • Công cụ tìm kiếm online :
Mạng Internet vẫn luôn là một công cụ nhanh chóng để bạn tìm kiếm 1 công việc part-time. Bạn hãy thường xuyên ghé qua các trang web tìm việc như: www.svjob.net, www.vietnamworks.com, www.viechay.vn…. Những trang này đều có phân loại các công việc và có công cụ lọc khá hiệu quả theo từng nhu cầu của ứng viên. Với nhiều trang web, bạn có thể nộp đơn trực tuyến tới nhà tuyển dụng.

  • Luôn chú ý quan sát : Thường xuyên chú ý tới các bảng tin, biển quảng cáo, mục rao vặt trên báo…. Mỗi ngày bạn tiếp cận với muôn màu cuộc sống quanh mình, chỉ cần chú ý quan sát một chút là bạn đã có thể “nắm bắt” được cơ hội để có được một công việc part-time như ý rồi đấy.

  • Khai thác thông tin từ những người xung quanh :
Trên thực tế, rất nhiều công việc còn bỏ ngỏ mà không được đăng tuyển. Hãy nói với tất cả những người quen thân của bạn về việc bạn đang muốn có một chỗ làm và nhờ họ chỉ giúp nếu có thông tin. Đã có người tìm được việc làm nhờ được người bác sỹ trị bệnh mách cho, lại cũng có người xin được vào thực tập tại một công ty rất tốt vì đã đề cập tới vấn đề này trong một bữa tiệc sinh nhật…Thậm chí đôi khi bạn có thể hỏi chính sếp cũ của mình : Nếu trước đây bạn đã từng có một công việc tốt và không ngại phải quay lại làm việc ở công ty cũ trong vai trò một nhân viên part-time, bạn có thể liên hệ với một người quen của mình tại đó hoặc với ông chủ cũ để hỏi thăm những vị trí còn để ngỏ. Công việc sẽ không bao giờ là cánh cửa hẹp với những người luôn cố gắng nỗ lực hết mình trong cuộc sống.
2. Tích lũy kiến thức:
Nếu bạn thấy mình còn thiếu một số kỹ năng như sử dụng máy tính, Tiếng anh…. hãy đăng ký theo học một khóa học ngắn để bổ sung kiến thức cho mình. Trường hợp bạn đã ấp ủ sẵn một dự định làm việc cụ thể nào đó trong đầu, chẳng hạn là một trợ giảng, biên dịch viên, nhân viên tư vấn… hãy tìm hiểu và tự rèn luyện những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu và tạo niềm tin vững chắc cho bản thân về khả năng thực hiện công việc của mình.
Tất nhiên bạn nên nhớ rằng, việc tích lũy kiến thức là cả một quá trình, không phải một sớm một chiều, vì vậy bạn cần lên kế hoạch để rèn luyện và tích lũy những kiến thức và kỹ năng còn thiếu.

3. Chuẩn bị tâm lý :


  • Xác định thời gian bạn có thể dành cho công việc part-time : Trong tuần bạn có thể dành mấy buổi, có thể làm việc vào những giờ nào, ngày nào? Bạn cần xác định rõ để cân đối thời gian cho các việc khác, lựa chọn công việc phù hợp và chuẩn bị cho phần phỏng vấn nếu được hỏi về câu hỏi này.

  • Xác định rõ mục đích của bạn khi kiếm việc part-time : Sinh viên đi làm việc part-time với rất nhiều mục đích khác nhau: muốn kiếm thêm thu nhập, tích lũy thêm kinh nghiệm, tăng cường cọ xát, làm đẹp thêm cho CV…. Bất kể là mục đích gì thì bạn cũng cần xác định rõ để chuẩn bị tư tưởng đối mặt với những khó khăn sẽ gặp phải khi đi làm part-time.Hãy nhớ rằng, tìm kiếm được một công việc part-time phù hợp đã là một thành công, nhưng để duy trì công việc đó lại không dễ dàng chút nào.

  • Luôn sẵn sàng : Hãy luôn giữ số điện thoại cố định, check mail thường xuyên để tạo điều kiện dễ dàng nhất cho nhà tuyển dụng trong trường hợp họ muốn liên hệ với bạn. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị tinh thần để luôn sẵn sàng với những cuộc phỏng vấn nhanh để có thể nhận được công việc ngay lúc đó.
4. Chuẩn bị hồ sơ xin việc và phỏng vấn :

  • Hồ sơ xin việc của bạn cần được chuẩn bị kỹ lưỡng với đầy đủ những tài liệu cần thiết. Những thông tin cơ bản sau đây bạn cần phải chuẩn bị để hoàn thiện hồ sơ của mình:

  • Lịch sử học tập

  • Tên, địa chỉ của những người bạn đã làm cho họ trước đó (nếu có)

  • Ngày tháng bạn đã từng làm việc

  • Những người có thể chứng thực (thầy giáo, thậm chí hàng xóm cũng có thể chứng thực cho bạn)

  • Sơ yếu lý lịch trích ngang (nếu bạn đã chuẩn bị được).

  • Lập list danh sách nhà tuyển dụng :
Trường hợp bạn nộp đơn ứng tuyển ở nhiều công ty, bạn nên có một danh sách ghi lại những công ty bạn đã nộp đơn đăng tuyển. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, bạn nên ghi lại tên người đã nói chuyện với bạn vì có thể bạn rất dễ quên hay nhầm lẫn người nọ với người kia khi cùng một lúc đăng tuyển ở nhiều nơi. Cách này cũng sẽ giúp bạn luôn sẵn sàng khi nhận được điện thoại phản hồi từ nhà tuyển dụng sau này.

Đi làm part-time cũng không khác nhiều so với đi làm fulltime và cũng cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng như khi đi làm fulltime vậy.

Chúc bạn sẽ tìm được một công việc part-time như ý và làm việc thật tốt nhé !

(Skillbox)
 
×
Quay lại
Top Bottom