Quy trình quản lý sản xuất dành cho các nhà quản trị

Tham gia
30/9/2021
Bài viết
0
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vị trí quản lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến danh tiếng, doanh thu, lợi nhuận của công ty. Thông thường, nhà quản lý sản xuất phải tiếp nhận khối lượng công việc nhiều và trách nhiệm cao, những người mới tham nhiệm vị trí này sẽ cảm thấy khó khăn về quy trình quản lý sản xuất. Trong bài viết hôm nay, Cloudify sẽ cùng doanh nghiệp tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Quy trình quản lý sản xuất giúp công việc được bài bản hơn
Quy trình quản lý sản xuất giúp công việc được bài bản hơn

Mục tiêu của quy trình quản lý sản xuất​

Mọi công việc trước khi thực hiện đều phải đặt ra một điểm đích để dễ dàng định hướng. Đối với quản lý sản xuất, việc xây dựng mục tiêu cực kỳ quan trọng bởi nó là điểm cần đến mà người quản lý phải dẫn dắt cả bộ máy sản xuất trong tay mình. Mỗi lĩnh vực sản xuất sẽ có các mục tiêu khác nhau, tuy nhiên sẽ đều chung các mục tiêu:

  • Quản lý dây chuyền sản xuất từ khâu nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào đến khi thành sản phẩm đầu ra.
  • Đảm bảo được quy trình sản xuất không bị gián đoạn
  • Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Đảm bảo định mức trong kho, quản lý được xuất, nhập.
  • Quản trị tiến độ cho kịp với đơn hàng, đáp ứng được yêu cầu về số lượng, mẫu mã, đặc tính,…
  • Tính toán được giá thành, hạn chế được chi phí. Tận dụng các nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
  • Kết hợp với các phòng ban nhằm mục đích phát triển sản phẩm, kích thích mua hàng,…
  • Tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty.

Quy trình quản lý sản xuất dành cho người bắt đầu​

Là một nhà quản lý, việc nắm bắt được quy trình để hướng bộ máy sản xuất của mình đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn mà cả kỹ năng dự báo, quan sát,….Thông thường, một quy trình sản xuất sẽ có các công đoạn:

1. Nghiên cứu, xác định thị trường, đánh giá khả năng công ty​

Trước khi tham gia sản xuất, doanh nghiệp cần biết mình nên tập trung vào ngành gì, mức độ cạnh tranh ra sao, tiềm lực công ty có đủ để cạnh tranh hay không, nhu cầu trong ngành cao hay thấp,….Công đoạn này chính là bước định hướng và ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài hoạt động nên đòi hỏi người quản lý phải xác định thật kỹ càng.

2. Lập kế hoạch nhập, xuất nguyên, vật liệu​

Ở công đoạn này, người quản lý cần tính toán cẩn thận định mức tồn kho tối thiểu, tối đa để đảm bảo sản xuất được liên tục nhưng cũng không được bỏ phí nguyên vật liệu.

3. Quản lý từng công đoạn​

Việc giám sát, nắm bắt được các công đoạn sản xuất giúp người quản lý có cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo. Đồng thời cũng là đảm bảo tính nghiêm túc, đúng quy trình trong hoạt động sản xuất.

4. Kiểm soát chất lượng sản phẩm​

Nắm trong tay quy trình quản lý, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn
Nắm trong tay quy trình quản lý, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn
Sản phẩm là thứ quyết định tất cả công đoạn sản xuất, là thứ sẽ được vận chuyển đến tay khách hàng, quyết định danh tiếng và giá trị của công ty. Do vậy, bước quản lý chất lượng sản phẩm rất quan trọng, đòi hỏi kiểm tra, báo cáo đầy đủ, cẩn thận.

5. Định giá sản phẩm​

Giá của sản phẩm ngoài dựa trên các chi phí, hao mòn còn phải dựa trên mức giá của đối thủ. Chính vì vậy, người quản lý cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi tung ra thị trường hoặc trước khi ký hợp đồng.

6. Quản lý sau sản xuất​

Sau khi hoàn thành đơn hàng, hợp đồng, người quản lý vẫn sẽ phải tiếp nhận các phản hồi, báo lỗi của khách hàng. Việc bảo hành đúng quy định, đưa ra các phản hồi khách quan cũng là yếu tố quyết định nâng tầm giá trị của doanh nghiệp.

Đối với người mới, việc nắm bắt được toàn bộ quy trình quản lý sản xuất trong thực tế vẫn còn rất nhiều trở ngại và khó khăn do thiếu thốn kinh nghiệm hay vốn. Do đó, nếu có trong tay một công cụ quản lý thì công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Phần mềm quản lý sản xuất Cloudify, không chỉ giúp người dùng nắm được quy trình quản lý sản xuất mà còn tích hợp rất nhiều chức năng đa dụng khác như quản lý nguyên, vật liệu, bán hàng, nhân sự, kho hàng, tính được giá thành, chi phí, chênh lệch…. Sử dụng công nghệ điện toán đám mây và không cần cài đặt, cập nhật và lưu trữ dữ liệu nhanh chóng, an toàn, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết, doanh nghiệp có thể liên hệ qua Cloudify.vn

Đọc tiếp: Quy trình quản lý sản xuất dành cho các nhà quản trị
 
×
Quay lại
Top