- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa công bố Sách trắng Quốc phòng 2009 với các chi tiết về ngân sách và tổng quân số.
Quân đội Việt Nam có gần nửa triệu quân chính quy
Đây là lần thứ ba Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng, hai lần trước là vào các năm 1998 và 2004.
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, tuyên bố "Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ mà trọng tâm là xây dựng nền quốc phòng toàn dân".
Việc công bố Sách trắng với ba phần chính và 11 phụ lục được xem như nỗ lực "góp phần tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế".
BBCVietnamese.com xin giới thiệu với quý vị một số nét chính của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2009:
Ngân sách quốc phòng:
Ngân sách công bố cho năm 2008 là 27.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ), chiếm 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Để so sánh, ngân sách công bố của Trung Quốc năm nay là 480 tỷ Nhân dân tệ, hay trên 70 tỷ đôla. Ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ được cho là trên 610 tỷ đôla.
Thứ trưởng Vịnh cho hay tỷ lệ 1,8% GDP là "phù hợp", đã được giữ trong 5 năm qua và Việt Nam cũng không chủ trương tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên ông nói kinh tế càng phát triển, "thì càng có điều kiện" để hiện đại hóa quân đội.
Ông trung tướng cũng cho rằng "kinh tế toàn cầu khó khăn có ảnh hưởng nhưng không lớn đối với việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam".
Được biết đây là lần đầu tiên Việt Nam công bố ngân sách quốc phòng. Hồi 2004, khi Việt Nam công bố Sách trắng lần hai, giới quan sát đánh giá ngân sách quốc phòng nước này là khoảng 2,5% GDP, tương đương 1 tỷ đôla vào thời điểm đó.
Tổng quân số:
Quân đội Việt Nam có 450.000 lính chính quy gồm bộ đội chủ lực và địa phương, cộng thêm khoảng 5 triệu quân dự bị.
Sách trắng cho hay quân đội Việt Nam có trong tay 98 doanh nghiệp, hoạt đ̣ộng trong nhiều lĩnh vực từ hàng không, hàng hải tới viễn thông và đóg tàu.
Chính sách quốc phòng:
Việt Nam tuyên bố t ính chất cơ bản của quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ.
Sách trắng viết: "Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việt Nam".
"Việt Nam xây dựng chính sách quốc phòng nhằm mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang đủ mạnh để đảm bảo ổn định, hòa bình, phát triển kinh tế đất nước."
Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam phản đối chính sách quân sự sử dụng sức mạnh đe dọa các nước và chủ trương không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại các nước khác.
Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng chính thức với 65 nước trong đó có các cường quốc trên thế giới, đã thiết lập tùy viên quốc phòng tại 31 nước. 42 nước đã thiết lập tùy viên quốc phòng tại Việt Nam.
Việt Nam đang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình và khi đủ điều kiện, sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.
Việt Nam chủ trương hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như các nhu cầu của Việt Nam.
Để củng cố và hiện đại hóa quân đội, Việt Nam đang nghiên cứu để mua sắm vũ khí của nhiều nước, trong đó có Nga, và không chỉ của Nga.
Tranh chấp Biển Đông:
Việt Nam cho rằng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang gây ra cho quốc phòng Việt Nam những quan ngại và đặt ra những thách thức mới.
Ông Nguyễn Chí Vịnh nói bên cạnh đó, một thách thức khác là "những thế lực thù địch vẫn sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, kích động lực lượng bên trong chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam".
Đối với tranh chấp Biển Đông, Sách trắng khẳng định: "Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên đất liền, trên biển do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".
Theo BBC Vietnam
Quân đội Việt Nam có gần nửa triệu quân chính quy
Đây là lần thứ ba Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng, hai lần trước là vào các năm 1998 và 2004.
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, tuyên bố "Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ mà trọng tâm là xây dựng nền quốc phòng toàn dân".
Việc công bố Sách trắng với ba phần chính và 11 phụ lục được xem như nỗ lực "góp phần tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế".
BBCVietnamese.com xin giới thiệu với quý vị một số nét chính của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2009:
Ngân sách quốc phòng:
Ngân sách công bố cho năm 2008 là 27.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ), chiếm 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Để so sánh, ngân sách công bố của Trung Quốc năm nay là 480 tỷ Nhân dân tệ, hay trên 70 tỷ đôla. Ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ được cho là trên 610 tỷ đôla.
Thứ trưởng Vịnh cho hay tỷ lệ 1,8% GDP là "phù hợp", đã được giữ trong 5 năm qua và Việt Nam cũng không chủ trương tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên ông nói kinh tế càng phát triển, "thì càng có điều kiện" để hiện đại hóa quân đội.
Ông trung tướng cũng cho rằng "kinh tế toàn cầu khó khăn có ảnh hưởng nhưng không lớn đối với việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam".
Được biết đây là lần đầu tiên Việt Nam công bố ngân sách quốc phòng. Hồi 2004, khi Việt Nam công bố Sách trắng lần hai, giới quan sát đánh giá ngân sách quốc phòng nước này là khoảng 2,5% GDP, tương đương 1 tỷ đôla vào thời điểm đó.
Tổng quân số:
Quân đội Việt Nam có 450.000 lính chính quy gồm bộ đội chủ lực và địa phương, cộng thêm khoảng 5 triệu quân dự bị.
Sách trắng cho hay quân đội Việt Nam có trong tay 98 doanh nghiệp, hoạt đ̣ộng trong nhiều lĩnh vực từ hàng không, hàng hải tới viễn thông và đóg tàu.
Chính sách quốc phòng:
Việt Nam tuyên bố t ính chất cơ bản của quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ.
Sách trắng viết: "Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việt Nam".
"Việt Nam xây dựng chính sách quốc phòng nhằm mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang đủ mạnh để đảm bảo ổn định, hòa bình, phát triển kinh tế đất nước."
Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam phản đối chính sách quân sự sử dụng sức mạnh đe dọa các nước và chủ trương không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại các nước khác.
Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng chính thức với 65 nước trong đó có các cường quốc trên thế giới, đã thiết lập tùy viên quốc phòng tại 31 nước. 42 nước đã thiết lập tùy viên quốc phòng tại Việt Nam.
Việt Nam đang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình và khi đủ điều kiện, sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.
Việt Nam chủ trương hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như các nhu cầu của Việt Nam.
Để củng cố và hiện đại hóa quân đội, Việt Nam đang nghiên cứu để mua sắm vũ khí của nhiều nước, trong đó có Nga, và không chỉ của Nga.
Tranh chấp Biển Đông:
Việt Nam cho rằng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang gây ra cho quốc phòng Việt Nam những quan ngại và đặt ra những thách thức mới.
Ông Nguyễn Chí Vịnh nói bên cạnh đó, một thách thức khác là "những thế lực thù địch vẫn sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, kích động lực lượng bên trong chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam".
Đối với tranh chấp Biển Đông, Sách trắng khẳng định: "Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên đất liền, trên biển do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".
Theo BBC Vietnam