- Tham gia
- 9/5/2011
- Bài viết
- 2.885
t.ình d.ục và quyền lực không phải là hai phạm trù xa lạ nhau. Lịch sử có đầy rẫy những câu chuyện về quyền uy bị hủy hoại bởi các vụ bê bối t.ình d.ục.
Tuy nhiên, nếu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn bị kết tội trong vụ án xâm hại t.ình d.ục một nữ hầu phòng ở thành phố New York (Mỹ), ông gần như chỉ đứng lẻ loi trong bảng xếp hạng của riêng mình.
Không có nhiều người bị cáo buộc với tội danh cưỡng bức bạo lực như Strauss-Kahn. Nhà lãnh đạo tài chính thế giới và ứng cử viên tổng thống Pháp bị khởi tố về tội xâm hại t.ình d.ục, mưu toan cưỡng bức và giam người trái phép sau lời tố giác của một nữ hầu phòng 32 tuổi.
“Chính trị, quyền lực và quấy rối t.ình d.ục tất nhiên có một lịch sử lâu đời”, bà Michele Swers, Phó giáo sư về môn chính quyền học ở Đại học Georgetown nói với Reuters. “Song tôi nghĩ mưu toan cưỡng bức thuộc về một thang bậc khác”.
Trong lịch sử không thiếu những trường hợp các nhà lãnh đạo đầy quyền lực dính líu đến các vụ ngoại tình hay quan hệ với gái điếm… Sự hớ hênh về t.ình d.ục đã làm suy yếu các chính phủ và chôn vùi nhiều sự nghiệp chính trị ở tân và cựu lục địa trong cả hôm nay và quá khứ.
Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất là vụ bê bối Profumo vào năm 1963, trong đó John Profumo, một bộ trưởng chiến tranh của Anh, đã buộc phải từ chức vì quan hệ với một gái điếm dính dáng đến tình báo Liên Xô.
Trường hợp của ông Strauss-Kahn lại làm dấy lên một vài câu hỏi vốn thường xuất hiện trong bất kỳ vụ bê bối nơi chính trị và t.ình d.ục giao nhau. Liệu quyền lực có làm những kẻ bị buộc tội cảm thấy mình bất khả xâm phạm, đứng trên luật pháp?
Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cựu Thống đốc bang New York Eliot Spitzer chỉ là một số ít những người đã phải đối mặt với sự nghi ngờ đó, mặc dù không ai trong số họ phải trả lời các tố cáo về tội cưỡng bức.
Ông James Walston, giáo sư về chính trị nước Ý tại trường Đại học Mỹ ở Rome, nói: “Quyền lực là một loại dục vọng và người có quyền năng trong một mặt thường cho rằng họ cũng có quyền năng trong mặt khác. Thế nên, người đứng đầu IMF có lẽ nghĩ rằng ông ta có thể thoát khỏi mọi rắc rối. Chắc chắn ông Berlusconi cũng nghĩ theo hướng đó”.
Berlusconi hiện đối mặt với bốn phiên tòa về tội tham nhũng, gian lận thuế và nổi bật nhất - mua dâm một gái điếm vị thành niên và sau đó sử dụng quyền lực của mình để bưng bít. Việc này xảy ra sau hàng năm trời đồn đãi về thói ăn chơi trác táng của nhà lãnh đạo 76 tuổi.
Strauss-Kahn không xa lạ với chuyện quan hệ ngoài luồng. Vào năm 2008, ông từng bị IMF điều tra về chuyện lạm quyền trong vụ ngoại tình với một chuyên gia kinh tế cấp dưới trong quỹ. Vụ dan díu được kết luận là bắt nguồn từ hai phía song ông phải công khai xin lỗi vì “sai lầm nghiêm trọng về phán đoán”.
Pháp, giống như nước Ý, thường dễ dãi với các mối quan hệ ngoài hôn nhân. Cựu Tổng thống Francois Mitterand từng nổi tiếng với việc có ba gia đình cùng lúc khi đương chức. Người tiền nhiệm của ông, Valéry Giscard d’Estaing, từng mượn chiếc Ferrari của người bạn Roger Vadim, đạo diễn và là chồng đầu của Brigitte Bardot, mỗi khi đi chơi đêm với nhân tình.
Tuy nhiên, lần này, người Pháp đã bị sốc. Các cáo buộc đến như “tin sét đánh”, theo mô tả của một lãnh đạo đảng Xã hội Pháp.
Có khá ít chính trị gia phải ngồi tù vì tội danh cưỡng bức. Cựu Tổng thống Israel Moshe Katsav từng bị tuyên án 7 năm tù vào tháng 3 vừa qua vì tội hiếp dâm khi còn là một bộ trưởng ở thập niên 1990.
Ông Frank Farley, một nhà tâm lý học của Đại học Temple ở bang Philadelphia, Mỹ, cho biết một trong những đặc tính tâm lý kiểu mẫu của các chính trị gia hàng đầu là sự hăm hở thực hiện những chuyện mạo hiểm. Theo Farley, với trường hợp của ông Strauss-Kahn, nếu đúng, là “mạo hiểm đến mức khác thường”.
“Chấp nhận mạo hiểm là một trong những thành tố quan trọng cho thành công lớn hay cho các chính trị gia và nhân vật nổi bật của công chúng. Strauss-Kahn phù hợp với tiêu chí này”, Farley nói.
Bill Clinton cũng phù hợp. Ông có xuất thân tầm thường, từng kinh qua nhiều khó khăn trong con đường đến với chức tổng thống, chỉ để mạo hiểm tất cả khi dan díu với thực tập sinh Monica Lewinsky trong Nhà Trắng.
Sự bợ đỡ được dành cho những người nhiều tham vọng cũng góp phần trong việc khiến họ tha hóa. Phó giáo sư Swers nói: “Bạn luôn có những người ủng hộ trung thành vây quanh và họ không muốn thấy bất kỳ điều gì xấu xảy ra với bạn trong nhiệm kỳ. Vì thế, luôn có những người vui lòng bưng bít nó”.
John Edwards, một ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ trong năm 2004 và 2008, đã phí phạm sự nghiệp hứa hẹn của mình bằng mối quan hệ với một phụ nữ trong chiến dịch tranh cử, trong lúc người vợ đang chiến đấu chống lại bệnh ung thư. Bà Elizabeth Edwards sau đó đã qua đời.
Edwards đổ lỗi cho sự thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp chính trị và những sự xu nịnh đi kèm với nó. “Tất cả những thứ đó nuôi dưỡng tính ích kỷ, tự cao tự đại và tính tự yêu bản thân, chúng khiến bạn tin rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Bạn là bất khả xâm phạm và sẽ không có hậu quả”, Edwards nói với hãng ABC News vào năm 2008.
"Tính cách mạnh mẽ, sự bạo dạn và gần như bất chấp hậu quả có thể tạo nên các nhà lãnh đạo quyền uy và vĩ đại, song rắc rối thường đến khi họ không nhận thức được họ là con người", ông Robert Weiss, người sáng lập và là giám đốc của một viện chuyên về cai nghiện t.ình d.ục, nói.
“Nếu họ chỉ hoạt động bằng trí óc mà không chú tâm đến cảm xúc trong bất kỳ mức độ nào, họ sẽ gặp rắc rối to”, Weiss nói.
ST