Quy tắc nhấn âm!

onelove

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/5/2011
Bài viết
702
Mình có đọc qua mấy đề thi đại học gần đây và nhận thấy việc phát âm chuẩn để đưa ra những đáp án đúng đang là trở ngại của phần lớn học sinh! 1 đề có ít nhất từ 4 đến 5 câu nhấn âm điều đó có nghĩa số điểm ta nhượng cho bên mê tín là quá lớn! Vì vậy mình cũng cố đi các wep sưu tầm được vài quy tắc cơ bản! Bạn nào còn biết đến 1 vài quy tắc khác thì cũng bổ sung nhé, một vài trường hợp ngoại lệ chẳng hạn!
QUY TẮC TRỌNG ÂM TỪ TRONG TIẾNG ANH

1. TỪ MỘT ÂM TIẾT(ONE-SYLLABLE WORDS)
Những từ có một âm tiết đều có trọng âm trừ những từ ngữ pháp (grammatical words) như: in, on, at, to, but, so…
Ví dụ: ’speech, ‘day, ’school, ‘learn, ‘love…
2. TỪ HAI ÂM TIẾT(TWO-SYLLABLE WORDS)
– Những từ có hai âm tiết: hầu hết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: ‘happy, ‘pretty, ‘beauty, ‘mostly, ‘basic…
– Những từ có hai âm tiết nhưng âm tiết thứ nhất là một tiền tố (prefix) thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: be’hind, pro’long, un’wise, pre’pare, re’do…
– Những động từ (v) có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: de’sign, ex’cuse, pa’rade, sup’port, com’plete…
3. TỪ BA ÂM TIẾT TRỞ LÊN (THREE-OR-MORE SYLLABLE WORDS)
– Những từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ phải sang trái.
Ví dụ: e’conomy, ‘industry, in’telligent, ’specialise, ge’ography…
– Nhưng nếu là từ vay mượn của tiếng Pháp (thông thường tận cùng là -ee hoặc -eer) thì trọng âm lại rơi vào âm tiết cuối cùng ấy.
Ví dụ: engi’neer, volun’teer, employ’ee, absen’tee…
4. TỪ TẬN CÙNG BẰNG – ION, – IC(S)
Những từ tận cùng bằng -ion, -ic(s) không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết trước nó.
Ví dụ: re’vision, tele’vision, pro’fession, pro’motion, so’lution, me’chanics, eco’nomics, e’lastic, ‘logic…
5. TỪ TẬN CÙNG BẰNG – CY, -TY, -PHY, -GY, -AL

Những từ tận cùng bằng -cy, -ty, -phy, -gy, -al không kể có bao nhiêu âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ phải sang trái.
Ví dụ: de’cocracy, relia’bility, bi’ology, pho’tography, se’curity, po’litical, ‘critical, eco’nomical…
6. SỰ THAY ĐỔI TRỌNG ÂM KHI THAY ĐỔI TỪ LOẠI (STRESS SHIFT)
– Một từ khi thay đổi từ loại, vị trí trọng âm sẽ thay đổi.
Ví dụ:
Danh từ (n) -> động từ (v) ‘record (n) re’cord (v)
‘comment (n) com’ment (v)
‘present (n) pre’sent (v)
Tính từ (adj) -> động từ (v) ‘perfect (adj) pre’fect(v)
Ngoại lệ: thay đổi nghĩa.
Ví dụ:
‘invalid (người tàn tật), in’valid (không còn giá trị nữa).
7. TỪ DÀI TRÊN 4 ÂM TIẾT (WORDS OF MORE THAN 4 SYLLABLES)

Những từ dài thường có 2 trọng âm: trọng âm chính (primery stress) và trọng âm phụ (secondary stress).
Ví dụ: in,dustriali’sation
,inter’national
,comple’mentary
8. TỪ GHÉP (NHỮNG TỪ DO HAI THÀNH PHẦN GHÉP LẠI) (COMPOUNDS)
– Nếu từ ghép là một danh từ (n) thì trọng âm rơi vào thành phần thứ nhất.
Ví dụ: ‘penholder, ‘blackbird, ‘greenhouse, ‘boyfriend, ‘answerphone…
– Nếu từ ghép là một tính từ (adj) thì trọng âm rơi vào thành phần thứ hai.
Ví dụ: bad-’tempered, old-’fashioned, one-’eyed, home’sick, well-’done…
– Nếu từ ghép là một động từ (v) thì trọng âm rơi vào thành phần thứ hai.
ví dụ: under’stand, over’look, fore’cast, mal’treat, put’across…
 
clap clap!! ^^ bài viết hay lắm bạn , nhưng mình ngốc tiếng anh nên mấy cái thuật ngữ như tiền tố chưa được hiểu lắm :KSV@03:
 
hồi học cấp 3 cô có nói: đối với từ có 2 âm tiết, nếu là danh từ thường nhấn âm 1, nếu là động từ thường nhấn âm 2

hic, lo học khối A bỏ bê khối D giờ mới thấy khổ
 
Cô e cũg nói phần lớn danh từ và tính từ 2 âm tiết thườg nhấn âm 1, độg từ 2 âm tiết nhấn âm 2. Đuôi ion, ic thì nhấn sát âm trước nó.
 
×
Quay lại
Top Bottom