Quản lý thời gian và định hướng nghề nghiệp

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Việc có một định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ là nền tảng cho cuộc sống hạnh phúc sau này của mỗi người, là nền tảng cho tương lai của chính bạn. Hiểu rõ như vậy song không phải ai cũng làm được, bởi mỗi người có một tiêu chí định hướng nghề nghiệp cho riêng mình, và đôi khi tiêu chí đó khiến họ đi sai đường. Bạn thì sao? Bạn định hướng nghề nghiệp của bản thân theo sở thích, theo nhu cầu xã hội hay đơn giản chỉ là nghe theo bạn bè, sự sắp đặt của bố mẹ?
dinh-huong-nghe-nghiep1.jpg
Hầu hết bạn trẻ đều cho rằng yếu tố quan trọng nhất chính là chọn nghề nghiệp phù hợp với nguyện vọng và sở thích. Nhưng các bạn đều gặp khó khăn trong việc chọn một nghề hoặc ngành học, thậm chí một khóa học phù hợp vì lý do cơ bản nhất là chưa biết cách xác định sở thích nghề nghiệp hay tính cách, giá trị, kỹ năng của bản thân.Xác định sở thích phù hợp với nghề nghiệpVậy làm thế nào để biết sở thích nghề nghiệp của bản thân có phù hợp với các nghề – ngành mà bạn thích hay không? Có nhiều phương pháp để phát hiện sở thích, kỹ năng, tính cách, năng khiếu… của từng cá nhân, như trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp, trắc nghiệm về màu sắc.Theo lý thuyết của Holland, bất kỳ ai cũng thuộc một trong sáu nhóm sở thích nghề nghiệp đặc trưng sau: Realistic – tạm dịch là thực tế (R); Investigate – tìm tòi (I); Artistic – nghệ thuật (A); Social – xã hội (S); Enterprising – dám làm (E) và cuối cùng là Conventional – quy củ (C). Ứng với mỗi nhóm sẽ có những lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp. Trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp theo lý thuyết của Holland được thực hiện qua việc bạn tự trả lời các câu hỏi về những công việc thích làm, những công việc có thể làm tốt, những nghề nghiệp quan tâm, những kỹ năng cá nhân về máy móc, nghiên cứu khoa học, mỹ thuật, giảng dạy, kinh doanh, hành chính.Các lĩnh vực nghề nghiệp tương ứngNgười có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực vật; thích làm các công việc ngoài trời là người thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp R, phù hợp với các ngành về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông – lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp…), cơ khí (chế tạo máy, bảo trì và sửa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động…), điện – điện tử, địa lý – địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp…Người có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề thuộc nhóm sở thích I, phù hợp với các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, địa lý, địa chất, thống kê…); khoa học sự sống (sinh, công nghệ sinh học); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý, địa lý…); y – dược (bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ…); khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, môi trường, điện, vật lý kỹ thuật, xây dựng…), nông – lâm (nông học, thú y…).Người có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu, thuộc nhóm sở thích A phù hợp với các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình…); điện ảnh; sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang, hội họa, giáo viên dạy sử/tiếng Anh, bảo tàng, bảo tồn…Người có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin, sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho những người khác, thuộc nhóm sở thích S phù hợp với các ngành nghề như sư phạm, giảng viên, huấn luyện viên điền kinh; tư vấn – hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, nữ hộ sinh, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng…
dinh-huong-nghe-nghiep.jpg
Người có khả năng về kinh doanh, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng quản lý, thuộc nhóm sở thích E phù hợp với các ngành nghề về quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự…), thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp (ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên, biên tập viên…)…Người có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc thích làm công việc văn phòng, thuộc nhóm sở thích C phù hợp với các ngành nghề về hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thư ký, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên…Thích nhưng có hợp?Rất nhiều bạn sinh viên học 4 năm đại học ra trường không biết làm việc gì, dù ngành học các bạn đã rõ ràng nhưng các bạn lại không biết bắt đầu từ đâu trong hành trình tìm việc của mình. Một trường hợp khác là các bạn học đúng ngành, đi làm đúng nghề mình yêu thích thì mới nhận ra là mình không hợp với nghề đó. Sự không phù hợp ở đây chủ yếu ở vấn đề sức khỏe, năng lực, và đôi khi là ngoại hình.Có bạn học nghề hướng dẫn viên du lịch, khi đi làm mới biết là mình không hợp vì bạn bị chứng say tàu xe, không đáp ứng đủ chiều cao với nhiều nhà tuyển dụng…Nên dù rất thích, bạn vẫn phải tìm cho mình việc khác phù hợp hơn. Một bạn khác lại thích làm công an thì sức khỏe không đảm bảo và phải nghỉ học giữa chừng vì không chịu được tính kỷ luật trong quân đội, đau ốm quá nhiều…Những trường hợp này không phải là ít, và các bạn cần phải tìm con đường khác cho mình. Không phải cứ đam mê là bạn có thể làm tốt được việc đó, vì đôi khi nó còn tùy thuộc vào yếu tố khách quan khác. Cũng đừng quá bi quan khi bạn không thể đi theo nghề bạn mong muốn: hãy trải nghiệm nhiều hơn, khám phá bản thân nhiều hơn và bạn sẽ nhận ra những năng lực còn tiềm ẩn bên trong bản thân mình để tìm ra một công việc phù hợp.Vì vậy, hãy không ngừng cố gắng kiếm tìm một công việc phù hợp với điều kiện của bạn và khiến bạn thấy thích thú để có thể gắn bó lâu dài. Nếu bạn là sinh viên vừa mới ra trường, đừng lo lắng vì chưa tìm được phù hợp. Hãy cứ cố gắng không ngừng tự thử thách bản thân, chắc chắn bạn sẽ tìm được công việc mơ ước.Nếu chọn được ngành nghề phù hợp, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, đầu tư nhiều hơn cho ngành nghề, gắn bó lâu dài với nghề và ít bị áp lực trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này, và cơ hội thành công trong nghề nghiệp sẽ sớm đến với bạn.
Nguồn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp dành cho bạn

Thời gian là vàng là bạc – điều đó càng đúng trong xã hội công nghiệp, khi tất cả đều cuốn theo guồng quay hối hả của máy móc và công nghệ thông tin. Chúng ta ngày càng có nhiều người than phiền không có thời gian, hoặc để thời gian như một mớ bòng bong không tài nào quản lý được. Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, không những cần thiết cho công việc mà còn cho cuộc sống của bạn- nó quyết định rất nhiều đến chất lượng sống. Có hàng trăm quyển sách dạy bạn cách quản lý thời gian, từ đơn giản đến phức tạp; hàng chục khóa học kỹ năng quản lý thời gian cho bạn lựa chọn…Tất cả đều đem đến cho bạn hi vọng: bạn sẽ quản lý thời gian tốt hơn.
ky-nang-quan-ly-thoi-gian.jpg
Tuy nhiên, nguồn gốc của việc không quản lý được thời gian không phải là do bạn không biết cách quản lý thời gian, mà chính là thói quen sử dụng thời gian tùy tiện và sự trì hoãn, không linh hoạt của bạn. Bài viết này từ DeltaViet sẽ chỉ ra một số biểu hiện thường thấy của việc không quản lý được thời gian:
“Tôi không có thời gian”
Trường hợp điển hình của những người đã đi làm. Đôi khi bạn kiêm luôn việc làm thêm hay làm ngoài giờ vì công việc chưa hoàn thành xong. Bạn ca thán “chẳng có thời gian để nghỉ ngơi”, công việc ám ảnh, tràn ngập khắp tâm trí bạn. Ở đâu bạn cũng thấy công việc. Thật kinh khủng.
Thực chất, đây chính là vấn đề không kiểm soát được áp lực của bạn. Bạn dành quá nhiều thời gian cho sự lo lắng, suy nghĩ – chính vì thế thời gian cho hành động ít đi. Vì công việc chưa hoàn thành, bạn ăn không ngon, ngủ không yên – không còn tâm trí cho các hoạt động giải trí khác nữa. Bạn cho rằng quỹ thời gian của mình quá hạn hẹp.
Hãy tách bạch công việc và đời sống hàng ngày. Khi bạn không thể bắt tay vào công việc, cố gắng đừng nghĩ đến nó nữa. Để cho đầu óc thư thái và sau đó, khi trở lại làm việc thì bạn sẽ hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian làm việc hơn.
Một số người bị dồn dập công việc lại do phân bổ thời gian cho công việc không hợp lý. Hãy xem lại thói quen học tập, làm việc của bạn: có phải bạn hay trì hoãn, để dồn công việc lại một lần rồi mới làm không. Nếu đang rơi vào tình trạng này, hãy cố gắng khắc phục trì hoãn nhé.
“Tôi đang lãng phí thời gian”
Không ít bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên, thốt ra những từ trên khi được hỏi về việc sử dụng thời gian của mình. Thậm chí nhiều bạn không ý thức được là đang lãng phí thời gian nữa. Các bạn dành phần lớn để lướt web, tụ họp với bạn bè, làm những việc vô bổ…Nhiều bạn biết vậy nhưng không thể sửa được “mình biết là không tốt rồi, nhưng thói quen đó không sao bỏ được”. Vấn đề gốc rễ là các bạn không tìm ra được việc gì cần thiết để làm, mức độ ưu tiên của công việc không phân định rạch ròi nên bạn thấy “không cần làm gì gấp cả”. Và thay vì làm những việc được cho là hữu ích (học bài, đọc sách, tham gia hoạt động đoàn đội…), bạn tiêu tốn thời gian của mình vào những thú vui vô bổ.
Điều bạn cần làm bây giờ là luyện tập việc hình thành thói quen tốt cho bản thân, tham khảo các hoạt động hữu ích và đề ra mục tiêu cụ thể cho mình. Khi có mục tiêu, xác định việc cần làm để đạt được mục tiêu đó, bạn mới có thêm động lực để sống một cách lành mạnh được.
“Tôi không biết việc đó hoàn thành bao nhiêu lâu”
Có khi nào bạn rơi vào trường hợp, bạn định làm việc gì đó trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Nhưng 2 tiếng sau, bạn vẫn chưa làm xong việc và bạn phải dành ra 1 tiếng đáng lẽ làm công việc khác để hoàn thành nốt việc này?
Hãy học cách định lượng thời gian cho công việc của bạn. Trả lời các câu hỏi “mình sẽ làm việc đó bao nhiêu lâu? Thời gian cụ thể sẽ thực hiện việc đó là gì…?, thời gian đi từ A đến B mất bao nhiêu phút, việc giặt áo quần mất bao nhiêu thời gian…”, bạn sẽ hình thành được phản xạ định lượng thời gian, từ đó sắp xếp công việc một cách hợp lý hơn, linh động hơn.
Bạn thân mến,
Trên đây chỉ mới là những một số nguyên nhân dẫn đến việc không kiểm soát được thời gian của bạn. Xem giải pháp để quản lý thời gian tốt hơn ở đây nhé: Học cách quản lý thời gian
Chúc bạn sớm làm chủ thời gian của mình!
Nguồn: Quản lý thời gian: Trăn trở muôn thuở của nhân loại
 
×
Quay lại
Top