- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Thực trạng Quấy rối t.ình d.ục ( QRTD) dường như đã trở thành vấn đề quá phổ biến trong xã hội ngày nay, chúng ta nghe nhiều đến QRTD nơi công sở, trên tàu xe… Tuy nhiên, có một loại QRTD mà ở một nơi chúng ta không thể ngờ được , đó chính là nơi trường học.
Ảnh minh họa
Môi trường học đường là một môi trường thuần khiết về đạo đức, là cái nôi giáo dục nhân cách của học sinh, mà nói rộng ra là giáo dục nhân cách cho con người. Đáng lẽ môi trường ấy phải được xây dựng chuẩn mực về đạo đức và cách sống. Tuy nhiên, hiện nay có những con “sâu” làm hỏng cả một hình ảnh, một lối sống đẹp đẽ nhất và đôi khi có tác hại thật ghê gớm.
Bạn gái Lê Hải Yến, 20 tuổi, hiện là sinh viên của một trường Trung cấp trên địa bàn TP. Biên Hoà. Bạn và một nhóm bạn cùng phòng đến Trung tâm tham vấn tâm lý với tâm trạng bức xúc, mất hết niềm tin vào cuộc sống… Riêng Hải Yến, bạn rất hoang mang xấu hổ, và có ý định tự tử.
Theo lời kể của bạn thì cách đây 2 tháng, bạn bị cấm thi một môn do bỏ học quá đơn vị học phần. Bạn rất lo lắng và tìm gặp riêng thầy giáo dạy môn đó để xin học tiếp và được thi. Tuy nhiên, bạn được thầy giáo gợi ý là nếu đi chơi với thầy và ngủ qua đêm với thầy thì thầy sẽ cho thi và điểm số sẽ cao, mặc dù tuổi của thầy bằng tuổi cha mẹ bạn. Bạn đã cương quyết từ chối và phản ứng rất gay gắt, nhưng thời gian gần đây, duờng như ngày nào thầy cũng đưa ra tối hậu thư và đòi bạn phải trả lời dứt khoát nếu không hậu quả bạn sẽ phải gánh chịu.
Tâm trạng của Hải Yến rất hoang mang và lo lắng, là một học sinh phổ thông từ nông thôn mới chân ướt chân ráo lên thành phố học tập, Yến rất háo hức và tin vào tương lai, tin vào con người, đặc biệt là những người định hướng nhân cách cho em. Nhưng những gì bạn trải qua thật khủng khiếp mà nó sẽ để lại một vết thương sâu sắc trong lòng em.
Còn chị Phạm Thị Kim Huyền lại gọi điện thoại đến Trung tâm nhờ các chuyên gia tâm lý tư vấn với một tâm trạng hết sức tuyệt vọng và mệt mỏi. Học xong ĐH Sư phạm cách đây một năm , Huyền xin được việc làm tại một trường cấp 3 bán công tại Bình Dương. Xa gia đình, Huyền phải ở trọ với bao thiếu thốn về vật chất và tình cảm. Tuy nhiên chị vẫn rất cố gắng trong chuyên môn và các hoạt động đoàn thể, luôn được bàn bè đồng nghiệp đánh giá cao.
Tuy nhiên gần đây thầy tổ trưởng bộ môn của Huyền luôn lấy cớ để đến phòng trọ của chị và thường xuyên có những cái đụng chạm, cái nhìn như xoáy vào cơ thể của chị. Hàng đêm, thầy thường xuyên điện thoại cho Huyền với những lời lẽ rất thô tục, và thường xuyên mời Huyền đi chơi thậm chí là đi nghỉ cuối tuần cùng thầy…
Tất cả những đề nghị khiếm nhã đó đều bị Huyền từ chối và phản ứng rất gay gắt. Chính vì vậy, thầy tổ trưởng bộ môn luôn tìm mọi cách để trả thù chị, lịch dạy thì xếp lung tung, nhận xét đánh giá cuối kỳ thì luôn với những ý kiến không tốt như không có năng lực, không nhiệt tình công tác, quan hệ quần chúng kém…
Tệ hại hơn, do thầy thường xuyên điện thoại và nhắn tin về đêm và mọi lúc cho Huyền vì vậy người yêu của bạn tỏ ra nghi ngờ, lúc đầu còn có thể chấp nhận được, nhưng càng về sau sự nghi ngờ càng tăng lên và hậu quả là hai người chia tay nhau. Hiện tại Huyền rất hoang mang và không biết phương hướng như thế nào, dần dần bạn rơi vào trạng thái stress nặng nề thậm chí có dấu hiệu của suy nhược thần kinh.
Em Lê Kim Chung, một nữ sinh duyên dáng, học giỏi của một trường cấp 3 ở Bà Rịa – Vũng Tàu thì lại rơi vào một trường hợp khác. Là một cô gái thuỳ mị, nhẹ nhàng và nổi trội trong lớp về thành tích học tập. Chung lại được cha mẹ là những công nhân viên nhà nước giáo dục rất kỹ nên mọi thời gian và định hướng của em đều là học tập và cánh cửa trường Đại học.
Tuy nhiên gần đây, khi Chung bắt đầu vào lớp 11 thì lớp có một thầy dạy Văn mới, thầy cũng còn trẻ nên quan hệ thầy trò rất gần gũi. Tuy nhiên thầy lại đặc biệt để ý đến Kim Chung, cứ đến giờ của thầy là cả lớp lại rất ngạc nhiên khi thầy thường xuyên ngồi bần thần ngắm Chung, đôi khi thầy có những lời lẽ quá gần gũi làm em rất hoang mang, nhiều khi thầy còn cố tình tìm gặp bạn một mình với những cú va chạm tế nhị, mặc dù thầy đã có vợ và một con trai. Những hành vi đó của thầy được các bạn trong lớp và cả trường rỉ tai nhau. Điều đó làm Chung rất lo sợ và hoang mang, em đâm ra bê trễ việc học, sợ đến trường và mật hứng thú học tập. Từ một học sinh giỏi của lớp, gần đây em trở thành một học sinh cá biệt với điểm số rất thấp và hạnh kiểm kém.
Hậu quả và giải pháp Quấy rối t.ình d.ục dù ở đối tượng nào, nơi nào cũng là một vấn đề thuộc phạm trù đạo đức đáng lên án, nhất là với xã hội phương Đông chúng ta.
QRTD nơi học đường có nhiều yếu tố đặc biệt và để lại hậu quả rất nặng nề. Nhiều em học sinh sau khi bị quấy rối t.ình d.ục thường rơi vào trạng thái tâm lý đau khổ, hoang mang, mất phương hướng, mất niềm tin vào cuộc sống, sấu hổ và có thể dẫn đến những hành vi tự huỷ hoại như tự tử, các rối loạn tâm thần, sang chấn về mặt tâm lý… nhiều em có những hành vi mất phương hướng như trả thù thầy, cô giáo, tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, rượu, quậy phá…
Nói chung, đa số các em bị quấy rối t.ình d.ục đều bị tổn thương về mặt tâm lý sâu sắc và nó sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của các em trong suốt cuộc đời. Nhiều người bị quấy rối t.ình d.ục rơi vào trạng thái lo sợ, stress trầm trọng, có thể rơi vào các rối loạn tâm thần. Nhiều người mất hạnh phúc riêng tư bởi các hành vi quấy rối t.ình d.ục như trường hợp của Kim Huyền ở trên.
QRTD là một vấn đề của đạo đức xã hội mà mỗi chúng ta cần lên án. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng này không phải là dễ. Đa phần, người bị QRTD thường có tâm trạng lo sợ, sấu hổ nên không giám nói với ai chuyện đó. Cứ để trong lòng những nỗi day dứt đó, chỉ đến khi không thể chịu đựng được mới tìm gặp các chuyên gia tâm lý hoặc những người có uy tín để nhờ tư vấn. Một số người thi lại thoả hiệp với đối tượng quấy rối mình, nhiều trường hợp sau đó trò là bồ của thầy để được hưởng các đặc lợi, đồng nghiệp cặp bồ với nhau.
Nhiều người bị quấy rối khi đưa đơn lên Ban giám hiệu thì vì do thành tích đơn vị và uy tín nhà trường nên thường giải quyết nội bộ, không đến nơi, đến chốn, do vậy những người thâỳ đồi bại kia lại vẫn có những hành vi tương tự sau đó với đối tượng khác.
Chính vì vậy, theo các chuyên gia tư vấn tâm lý việc phòng tránh vấn đề này tốt hơn là việc đã để nó xảy ra rồi, nghĩa là nên tránh va trạm, tránh những lời nói dễ dãi với những đối tượng có tiền sử QRTD, tránh đi riêng, đặc biệt là đến những nơi vắng vẻ với những đối tượng này…
Nếu bạn đã bị rơi vào tầm ngắm của kẻ QRTD và bạn đã bị chịu những hành vi QRTD nên trao đổi chuyện này với gia đình, thầy cô giáo mà bạn tin cậy, hoặc các cơ quan đoàn thể như Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, công đoàn…. Nếu vấn đề không được giải quyết bạn có thể viết đơn kiện đối tượng quấy rối t.ình d.ục ra toà, vì luật pháp sẽ bảo hộ quyền lợi cho bạn./.
Ảnh minh họa
Môi trường học đường là một môi trường thuần khiết về đạo đức, là cái nôi giáo dục nhân cách của học sinh, mà nói rộng ra là giáo dục nhân cách cho con người. Đáng lẽ môi trường ấy phải được xây dựng chuẩn mực về đạo đức và cách sống. Tuy nhiên, hiện nay có những con “sâu” làm hỏng cả một hình ảnh, một lối sống đẹp đẽ nhất và đôi khi có tác hại thật ghê gớm.
Bạn gái Lê Hải Yến, 20 tuổi, hiện là sinh viên của một trường Trung cấp trên địa bàn TP. Biên Hoà. Bạn và một nhóm bạn cùng phòng đến Trung tâm tham vấn tâm lý với tâm trạng bức xúc, mất hết niềm tin vào cuộc sống… Riêng Hải Yến, bạn rất hoang mang xấu hổ, và có ý định tự tử.
Theo lời kể của bạn thì cách đây 2 tháng, bạn bị cấm thi một môn do bỏ học quá đơn vị học phần. Bạn rất lo lắng và tìm gặp riêng thầy giáo dạy môn đó để xin học tiếp và được thi. Tuy nhiên, bạn được thầy giáo gợi ý là nếu đi chơi với thầy và ngủ qua đêm với thầy thì thầy sẽ cho thi và điểm số sẽ cao, mặc dù tuổi của thầy bằng tuổi cha mẹ bạn. Bạn đã cương quyết từ chối và phản ứng rất gay gắt, nhưng thời gian gần đây, duờng như ngày nào thầy cũng đưa ra tối hậu thư và đòi bạn phải trả lời dứt khoát nếu không hậu quả bạn sẽ phải gánh chịu.
Tâm trạng của Hải Yến rất hoang mang và lo lắng, là một học sinh phổ thông từ nông thôn mới chân ướt chân ráo lên thành phố học tập, Yến rất háo hức và tin vào tương lai, tin vào con người, đặc biệt là những người định hướng nhân cách cho em. Nhưng những gì bạn trải qua thật khủng khiếp mà nó sẽ để lại một vết thương sâu sắc trong lòng em.
Còn chị Phạm Thị Kim Huyền lại gọi điện thoại đến Trung tâm nhờ các chuyên gia tâm lý tư vấn với một tâm trạng hết sức tuyệt vọng và mệt mỏi. Học xong ĐH Sư phạm cách đây một năm , Huyền xin được việc làm tại một trường cấp 3 bán công tại Bình Dương. Xa gia đình, Huyền phải ở trọ với bao thiếu thốn về vật chất và tình cảm. Tuy nhiên chị vẫn rất cố gắng trong chuyên môn và các hoạt động đoàn thể, luôn được bàn bè đồng nghiệp đánh giá cao.
Tuy nhiên gần đây thầy tổ trưởng bộ môn của Huyền luôn lấy cớ để đến phòng trọ của chị và thường xuyên có những cái đụng chạm, cái nhìn như xoáy vào cơ thể của chị. Hàng đêm, thầy thường xuyên điện thoại cho Huyền với những lời lẽ rất thô tục, và thường xuyên mời Huyền đi chơi thậm chí là đi nghỉ cuối tuần cùng thầy…
Tất cả những đề nghị khiếm nhã đó đều bị Huyền từ chối và phản ứng rất gay gắt. Chính vì vậy, thầy tổ trưởng bộ môn luôn tìm mọi cách để trả thù chị, lịch dạy thì xếp lung tung, nhận xét đánh giá cuối kỳ thì luôn với những ý kiến không tốt như không có năng lực, không nhiệt tình công tác, quan hệ quần chúng kém…
Tệ hại hơn, do thầy thường xuyên điện thoại và nhắn tin về đêm và mọi lúc cho Huyền vì vậy người yêu của bạn tỏ ra nghi ngờ, lúc đầu còn có thể chấp nhận được, nhưng càng về sau sự nghi ngờ càng tăng lên và hậu quả là hai người chia tay nhau. Hiện tại Huyền rất hoang mang và không biết phương hướng như thế nào, dần dần bạn rơi vào trạng thái stress nặng nề thậm chí có dấu hiệu của suy nhược thần kinh.
Em Lê Kim Chung, một nữ sinh duyên dáng, học giỏi của một trường cấp 3 ở Bà Rịa – Vũng Tàu thì lại rơi vào một trường hợp khác. Là một cô gái thuỳ mị, nhẹ nhàng và nổi trội trong lớp về thành tích học tập. Chung lại được cha mẹ là những công nhân viên nhà nước giáo dục rất kỹ nên mọi thời gian và định hướng của em đều là học tập và cánh cửa trường Đại học.
Tuy nhiên gần đây, khi Chung bắt đầu vào lớp 11 thì lớp có một thầy dạy Văn mới, thầy cũng còn trẻ nên quan hệ thầy trò rất gần gũi. Tuy nhiên thầy lại đặc biệt để ý đến Kim Chung, cứ đến giờ của thầy là cả lớp lại rất ngạc nhiên khi thầy thường xuyên ngồi bần thần ngắm Chung, đôi khi thầy có những lời lẽ quá gần gũi làm em rất hoang mang, nhiều khi thầy còn cố tình tìm gặp bạn một mình với những cú va chạm tế nhị, mặc dù thầy đã có vợ và một con trai. Những hành vi đó của thầy được các bạn trong lớp và cả trường rỉ tai nhau. Điều đó làm Chung rất lo sợ và hoang mang, em đâm ra bê trễ việc học, sợ đến trường và mật hứng thú học tập. Từ một học sinh giỏi của lớp, gần đây em trở thành một học sinh cá biệt với điểm số rất thấp và hạnh kiểm kém.
Hậu quả và giải pháp Quấy rối t.ình d.ục dù ở đối tượng nào, nơi nào cũng là một vấn đề thuộc phạm trù đạo đức đáng lên án, nhất là với xã hội phương Đông chúng ta.
QRTD nơi học đường có nhiều yếu tố đặc biệt và để lại hậu quả rất nặng nề. Nhiều em học sinh sau khi bị quấy rối t.ình d.ục thường rơi vào trạng thái tâm lý đau khổ, hoang mang, mất phương hướng, mất niềm tin vào cuộc sống, sấu hổ và có thể dẫn đến những hành vi tự huỷ hoại như tự tử, các rối loạn tâm thần, sang chấn về mặt tâm lý… nhiều em có những hành vi mất phương hướng như trả thù thầy, cô giáo, tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, rượu, quậy phá…
Nói chung, đa số các em bị quấy rối t.ình d.ục đều bị tổn thương về mặt tâm lý sâu sắc và nó sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của các em trong suốt cuộc đời. Nhiều người bị quấy rối t.ình d.ục rơi vào trạng thái lo sợ, stress trầm trọng, có thể rơi vào các rối loạn tâm thần. Nhiều người mất hạnh phúc riêng tư bởi các hành vi quấy rối t.ình d.ục như trường hợp của Kim Huyền ở trên.
QRTD là một vấn đề của đạo đức xã hội mà mỗi chúng ta cần lên án. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng này không phải là dễ. Đa phần, người bị QRTD thường có tâm trạng lo sợ, sấu hổ nên không giám nói với ai chuyện đó. Cứ để trong lòng những nỗi day dứt đó, chỉ đến khi không thể chịu đựng được mới tìm gặp các chuyên gia tâm lý hoặc những người có uy tín để nhờ tư vấn. Một số người thi lại thoả hiệp với đối tượng quấy rối mình, nhiều trường hợp sau đó trò là bồ của thầy để được hưởng các đặc lợi, đồng nghiệp cặp bồ với nhau.
Nhiều người bị quấy rối khi đưa đơn lên Ban giám hiệu thì vì do thành tích đơn vị và uy tín nhà trường nên thường giải quyết nội bộ, không đến nơi, đến chốn, do vậy những người thâỳ đồi bại kia lại vẫn có những hành vi tương tự sau đó với đối tượng khác.
Chính vì vậy, theo các chuyên gia tư vấn tâm lý việc phòng tránh vấn đề này tốt hơn là việc đã để nó xảy ra rồi, nghĩa là nên tránh va trạm, tránh những lời nói dễ dãi với những đối tượng có tiền sử QRTD, tránh đi riêng, đặc biệt là đến những nơi vắng vẻ với những đối tượng này…
Nếu bạn đã bị rơi vào tầm ngắm của kẻ QRTD và bạn đã bị chịu những hành vi QRTD nên trao đổi chuyện này với gia đình, thầy cô giáo mà bạn tin cậy, hoặc các cơ quan đoàn thể như Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, công đoàn…. Nếu vấn đề không được giải quyết bạn có thể viết đơn kiện đối tượng quấy rối t.ình d.ục ra toà, vì luật pháp sẽ bảo hộ quyền lợi cho bạn./.
Lê Minh Công, TuVanTamLy.Vn