- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết Canh Dần, nhưng giờ mới là lúc không khí xuân bắt đầu chớm khoe trên đường phố Sài Gòn.
Hôm nay mới là ngày đầu tiên những chậu mai vàng xuất hiện trước cổng công viên Lê Thị Riêng để chờ khách mua.
Những người bán hàng giờ mới dám gỡ dây nhôm tạo dáng ra khỏi cành mai. Công đoạn này cần làm rất nhẹ nhàng và tỉ mỉ để giữ lộc và hoa cho cây.
Mỗi chậu mai vàng này có giá khoảng 250.000 đồng.
Mới chỉ có lác đác vài bông mai nở giữa cái nắng vẫn còn gắt của Sài Gòn ngày áp Tết.
Bên cạnh mai vàng, cúc vàng cũng được người Sài Gòn rất thích hơi trong dịp tết. Người ta thường mua 2 chậu lớn với giá 700.000 đồng để đặt 2 bên cửa nhà. "Giá hoa năm nay nhìn chung rẻ hơn năm ngoái", người bán hàng nói.
Các loại hoa Tết rực rỡ sắc màu bắt đầu được đưa về dọc đường Trường Sơn, Quận 10, điểm bán hoa tập trung được nhiều người biết đến ở TP.HCM.
Sắc vàng luôn được người miền Nam ưa chuộng mỗi dịp xuân về, khác với thói quen tìm mua những bông hoa sắc thắm của người Bắc.
Chưa có nhiều khách mua, nhưng cũng đã lác đác có những người tranh thủ sắm Tết sớm tại chợ hoa này.
Đây là khoảng thời gian mà khách hàng chủ yếu của các điểm bán hoa là những công ty, doanh nghiệp đang rộn ràng chuẩn bị trang trí Tết.
Những cây quất lại bị xếp vào một góc nhỏ và ít được chú ý đến. Hiện ở Sài Gòn, quất cũng mới chỉ được khởi động bán ở trên đường Nguyễn Kiệm.
Trên hè đường Trương Định, Quận 3, những người viết thư pháp cũng đã sẵn sàng để chờ người xin chữ.
Rất nhiều người coi việc xin chữ là điều cần làm trước Tết.
Ngồi giữa những người viết thư pháp trẻ, người ta thấy một "ông đồ" trung niên, tưởng lạ mà... rất quen.
Ông là Bùi Hiến, em ruột thi sỹ Bùi Giáng. Những ngày giáp tết này, ông rời bỏ phòng triển lãm riêng ở quận Tân Bình để đến đây viết chữ.
"Ông ấy đông khách nhất vào các buổi sáng, khách thường đều là các văn nghệ sỹ bạn bè của ông", anh phụ tá trẻ người Campuchia cho biết.
Giữa đất Sài Gòn, trong cái nắng gắt, nhìn cảnh "ông đồ" Bùi Hiến ngồi viết thư pháp, không ít người Bắc sống lâu năm ở đây chợt nhớ đến cảnh tiết xuân lành lạnh với ông lão ngồi cho chữ trên phố Bà Triệu, hay ở khu Văn Miếu.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: