- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351
(kenhsinhvien.vn) Ở Nhật Bản thời cổ đại, ngoài kiếm, cung và giáo, Samurai còn dùng nhiều loại vũ khí khác. Những vũ khí ấy được dùng nhằm mục đích tự vệ khi kiếm không được phép mang theo hoặc khi việc dùng kiếm là không thích hợp. Một trong những vật dụng thú vị nhấtchính là Sensu – quạt xếp Nhật, đã dần dần trở thành một món vũ khí.
Tranh hoạ “Chiến binh Kumagai Naozane và Taira no Atsumori”. Một trong hai đang vung quạt chiến Nhật Tessen.
Quạt cầm tay được xem là một phụ kiện thời trang quan trọng ở Nhật Bản, nhất là đối với những Samurai và tầng lớp Chonin(*). Quạt xếp được phát minh ở Nhật và được các quý tộc Nhật dùng vào đầu thế kỷ 6. Quạt xếp là vật dụng thiết thực để xua tan cái nóng của thời tiết, nhưng nó cũng được xem là một vật phẩm xa hoa mà chỉ có giới quý tộc, thương nhân giàu có và Samurai mới có thể sở hữu. Quạt xếp là một biểu tượng của địa vị thời ấy.
(*) Chủ yếu gồm thương nhân và số ít thợ thủ công.
Nguồn gốc của quạt xếp Nhật Bản (Sensu)
Phiên bản lâu đời nhất của Sensu là quạt Hinoki. Quạt Hinoki được làm từ những mảnh gỗ bách Hinoki vát mỏng. Nhiều năm sau, quạt xếp được cải tiến và trở nên thanh nhã hơn. Các thợ thủ công sau đó bắt đầu vẽ và đính giấy bạc và giấy vàng lên quạt xếp. Quạt được trang trí bằng những câu thơ, hoạ tiết và thánh thư được coi là những món quà lưu niệm giá trị.
Vào thế kỷ 7, Sensu trở thành một bảo phẩm của lễ nghi cung đình. Các samurai, nhất là những người có thứ bậc cao, phải biết cách mang và cầm Sensu. Họ thường mang theo quạt trong các buổi gặp gỡ xã giao.
Vào thế kỷ 13, người Nhật bắt đầu xuất khẩu quạt xếp sang Trung Quốc. Trào lưu thời trang này sau đó lan đến châu Âu. Các triều thần của triều đại Bourbon ở Pháp xem Kyo Sensu là một phẩm vật quý vào thời ấy. Vào thế kỷ 14, những thợ thủ công ở Kyoto đã kết hợp quạt xếp với những công trình nghệ thuật độc đáo theo phong cách Noh (nhạc kịch), Buyo (múa truyền thống) và tiệc trà.
Một chiếc quạt xếp in hai mặt của nghệ nhân Suzuki Harunobu thuộc trường phái Phù Thế Hội.
Quạt xếp của đàn ông và phụ nữ
Nữ nhân Nhật Bản dùng Sensu để che giấu biểu hiện bất nhã. Họ cũng dùng quạt xếp để tán tỉnh nhau. Sensu xoè ra dùng để ẩn đi những hành vi được xem là mạo phạm và để che miệng khi ăn hoặc cười đùa.
Trái lại, đàn ông Nhật Bản thường cầm quạt trên tay hoặc giắt vào đai lưng hay còn gọi là obi. Họ giắt quạt vào obi mỗi khi diện lễ phục. Quạt xếp rất hiếm khi nằm ngoài tầm với của những Samurai, nhất là trong những sự kiện trang trọng. Thực ra ở thời Edo, một tuỳ tùng không có quạt sẽ là một thiếu sót, giống như một Samurai không có Daisho. (Daisho là hai thanh kiếm của Samurai, gồm katana và Wakizashi. Daisho là dấu hiệu cho thấy người đó là một Samurai thực thụ.)
Chân dung của một chiến binh Samurai cầm quạt chiến. Ảnh: Okinawa Soba (Rob).
Tessen
Làm thế nào một vật dụng trang nhã và đắc giá như quạt xếp có thể trở thành món vũ khí chết người? Tessen, quạt chiến Nhật Bản, là một trong những chiến cụ phổ biến được nguỵ trang thành một phụ kiện vô hại ở thời phong kiến Nhật Bản. Món vũ khí kỳ lạ này được làm từ sắt. Từ “Tessen” có nghĩa đen là “quạt sắt”.
Tessen cố định được chạm khắc từ gỗ cứng hoặc rèn từ sắt để trông giống một chiếc quạt đang xếp. Nó không chỉ bền mà còn ít tốn kém. Nhiều người cho rằng Tessen là một chiến cụ hiệu quả hơn so với Tessen kiểu xếp.
Quạt sắt cố định thời Edo. Ảnh: Samuraiantiqueworld.
Tessen cố định trở nên thịnh hành trong giới Samurai, Yakuza, Machi-yakko, và Otokodate. Tessen xếp loại nhỏ hoặc Tessen cố định là một món vũ khí tự vệ phổ biến, trong khi Tessen xếp loại lớn là một biểu tượng của quyền uy.
Cách sử dụng Tessen của Samurai
Ngoài Daisho, có những lúc Samurai cần mang trong mình goshinki, hay vũ khí tự vệ. Vì Sensu từng rất phổ biến trong lịch sử Nhật Bản nên các Samurai và giới Chonin nhận thấy quạt xếp có thể là một món vũ khí thích hợp chỉ với một vài tinh chỉnh.
Samurai thường mang theo Tessen khi bị tước vũ khí. Lý do có thể là khi họ gặp thượng cấp, làm việc nhà, khi rảnh rỗi hoặc bất kỳ lúc nào mà Samurai không mang theo kiếm. Khi Samurai viếng thăm tư gia của một người, họ sẽ để Katana hoặc thỉnh thoảng là cả Wakizashi cho người phục vụ bên ngoài coi sóc. Tuy nhiên họ có thể giữ quạt xếp giắt trên obi. Điều này nghĩa là trên thực tế Samurai không bao giờ bị tước vũ khí và có thể dùng Tessen để tự vệ trong trường hợp khẩn cấp.
Bộ áo giáp Nuinobedō Tōsei Gusoku cùng với quạt chiến và mão lá cây hông bằng vàng thế kỷ 16. Ảnh: Mary Harrsch.
Tessen-jutsu: Chiến đấu bằng quạt
Tessen-jutsu (Thiết phiến thuật) chủ yếu để tự vệ, mặc dù môn võ này được coi là một phần của võ thuật dùng vũ khí truyền thống của Nhật Bản. Thuật võ này tập trung vào tự vệ nhiều hơn phòng thủ. Phần lớn thuật võ được tạo ra để khắc chế đối thủ chứ không nhằm gây thương vong.
Samurai cấp bậc cao và các tướng lĩnh dùng Tessen để ra hiệu, ra lệnh và xem Tessen-jutsu là một môn võ phức tạp. Đối với họ, Tessen-jutsu có lòng trắc ẩn hơn so với đấu đôi đối kháng bằng lưỡi kiếm chết người.
Đã có vô số cuộc tỉ thí dùng quạt sắt đấu với kiếm. Cũng có rất nhiều ghi chép về những trưởng hợp tử vong do bị trúng đòn từ Tessen.
Võ đường Tessen-jutsu
Tessen-jutsu không có võ đường riêng. Môn võ này hiếm khi được dạy với tư cách là một môn võ riêng lẻ. Nhiều trường dạy kiếm thuật (kenjutsu-shoryuha) và nhu thuật (jujutsu-shoryuha) dạy kết hợp giữa ra đòn bằng quạt và đoản gậy với nhiều môn võ khác.
Chỉ có 4 võ đường truyền thống Nhật Bản có dạy Tessen-jutsu trong quá trình học là Echigo-ryu, Miyake-Shingan-ryu, Uesugi-ryu và Yagyu-ryu. Trong số 4 võ đường này, chỉ có Miyake-Shingan-ryu và Yagyu-ryu vẫn còn tồn tại đến ngày nay mà không có thay đổi gì nhiều.
Danh nhân từng sử dụng Tessen
Tokugawa Ieyasu, shogun (tướng quân) đầu tiên của mạc phủ Tokugawa, là một trong những nhân vật lịch sử chiến đấu bằng Tessen. Đối với ông, Tessen là một vật phẩm cao quý và ông dùng nó để khiến kẻ thù khiếp sợ.
Tokugawa Ieyasu.
Vào thế kỷ 16, một kiếm khách nổi tiếng là Ganryu cũng đã đánh bại các đối thủ được vũ trang đầy đủ bằng Tessen.

Tranh hoạ “Chiến binh Kumagai Naozane và Taira no Atsumori”. Một trong hai đang vung quạt chiến Nhật Tessen.
Quạt cầm tay được xem là một phụ kiện thời trang quan trọng ở Nhật Bản, nhất là đối với những Samurai và tầng lớp Chonin(*). Quạt xếp được phát minh ở Nhật và được các quý tộc Nhật dùng vào đầu thế kỷ 6. Quạt xếp là vật dụng thiết thực để xua tan cái nóng của thời tiết, nhưng nó cũng được xem là một vật phẩm xa hoa mà chỉ có giới quý tộc, thương nhân giàu có và Samurai mới có thể sở hữu. Quạt xếp là một biểu tượng của địa vị thời ấy.
(*) Chủ yếu gồm thương nhân và số ít thợ thủ công.
Nguồn gốc của quạt xếp Nhật Bản (Sensu)
Phiên bản lâu đời nhất của Sensu là quạt Hinoki. Quạt Hinoki được làm từ những mảnh gỗ bách Hinoki vát mỏng. Nhiều năm sau, quạt xếp được cải tiến và trở nên thanh nhã hơn. Các thợ thủ công sau đó bắt đầu vẽ và đính giấy bạc và giấy vàng lên quạt xếp. Quạt được trang trí bằng những câu thơ, hoạ tiết và thánh thư được coi là những món quà lưu niệm giá trị.
Vào thế kỷ 7, Sensu trở thành một bảo phẩm của lễ nghi cung đình. Các samurai, nhất là những người có thứ bậc cao, phải biết cách mang và cầm Sensu. Họ thường mang theo quạt trong các buổi gặp gỡ xã giao.
Vào thế kỷ 13, người Nhật bắt đầu xuất khẩu quạt xếp sang Trung Quốc. Trào lưu thời trang này sau đó lan đến châu Âu. Các triều thần của triều đại Bourbon ở Pháp xem Kyo Sensu là một phẩm vật quý vào thời ấy. Vào thế kỷ 14, những thợ thủ công ở Kyoto đã kết hợp quạt xếp với những công trình nghệ thuật độc đáo theo phong cách Noh (nhạc kịch), Buyo (múa truyền thống) và tiệc trà.

Một chiếc quạt xếp in hai mặt của nghệ nhân Suzuki Harunobu thuộc trường phái Phù Thế Hội.
Quạt xếp của đàn ông và phụ nữ
Nữ nhân Nhật Bản dùng Sensu để che giấu biểu hiện bất nhã. Họ cũng dùng quạt xếp để tán tỉnh nhau. Sensu xoè ra dùng để ẩn đi những hành vi được xem là mạo phạm và để che miệng khi ăn hoặc cười đùa.
Trái lại, đàn ông Nhật Bản thường cầm quạt trên tay hoặc giắt vào đai lưng hay còn gọi là obi. Họ giắt quạt vào obi mỗi khi diện lễ phục. Quạt xếp rất hiếm khi nằm ngoài tầm với của những Samurai, nhất là trong những sự kiện trang trọng. Thực ra ở thời Edo, một tuỳ tùng không có quạt sẽ là một thiếu sót, giống như một Samurai không có Daisho. (Daisho là hai thanh kiếm của Samurai, gồm katana và Wakizashi. Daisho là dấu hiệu cho thấy người đó là một Samurai thực thụ.)

Chân dung của một chiến binh Samurai cầm quạt chiến. Ảnh: Okinawa Soba (Rob).
Tessen
Làm thế nào một vật dụng trang nhã và đắc giá như quạt xếp có thể trở thành món vũ khí chết người? Tessen, quạt chiến Nhật Bản, là một trong những chiến cụ phổ biến được nguỵ trang thành một phụ kiện vô hại ở thời phong kiến Nhật Bản. Món vũ khí kỳ lạ này được làm từ sắt. Từ “Tessen” có nghĩa đen là “quạt sắt”.
Tessen cố định được chạm khắc từ gỗ cứng hoặc rèn từ sắt để trông giống một chiếc quạt đang xếp. Nó không chỉ bền mà còn ít tốn kém. Nhiều người cho rằng Tessen là một chiến cụ hiệu quả hơn so với Tessen kiểu xếp.

Quạt sắt cố định thời Edo. Ảnh: Samuraiantiqueworld.
Tessen cố định trở nên thịnh hành trong giới Samurai, Yakuza, Machi-yakko, và Otokodate. Tessen xếp loại nhỏ hoặc Tessen cố định là một món vũ khí tự vệ phổ biến, trong khi Tessen xếp loại lớn là một biểu tượng của quyền uy.
Cách sử dụng Tessen của Samurai
Ngoài Daisho, có những lúc Samurai cần mang trong mình goshinki, hay vũ khí tự vệ. Vì Sensu từng rất phổ biến trong lịch sử Nhật Bản nên các Samurai và giới Chonin nhận thấy quạt xếp có thể là một món vũ khí thích hợp chỉ với một vài tinh chỉnh.
Samurai thường mang theo Tessen khi bị tước vũ khí. Lý do có thể là khi họ gặp thượng cấp, làm việc nhà, khi rảnh rỗi hoặc bất kỳ lúc nào mà Samurai không mang theo kiếm. Khi Samurai viếng thăm tư gia của một người, họ sẽ để Katana hoặc thỉnh thoảng là cả Wakizashi cho người phục vụ bên ngoài coi sóc. Tuy nhiên họ có thể giữ quạt xếp giắt trên obi. Điều này nghĩa là trên thực tế Samurai không bao giờ bị tước vũ khí và có thể dùng Tessen để tự vệ trong trường hợp khẩn cấp.

Bộ áo giáp Nuinobedō Tōsei Gusoku cùng với quạt chiến và mão lá cây hông bằng vàng thế kỷ 16. Ảnh: Mary Harrsch.
Tessen-jutsu: Chiến đấu bằng quạt
Tessen-jutsu (Thiết phiến thuật) chủ yếu để tự vệ, mặc dù môn võ này được coi là một phần của võ thuật dùng vũ khí truyền thống của Nhật Bản. Thuật võ này tập trung vào tự vệ nhiều hơn phòng thủ. Phần lớn thuật võ được tạo ra để khắc chế đối thủ chứ không nhằm gây thương vong.
Samurai cấp bậc cao và các tướng lĩnh dùng Tessen để ra hiệu, ra lệnh và xem Tessen-jutsu là một môn võ phức tạp. Đối với họ, Tessen-jutsu có lòng trắc ẩn hơn so với đấu đôi đối kháng bằng lưỡi kiếm chết người.
Đã có vô số cuộc tỉ thí dùng quạt sắt đấu với kiếm. Cũng có rất nhiều ghi chép về những trưởng hợp tử vong do bị trúng đòn từ Tessen.
Võ đường Tessen-jutsu
Tessen-jutsu không có võ đường riêng. Môn võ này hiếm khi được dạy với tư cách là một môn võ riêng lẻ. Nhiều trường dạy kiếm thuật (kenjutsu-shoryuha) và nhu thuật (jujutsu-shoryuha) dạy kết hợp giữa ra đòn bằng quạt và đoản gậy với nhiều môn võ khác.
Chỉ có 4 võ đường truyền thống Nhật Bản có dạy Tessen-jutsu trong quá trình học là Echigo-ryu, Miyake-Shingan-ryu, Uesugi-ryu và Yagyu-ryu. Trong số 4 võ đường này, chỉ có Miyake-Shingan-ryu và Yagyu-ryu vẫn còn tồn tại đến ngày nay mà không có thay đổi gì nhiều.
Danh nhân từng sử dụng Tessen
Tokugawa Ieyasu, shogun (tướng quân) đầu tiên của mạc phủ Tokugawa, là một trong những nhân vật lịch sử chiến đấu bằng Tessen. Đối với ông, Tessen là một vật phẩm cao quý và ông dùng nó để khiến kẻ thù khiếp sợ.

Tokugawa Ieyasu.
Vào thế kỷ 16, một kiếm khách nổi tiếng là Ganryu cũng đã đánh bại các đối thủ được vũ trang đầy đủ bằng Tessen.
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Ancient Origins)
(Theo Ancient Origins)