Quy Định Nhập Ngũ Của Các Nước Trên Thế Giới

trungst16

Thành viên
Tham gia
4/2/2012
Bài viết
33
Trong một bài phỏng vấn gần đây, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu 4, đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10 cho rằng nghĩa vụ quân sự là “nhiệm vụ thiêng liêng, nhất là trong tình hình đất nước còn đang có những vấn đề nóng bỏng”, bởi vậy “không thể có tiền bạc nào thay thế nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”.

Việt Nam hiện là một trong số 64 quốc gia trên thế giới thực hiện * nghĩa vụ quân sự bắt buộc, trong đó quy định các công dân khi đến độ tuổi quy định và đáp ứng các điều kiện khác sẽ phải nhập ngũ để phục vụ quân đội, phục vụ đất nước, ngoại trừ một số trường hợp nhất định được hoãn gọi nhập ngũ.



Nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên

Nghĩa vụ quân sự là * nhập ngũ bắt buộc, thường áp dụng đối với nam công dân của một số quốc gia để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. * nghĩa vụ quân sự đã hình thành từ thời cổ đại và cho đến ngày nay vẫn tiếp tục tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

* nghĩa vụ quân sự kiểu quy mô toàn quốc giống như ngày nay bắt nguồn từ cuộc cách mạng Pháp hồi thập niên 1790, và nó trở thành nền tảng để xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu quy mô lớn. Mô hình này sau đó đã được hầu hết các quốc gia châu Âu sao chép và buộc các nam công dân khi đến tuổi phải phục vụ trong quân đội từ 1-8 năm, sau đó được chuyển sang lực lượng dự bị.

Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 21, ngày càng nhiều nước trên thế giới đã bãi bỏ * nghĩa vụ quân sự, thay vào đó là lực lượng quân sự chuyên nghiệp gồm những người lính tự nguyện nhập ngũ để đáp ứng yêu cầu của quân đội.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), hiện trên thế giới có 88 quốc gia không áp dụng * nghĩa vụ quân sự bắt buộc, có nghĩa là thanh niên của những nước này sẽ không bị gọi đi nhập ngũ khi đến tuổi, và quân đội chỉ tuyển những người tự nguyện đăng lính.

Mỹ, những người tự nguyện nhập ngũ và làm việc trong quân đội theo * hợp đồng sẽ phục vụ ít nhất 8 năm, với mức lương tối thiểu là 1.800 USD/năm (số liệu năm 2001), ngoài ra còn có một số loại phụ cấp khác có thể lên tới hàng ngàn USD/năm.



Áp phích kêu gọi tòng quân của quân đội Mỹ

Mức lương này sẽ tăng dần theo thời gian phục vụ quân ngũ, cấp bậc và chức vụ. Mức lương của 1 đại đội trưởng với ít nhất 6 năm trong quân đội là 34.000 USD/năm, ngoài ra, quân nhân Mỹ không phải chịu bất cứ chi phi ăn uống, nhà cửa, quần áo nào.

Một số quốc gia khác áp dụng * nhập ngũ tự nguyện cũng chi trả cho những quân nhân phục vụ trong quân ngũ khá cao. Mức lương tối thiểu của một quân nhân Anh là 15.000 bảng/năm (khoảng 530 triệu), còn lương của một đại úy có thể lên tới 40.000 bảng/năm.

Một quốc gia châu Âu là Thụy Sĩ yêu cầu tất cả đàn ông từ 19 đến 26 tuổi đều phải đăng ký nhập ngũ và phục vụ trong quân đội ít nhất 260 ngày, trong đó có 18 tuần huấn luyện và 7 lần gọi tái nhập ngũ, mỗi lần kéo dài 3 tuần trong suốt 10 năm tiếp theo. Tuy nhiên, họ có thể chọn phục vụ cộng đồng 390 ngày thay vì thi hành nghĩa vụ quân sự.



Một binh sĩ trong quân đội Thụy Sĩ

Một số quốc gia châu Á gần Việt Nam cũng áp dụng các * nhập ngũ khác nhau. Ở Singapore, nam công dân từ 18 tuổi trở lên bắt buộc phải đăng ký nhập ngũ, và thời hạn phục vụ khác nhau tùy vào trình độ văn hóa. Chỉ những người không đủ sức khỏe hoặc chưa tốt nghiệp phổ thông mới được miễn hoặc tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Những người muốn đi du học mà chưa được gọi nhập ngũ thì có thể xin phép hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự cho đến khi học xong, và phải đóng tiền bảo đảm quân dịch với các mức ít nhất 60.000 USD và cao nhất là 240.000 USD. Sau khi học xong và về nước nhập ngũ, họ sẽ được hoàn lại số tiền đảm bảo này, nếu không họ sẽ vừa mất số tiền đã đóng, vừa phải nộp phạt và bị xử tù.

Thái Lan, tất cả nam công dân từ 21 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, ngoài ra quân đội Thái Lan cũng chấp nhận những người tình nguyện đăng ký nhập ngũ. Thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự tùy theo nhóm đối tượng tình nguyện hay nhập ngũ theo lệnh. Những người tình nguyện chỉ phải phục vụ từ 6 đến 18 tháng tùy thuộc vào trình độ giáo dục còn những ai nhập ngũ theo lệnh thì phải phục vụ 2 năm.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có luật nghĩa vụ quân sự nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Gần như tất cả các nam công dân tuổi từ 18-35 của nước này đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khoảng thời gian 21 tháng.



Tân binh Hàn Quốc tham gia huấn luyện tại thao trường

Không một nam công dân nào của Hàn Quốc được miễn nghĩa vụ quân sự, dù là người có địa vị cao hay nhân vật của công chúng như diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. Những ai đủ tiêu chuẩn mà từ chối thi hành nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị bỏ tù.

Hiến pháp Hàn Quốc quy định rõ, việc tôn trọng lệnh nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc đối với toàn bộ các công dân nam có đủ sức khỏe. Những trường hợp được miễn giảm chủ yếu có vấn đề về sức khỏe, tàn tật, tâm thần, mắc bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lao động.

Người dân Hàn Quốc cực kỳ ghét những người trốn tránh nghĩa vụ quân sự nên việc trốn nghĩa vụ quân sự ít khi xảy ra ở Hàn Quốc. Tuy nhiên cũng có trường hợp diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc trốn nghĩa vụ quân sự, và họ phải chịu sự chỉ trích rất lớn của dư luận. Có những người còn cố tình ăn quá béo hoặc xăm hình để không phải nhập ngũ

Quốc gia áp dụng * nghĩa vụ quân sự có thời hạn phục vụ lâu nhất là Triều Tiên, nơi tất cả đàn ông và một số phụ nữ phải nhập ngũ với thời gian phục vụ trong quân ngũ từ 3-5 năm, và thời hạn này có thể được kéo dài tới 10 năm tùy theo tình hình.

Triều Tiên coi việc nhập ngũ là nghĩa vụ cao cả của mỗi công dân để xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu bảo vệ đất nước. Quân đội Triều Tiên còn được coi là một lực lượng lao động chủ yếu của đất nước, và các công trình xây dựng lớn ở Triều Tiên thường do các binh sĩ thực hiện.



Các binh sĩ Triều Tiên có thể phục vụ trong quân đội tới 10 năm

Đối tượng thanh niên duy nhất được miễn nghĩa vụ quân sự ở Triều Tiên là những người đỗ đại học. Tuy nhiên ở Triều Tiên cũng có trường hợp dùng tiền “chạy chọt” hoặc sử dụng giấy chứng nhận sức khỏe giả của bệnh viện để không phải đi nghĩa vụ quân sự.

Trong khi đó, Philippines lại thực hiện * tự nguyện nhập ngũ với những thanh niên từ độ tuổi 17-23. Những người này ký hợp đồng phục vụ với quân đội và được trả mức lương trung bình là 438 USD/tháng, trong khi lương trung bình của sĩ quan cao gấp đôi.

Nhật Bản cũng thực hiện * tình nguyện nhập ngũ kể từ khi lực lượng phòng vệ Nhật Bản được thành lập vào thập niên 1950.

Còn ở Trung Quốc, * nghĩa vụ quân sự bắt buộc chỉ được áp dụng trên lý thuyết do dân số quá đông và quá nhiều ứng viên đủ tiêu chuẩn để nhập ngũ nên quân đội Trung Quốc luôn dư thừa tình nguyện viên.



Trung Quốc luôn dư thừa các đối tượng tình nguyện nhập ngũ vào quân đội

Lương bình quân của một quân nhân trong lực lượng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc là 800 USD/tháng (2010). Tuy nhiên hiện nay các nhà hoạch định chiến lược của Trung Quốc đang phải đau đầu tìm cách đối phó với tình trạng các quân nhân thuộc thế hệ “con một” của nước này đang ngày trở nên “khó bảo” và kém chịu đựng gian khổ hơn do được gia đình quá cưng chiều.

Trí Dũng - Trung Nguyễn (Tổng hợp)
 
×
Quay lại
Top Bottom