thanhcong8811
Thành viên
- Tham gia
- 11/10/2023
- Bài viết
- 2
Trong một quảng cáo, Samsung ẩn ý rằng tin nhắn màu xanh lá và xanh dương "muốn ở bên nhau".
Quảng cáo của Samsung lấy cảm hứng từ chuyện tình Romeo và Juliet, trong đó hai smartphone nhắn tin cho nhau. iPhone đóng vai là Juliet, than thở "cha mẹ" của cô (ám chỉ Apple) không cho phép áp dụng giao thức RCS.
"Màu xanh lá làm gì sai? Chúng ta đều là bong bóng tin nhắn", chiếc điện thoại Android trong vai Romeo than thở.
"Theo đúng nghĩa đen, mọi người đều muốn chúng ta bên nhau mà", iPhone trả lời.
Theo Macrumors, với tiêu đề "Bong bóng xanh dương và xanh lá muốn ở bên nhau" cùng hashtag "Help Apple #GetTheMessage", Samsung ngụ ý Apple nên cùng áp dụng tiêu chuẩn tin nhắn RCS. Trước đó, Google cũng dùng hashtag này để chỉ trích Apple.
RCS (Rich Communication Services) là giao thức nhắn tin giữa các nhà mạng di động dựa trên Internet. Đây được đánh giá là tiêu chuẩn công nghiệp hiện đại trong việc gửi tin nhắn và gọi điện giữa các nền tảng, cũng như truyền tải nội dung đa phương tiện như biểu tượng cảm xúc, video và ảnh.
Apple hiện sử dụng hai màu xanh để phân biệt tin nhắn trên iMessage. Tin xanh dương thể hiện người gửi và người nhận cùng sử dụng thiết bị chạy hệ điều hành iOS hoặc macOS. Trong khi đó, tin xanh lá là tin nhắn được gửi bằng giao thức SMS/MMS truyền thống, cho thấy người gửi không dùng iPhone hoặc iPhone đó không kết nối mạng. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên của Wi-Fi và 3G/4G, hầu hết iPhone đều kết nối mạng, nên nhiều người mặc định tin xanh lá là từ điện thoại Android.
Google nhiều lần chỉ trích cách hiển thị tin nhắn với hai màu của Apple, cũng như cho rằng hãng này sử dụng công nghệ SMS/MMS lỗi thời, có từ những năm 2000 không hỗ trợ mã hóa đầu cuối. Màu xanh lá trên tin nhắn Android gửi sang iOS cũng bị cho là khó đọc hơn so với tin nhắn xanh dương. Ngoài ra, màu sắc cũng gây ra tình trạng phân biệt đối xử trong đời thật.
Trước đó, tại sự kiện Code 2022 ở Beverly Hills (California) tháng 9 năm ngoái, CEO Tim Cook nhấn mạnh công ty không có ý định thay đổi việc phân biệt màu sắc trên iMessage và nếu người dùng Android không thích, họ nên mua iPhone.
Quảng cáo của Samsung lấy cảm hứng từ chuyện tình Romeo và Juliet, trong đó hai smartphone nhắn tin cho nhau. iPhone đóng vai là Juliet, than thở "cha mẹ" của cô (ám chỉ Apple) không cho phép áp dụng giao thức RCS.
"Màu xanh lá làm gì sai? Chúng ta đều là bong bóng tin nhắn", chiếc điện thoại Android trong vai Romeo than thở.
"Theo đúng nghĩa đen, mọi người đều muốn chúng ta bên nhau mà", iPhone trả lời.
Theo Macrumors, với tiêu đề "Bong bóng xanh dương và xanh lá muốn ở bên nhau" cùng hashtag "Help Apple #GetTheMessage", Samsung ngụ ý Apple nên cùng áp dụng tiêu chuẩn tin nhắn RCS. Trước đó, Google cũng dùng hashtag này để chỉ trích Apple.
RCS (Rich Communication Services) là giao thức nhắn tin giữa các nhà mạng di động dựa trên Internet. Đây được đánh giá là tiêu chuẩn công nghiệp hiện đại trong việc gửi tin nhắn và gọi điện giữa các nền tảng, cũng như truyền tải nội dung đa phương tiện như biểu tượng cảm xúc, video và ảnh.
Apple hiện sử dụng hai màu xanh để phân biệt tin nhắn trên iMessage. Tin xanh dương thể hiện người gửi và người nhận cùng sử dụng thiết bị chạy hệ điều hành iOS hoặc macOS. Trong khi đó, tin xanh lá là tin nhắn được gửi bằng giao thức SMS/MMS truyền thống, cho thấy người gửi không dùng iPhone hoặc iPhone đó không kết nối mạng. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên của Wi-Fi và 3G/4G, hầu hết iPhone đều kết nối mạng, nên nhiều người mặc định tin xanh lá là từ điện thoại Android.
Google nhiều lần chỉ trích cách hiển thị tin nhắn với hai màu của Apple, cũng như cho rằng hãng này sử dụng công nghệ SMS/MMS lỗi thời, có từ những năm 2000 không hỗ trợ mã hóa đầu cuối. Màu xanh lá trên tin nhắn Android gửi sang iOS cũng bị cho là khó đọc hơn so với tin nhắn xanh dương. Ngoài ra, màu sắc cũng gây ra tình trạng phân biệt đối xử trong đời thật.
Trước đó, tại sự kiện Code 2022 ở Beverly Hills (California) tháng 9 năm ngoái, CEO Tim Cook nhấn mạnh công ty không có ý định thay đổi việc phân biệt màu sắc trên iMessage và nếu người dùng Android không thích, họ nên mua iPhone.