Cuối năm sửa nhà đón tết, nhiều người đang đổ xô đi mua bếp từ để trang bị cho khu bếp thêm tiện nghi, hiện đại. Tuy nhiên, với sự hỗn loạn của thị trường bếp từ hiện nay, người mua hoang mang không biết nơi nào bán bếp từ uy tín, chính hãng.
Ảnh minh họa.
Khảo sát thị trường này cho thấy, để tìm một điểm mua bán chính hãng, được tư vấn và bảo hành không khó nhưng cũng rất dễ dính phải những cú lừa mua phải bếp rởm.
Tràn lan thương hiệu, mẫu mã
Sau hơn một tuần tìm hiểu để mua chiếc bếp từ, anh Phan Duy (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa tìm được cho mình một sản phẩm ưng ý.
Anh cho hay: "Thực sự khi mình mua bếp mới tá hỏa khi thấy bạt ngàn thông tin về sản phẩm và không thể phân biệt được đâu là hàng thật và hàng giả. Thị trường bếp từ hiện nay khá đa dạng, chính vì thế mà người mua như mình cảm thấy lo".
Qua khảo sát thị trường và ý kiến các chuyên gia điện máy có thể hình dung cơ bản về thị trường bếp từ cũng có sự phân cấp cả về chất lượng và giá cả.
Về các loại sản phẩm có thể phân ra bốn nhóm:
Nhóm 1: Nhóm sản phẩm bếp từ châu Âu, giá thường khoảng 20 triệu trở lên thuộc các hãng: bếp từ Bosch, Teka, Fagor, Hafele, ...
Nhóm 2: Sản phẩm phân khúc tầm trung, cũng được nhập khẩu châu Âu, phù hợp với túi tiền nhiều hộ gia đình hiện nay nên đây là dòng bán chạy nhất trên thị trường, giá từ hơn 10 triệu tới dưới 20 triệu, bao gồm:
bếp từ Cata, Chef's, Nardi, Napoli, Faster, Hafele...
Nên mua bếp từ khi có bảo hành chính hãng
Nhóm 3: Sản phẩm thương hiệu Châu Âu nhưng sản xuất ở nước thứ 3 (Trung Quốc, Malaysia), hoặc bếp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, giá từ 6 - 10 triệu.
Nhóm 4: Sản phẩm bếp đơn, giá 1 - 2 triệu, thường để ăn lẩu hoặc sinh viên, người độc thân sử dụng. Các thương hiệu bếp đơn thường của Việt Nam hoặc Trung Quốc, bao gồm: Kangaroo, Midea, BlueStone, Supor...
Về các địa điểm phân phối, trên thị trường hiện nay có ba nhóm chính kinh doanh mặt hàng này.
Nhóm 1 là các siêu thị điện máy lớn như Pico, Nguyễn Kim, HC.... Nhóm này bán hàng chính hãng, có người tư vấn nhưng bếp từ thường ít mẫu mã, không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là các loại bếp từ đơn có giá từ vài trăm tới vài triệu đồng. Các dòng bếp từ đôi, hiện đại cũng ít lựa chọn với mức giá lại khá cao.
Nhóm thứ 2 là các cửa hàng nhỏ, bán online tại các khu vực: Đê La Thành, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Trãi, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng. Nhóm này còn có các cửa hàng tủ bếp, không chuyên về bếp từ mà chỉ bán kèm theo tủ bếp.
Từ thực tế của mình, anh Duy cho hay: "Tôi đi tham khảo mua bếp ở 1 cửa hàng nhỏ trên phố Khâm Thiên đầu tiên vì thấy giá trên website rẻ hơn các điểm khác, nhưng đến nơi thì thấy hàng hóa lèo tèo. Việc tư vấn và lắp ráp cũng không chuyên nghiệp nên ít khách".
Nhóm 3 là nhóm được người tiêu dùng quan tâm hơn cả là các siêu thị bếp chuyên bán bếp từ, lò vi sóng, máy rửa chén... vì sản phẩm đa dạng mẫu mã, chủng loại từ trung đến cao cấp. Tất cả đều là hàng nhập khẩu chính hãng châu Âu hoặc thương hiệu châu Âu nhưng gia công ở nước thứ 3.
Hiểm họa khi mua hàng xách tay
Chị Lưu Thu Hương (quận Đống Đa, HN) đã mua một chiếc bếp từ trên mạng do giá thành rẻ hơn nhưng lại được xách tay từ Đức về.
Cẩn thận với hàng xách tay
Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, bếp liên tục bị lỗi, chị liên lạc nhiều lần với đơn vị bán hàng nhưng cũng không nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình. Bên cạnh đó, là hàng xách tay nên không có chế độ bảo hành chính hãng.
Chị Hương cho hay: "Rẻ hóa ra là đắt và điều đáng sợ nhất là các nguy cơ cháy nổ do bếp không được bảo hành tốt".
Trên diễn đàn, nhiều thành viên cũng phàn nàn về chất lượng của bếp từ, bếp hồng ngoại mà họ đã mua.
Một thành viên cho hay "Cái bếp từ của em vừa mới dùng được mấy bữa, hôm vừa rồi, đang cắm được 5 phút thì nổ... bụp. Khi tháo ra kiểm tra thì thấy cầu chì bị nổ". Liên lạc với cửa hàng bán bếp thì nhận được phản hồi là phải thay cầu chì với chi phí khoảng 1,5 triệu đồng.
Theo đại diện một siêu thị bếp, hàng xách tay hay hàng không chính hãng thường rẻ hơn khá nhiều so với hàng chính hãng vì không mất các loại thuế hải quan nhưng mang rủi ro rất lớn về chất lượng.
Sản phẩm thường không rõ nguồn gốc xuất xứ của linh kiện, dễ bị hỏng mặt kính, quạt gió, gây mất an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, dùng bếp từ không rõ nguồn gốc, hàng xách tay, thì không được bảo hành chính hãng - đây là yếu tố quyết định đến việc chọn mua bếp từ của người tiêu dùng. Vì trong thời gian sử dụng, nếu hỏng hóc thì không có ai đứng ra bảo hành, bảo trì sản phẩm. Mang ra hàng sửa thì dễ bị lừa thay linh kiện đắt tiền.
Chia sẻ kinh nghiệm khi mua bếp từ, một chuyên gia về thiết bị gia dụng khuyên người tiêu dùng nên đến các siêu thị bếp uy tín, lớn để mua hàng vì ở đó hàng được nhập khẩu chính hãng, có CO/CQ, và được bảo hành chính hãng 2 năm cộng thêm với thời gian bảo hành của siêu thị bếp.
Theo VietnamNet
Ảnh minh họa.
Khảo sát thị trường này cho thấy, để tìm một điểm mua bán chính hãng, được tư vấn và bảo hành không khó nhưng cũng rất dễ dính phải những cú lừa mua phải bếp rởm.
Tràn lan thương hiệu, mẫu mã
Sau hơn một tuần tìm hiểu để mua chiếc bếp từ, anh Phan Duy (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa tìm được cho mình một sản phẩm ưng ý.
Anh cho hay: "Thực sự khi mình mua bếp mới tá hỏa khi thấy bạt ngàn thông tin về sản phẩm và không thể phân biệt được đâu là hàng thật và hàng giả. Thị trường bếp từ hiện nay khá đa dạng, chính vì thế mà người mua như mình cảm thấy lo".
Qua khảo sát thị trường và ý kiến các chuyên gia điện máy có thể hình dung cơ bản về thị trường bếp từ cũng có sự phân cấp cả về chất lượng và giá cả.
Về các loại sản phẩm có thể phân ra bốn nhóm:
Nhóm 1: Nhóm sản phẩm bếp từ châu Âu, giá thường khoảng 20 triệu trở lên thuộc các hãng: bếp từ Bosch, Teka, Fagor, Hafele, ...
Nhóm 2: Sản phẩm phân khúc tầm trung, cũng được nhập khẩu châu Âu, phù hợp với túi tiền nhiều hộ gia đình hiện nay nên đây là dòng bán chạy nhất trên thị trường, giá từ hơn 10 triệu tới dưới 20 triệu, bao gồm:
bếp từ Cata, Chef's, Nardi, Napoli, Faster, Hafele...
Nên mua bếp từ khi có bảo hành chính hãng
Nhóm 3: Sản phẩm thương hiệu Châu Âu nhưng sản xuất ở nước thứ 3 (Trung Quốc, Malaysia), hoặc bếp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, giá từ 6 - 10 triệu.
Nhóm 4: Sản phẩm bếp đơn, giá 1 - 2 triệu, thường để ăn lẩu hoặc sinh viên, người độc thân sử dụng. Các thương hiệu bếp đơn thường của Việt Nam hoặc Trung Quốc, bao gồm: Kangaroo, Midea, BlueStone, Supor...
Về các địa điểm phân phối, trên thị trường hiện nay có ba nhóm chính kinh doanh mặt hàng này.
Nhóm 1 là các siêu thị điện máy lớn như Pico, Nguyễn Kim, HC.... Nhóm này bán hàng chính hãng, có người tư vấn nhưng bếp từ thường ít mẫu mã, không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là các loại bếp từ đơn có giá từ vài trăm tới vài triệu đồng. Các dòng bếp từ đôi, hiện đại cũng ít lựa chọn với mức giá lại khá cao.
Nhóm thứ 2 là các cửa hàng nhỏ, bán online tại các khu vực: Đê La Thành, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Trãi, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng. Nhóm này còn có các cửa hàng tủ bếp, không chuyên về bếp từ mà chỉ bán kèm theo tủ bếp.
Từ thực tế của mình, anh Duy cho hay: "Tôi đi tham khảo mua bếp ở 1 cửa hàng nhỏ trên phố Khâm Thiên đầu tiên vì thấy giá trên website rẻ hơn các điểm khác, nhưng đến nơi thì thấy hàng hóa lèo tèo. Việc tư vấn và lắp ráp cũng không chuyên nghiệp nên ít khách".
Nhóm 3 là nhóm được người tiêu dùng quan tâm hơn cả là các siêu thị bếp chuyên bán bếp từ, lò vi sóng, máy rửa chén... vì sản phẩm đa dạng mẫu mã, chủng loại từ trung đến cao cấp. Tất cả đều là hàng nhập khẩu chính hãng châu Âu hoặc thương hiệu châu Âu nhưng gia công ở nước thứ 3.
Hiểm họa khi mua hàng xách tay
Chị Lưu Thu Hương (quận Đống Đa, HN) đã mua một chiếc bếp từ trên mạng do giá thành rẻ hơn nhưng lại được xách tay từ Đức về.
Cẩn thận với hàng xách tay
Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, bếp liên tục bị lỗi, chị liên lạc nhiều lần với đơn vị bán hàng nhưng cũng không nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình. Bên cạnh đó, là hàng xách tay nên không có chế độ bảo hành chính hãng.
Chị Hương cho hay: "Rẻ hóa ra là đắt và điều đáng sợ nhất là các nguy cơ cháy nổ do bếp không được bảo hành tốt".
Trên diễn đàn, nhiều thành viên cũng phàn nàn về chất lượng của bếp từ, bếp hồng ngoại mà họ đã mua.
Một thành viên cho hay "Cái bếp từ của em vừa mới dùng được mấy bữa, hôm vừa rồi, đang cắm được 5 phút thì nổ... bụp. Khi tháo ra kiểm tra thì thấy cầu chì bị nổ". Liên lạc với cửa hàng bán bếp thì nhận được phản hồi là phải thay cầu chì với chi phí khoảng 1,5 triệu đồng.
Theo đại diện một siêu thị bếp, hàng xách tay hay hàng không chính hãng thường rẻ hơn khá nhiều so với hàng chính hãng vì không mất các loại thuế hải quan nhưng mang rủi ro rất lớn về chất lượng.
Sản phẩm thường không rõ nguồn gốc xuất xứ của linh kiện, dễ bị hỏng mặt kính, quạt gió, gây mất an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, dùng bếp từ không rõ nguồn gốc, hàng xách tay, thì không được bảo hành chính hãng - đây là yếu tố quyết định đến việc chọn mua bếp từ của người tiêu dùng. Vì trong thời gian sử dụng, nếu hỏng hóc thì không có ai đứng ra bảo hành, bảo trì sản phẩm. Mang ra hàng sửa thì dễ bị lừa thay linh kiện đắt tiền.
Chia sẻ kinh nghiệm khi mua bếp từ, một chuyên gia về thiết bị gia dụng khuyên người tiêu dùng nên đến các siêu thị bếp uy tín, lớn để mua hàng vì ở đó hàng được nhập khẩu chính hãng, có CO/CQ, và được bảo hành chính hãng 2 năm cộng thêm với thời gian bảo hành của siêu thị bếp.
Theo VietnamNet