- Tham gia
- 16/6/2015
- Bài viết
- 569
Với sự hội nhập của nước ta vào nền kinh tế giới trong thời kỳ mở cửa, nhu cầu học tiếng Anh cho trẻ em không còn là một sở thích của một số người có năng khiếu nữa. Việc học và thông thạo tiếng Anh như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng đã được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi. Vì lẽ đó, tiếng Anh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính khóa từ lớp 3. Quyết định này đã thể hiện rõ chiến lược trong giáo dục Việt Nam khi chọn tiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để tiến vào tương lai. Tuy nhiên, để giúp người học đạt được hiệu quả như mong muốn, cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ và mục tiêu yêu cầu. Bài báo này tập trung vào đối tượng người học là trẻ em và việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em. Dựa vào yếu tố tâm lý lứa tuổi và các đặc trưng riêng biệt của trẻ em, bài báo đề nghị áp dụng một số hoạt động vui chơi vào việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em như là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả phù hợp với lứa tuổi của người học. Nhiều bậc phụ huynh đã tính đến việc cho trẻ em học tiếng Anh ngay từ mẫu giáo. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cũng lo lắng liệu việc này có ảnh hưởng gì đến tiếng mẹ đẻ của bé không? Trái với suy nghĩ này của nhiều người, việc cho bé yêu học tiếng Anh ngay từ khi còn rất nhỏ lại mang đến những hiệu quả bất ngờ quan trọng hơn là làm sao để tìm được một môi trường tốt nhất và một phương pháp giáo dục hiệu quả nhất cho trẻ em. Xin lưu với phụ huynh một số phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ em: - Cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. - Nguồn tiếng Anh phải chuẩn (băng đĩa chuẩn, người nước ngoài – vì trẻ học phát âm sai từ đầu sẽ rất khó sửa) - Khi cho trẻ học tiếng Anh tuyệt đối ko dịch nghĩa sang tiếng Việt. Hãy để trẻ hiểu bằng khái niệm. - Bạn có thể cầm quả táo - hoặc chỉ vào bức tranh quả táo và nói với trẻ: "Apple" - nhưng tuyệt đối ko dịch "word by word" kiểu: "apple là quả táo, banana là quả chuối, orange là quả cam, bus là xe buýt" - Hãy dùng ngôn ngữ làm phương tiện chuyển tải chứ đừng là một môn học riêng biệt. Hãy cho con học bằng ngôn ngữ đó thay vì học ngôn ngữ riêng biệt. - Đây là giai đoạn trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ 2: hãy cho trẻ tiếp xúc với môi trường tiếng Anh: nghe đĩa nhạc tiếng Anh, vận động theo các bài hát, khi trẻ vừa hát vừa vận động thì ngôn ngữ sẽ thấm vào trẻ một cách tự nhiên nhất. Trẻ sẽ học được các câu lệnh qua động tác, ví dụ: "clap your hand" "turn around" "sit down". Các bài hát nên có từ ngữ đơn giản, tiết tấu vừa phải để trẻ có thể nghe rõ lời và hát theo được. - Cho trẻ làm quen với từ mới qua tranh ảnh, qua vật thể: chỉ vào quyển sách và nói " a book", chỉ vào bức tranh con chim và nói "a bird" nhưng tuyệt đối ko dịch nghĩa từ đó sang tiếng Việt – hãy để trẻ học bằng khái niệm. Ví dụ nó sẽ hiểu 1 vật có nhiều trang, có chữ, có tranh được gọi là "book", 1 con vật có cánh, có mỏ, có lông, đậu trên cây được gọi là "bird".
Có 6 nguyên tắc vàng trong dạy tiếng Anh cho trẻ em để việc dạy và học có hiệu quả.
1. Chơi hơn dạy. Chính xác phải nói đây là phương pháp "Dạy mà không dạy", trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho trẻ em. Từ đó, hướng dẫn các em tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.
2. Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết. Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp trẻ tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa dạng sẽ giúp trẻ từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập tiếng Anh cho trẻ em.
3. Học cụ hơn giáo trình. Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết. Dạy tiếng Anh cho trẻ em cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch...) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của các em, nhất là cần khuyến khích trẻ tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập, khuyến khích trẻ nghe nói, giao tiếp Tiếng Anh nhiều. Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.
4. Nói nhiều hơn nghe-viết. Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, trẻ đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp Tiếng Anh đối với nhiều thế hệ đi trước. Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, các em cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp trẻ phát âm chuẩn. Qua đó trẻ em cũng phát âm Tiếng Anh chuẩn hơn. Một cách hạn chế việc dạy tiếng Anh cho trẻ em phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc...
5. Bắt chước hơn ngữ pháp. Bắt chước là không thể thiếu được đối với trẻ em, đặc biệt trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ em. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản. Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để các em tự xác định và hành động phù hợp. Việc bắt chước sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng phát âm của trẻ, các em sẽ có thể phát âm Tiếng Anh với mức độ chuẩn gần với người bản xứ.
6. Vui hơn cho điểm. Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là "hôm nay được bao nhiêu điểm" hơn là "hôm nay học có vui không, có gì mới không" như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, trẻ phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao. Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên trẻ nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, trẻ có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả. Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh cho trẻ em như ở nhiều nước khác. Sắp tới, cần chú ý xây dựng những lớp bồi dưỡng chuyên đề về dạy tiếng Anh cho trẻ em để không những nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mà còn rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cả về phương pháp, kỹ năng và tạo nền tảng, thói quen cho trẻ học tập suốt đời trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh cho trẻ em.
Ở lứa tuổi của mấy bé, phát âm đúng là điều quan trọng nhất. Vì vậy, mình nghĩ nên cho bé học với giáo viên bản xứ để bé dần làm quen với môi trường. Học từ 1 đến 2 khóa bé sẽ trở nên dạn dĩ hơn rất nhiều. Học với giáo viên nước ngoài ngay từ thời tấm bé sẽ là cách hiệu quả nhất giúp trẻ nhanh chóng làm quen với Tiếng Anh.
Có 6 nguyên tắc vàng trong dạy tiếng Anh cho trẻ em để việc dạy và học có hiệu quả.
1. Chơi hơn dạy. Chính xác phải nói đây là phương pháp "Dạy mà không dạy", trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho trẻ em. Từ đó, hướng dẫn các em tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.
2. Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết. Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp trẻ tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa dạng sẽ giúp trẻ từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập tiếng Anh cho trẻ em.
3. Học cụ hơn giáo trình. Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết. Dạy tiếng Anh cho trẻ em cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch...) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của các em, nhất là cần khuyến khích trẻ tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập, khuyến khích trẻ nghe nói, giao tiếp Tiếng Anh nhiều. Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.
4. Nói nhiều hơn nghe-viết. Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, trẻ đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp Tiếng Anh đối với nhiều thế hệ đi trước. Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, các em cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp trẻ phát âm chuẩn. Qua đó trẻ em cũng phát âm Tiếng Anh chuẩn hơn. Một cách hạn chế việc dạy tiếng Anh cho trẻ em phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc...
5. Bắt chước hơn ngữ pháp. Bắt chước là không thể thiếu được đối với trẻ em, đặc biệt trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ em. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản. Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để các em tự xác định và hành động phù hợp. Việc bắt chước sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng phát âm của trẻ, các em sẽ có thể phát âm Tiếng Anh với mức độ chuẩn gần với người bản xứ.
6. Vui hơn cho điểm. Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là "hôm nay được bao nhiêu điểm" hơn là "hôm nay học có vui không, có gì mới không" như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, trẻ phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao. Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên trẻ nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, trẻ có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả. Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh cho trẻ em như ở nhiều nước khác. Sắp tới, cần chú ý xây dựng những lớp bồi dưỡng chuyên đề về dạy tiếng Anh cho trẻ em để không những nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mà còn rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cả về phương pháp, kỹ năng và tạo nền tảng, thói quen cho trẻ học tập suốt đời trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh cho trẻ em.
Ở lứa tuổi của mấy bé, phát âm đúng là điều quan trọng nhất. Vì vậy, mình nghĩ nên cho bé học với giáo viên bản xứ để bé dần làm quen với môi trường. Học từ 1 đến 2 khóa bé sẽ trở nên dạn dĩ hơn rất nhiều. Học với giáo viên nước ngoài ngay từ thời tấm bé sẽ là cách hiệu quả nhất giúp trẻ nhanh chóng làm quen với Tiếng Anh.