Phòng máy của thang máy thường nằm ngay trên đỉnh hố thang

tmivina

Thành viên
Tham gia
18/10/2024
Bài viết
0
64 thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực thang máy

Thang máy ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ dừng lại ở thang máy tải khách ở các tòa nhà cao tầng mà Lắp đặt thang máy gia đình cũng được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Dưới đây là một số thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực thang máy, giúp người dùng có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về thang máy

Phòng máy (Machine room)

Phòng máy của thang máy thường nằm ngay trên đỉnh hố thang, nơi đặt máy kéo, các thiết bị điện và hệ thống điều khiển thang máy. Phòng máy thường sẽ có sàn được đổ bê tông và chiều cao từ 1800mm trở lên.

Thang máy có phòng máy (MRA)

Hố thang được bố trí phòng đặt máy kéo trên đỉnh hố thang. Máy kéo được sử dụng cho thiết kế thang máy này có thể là loại có hộp số (Gearbox Machine) hoặc loại không hộp số (Gearless Machine), phụ thuộc vào kiểu truyền động và chiều cao phòng máy.

Thang máy không phòng máy (MRL)

Hố thang không bố trí phòng đặt máy kéo như dòng thang máy có phòng máy, điều này sẽ làm giảm chiều cao hố thang. Máy kéo được sử dụng trong thiết kế này là loại không hộp số, có thiết kế phụ thuộc vào kiểu truyền động và chiều cao đỉnh hố thang (OH).

Máy kéo có hộp số (Gearbox Machine)

Gồm 2 phần: động cơ và hộp số. Máy kéo có hộp số chỉ có thể sử dụng cho hố thang có phòng máy. Loại máy kéo này vận hành ồn hơn, chi phí bảo dưỡng cao, tiêu thụ năng lượng lớn hơn so với máy kéo không hộp số. Tuy nhiên, giá thành của loại máy kéo này thấp hơn loại máy kéo không hộp số.

Máy kéo không hộp số (Gearless Machine)

Là loại máy kéo chỉ có động cơ đồng bộ sử dụng nam châm vĩnh cửu, không có hộp số. Loại máy kéo này sử dụng cho cả thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy, với mọi tốc độ từ thấp đến cao. Máy kéo không hộp số vận hành êm ái, chi phí bảo dưỡng thấp, tiêu thụ năng lượng thấp nhưng có giá thành cao hơn máy kéo có hộp số.

Hố thang/Giếng thang (Hoistway)

Hố thang hay còn gọi là giếng thang: là khoảng không gian dành cho thang máy di chuyển.

Bao gồm 3 phần:

– Đỉnh hố thang – Over Head (OH): Được tính từ sàn tầng trên cùng đến đỉnh hố, thường giới hạn bởi sàn phòng máy.

– Hố âm (PIT): Phần đáy của hố thang tính từ sàn tầng thấp nhất; tạo không gian an toàn cho khung cabin khi thang máy di chuyển đến tầng thấp nhất.

– Khoảng di chuyển (Travel): Khoảng cách di chuyển của cabin tính từ sàn tầng thấp nhất đến sàn tầng cao nhất.

Buồng thang (Cabin)

Cabin – hay còn gọi là “Buồng” bên trong hố thang, là phần giới hạn dùng cho người sử dụng thang máy để di chuyển.

Vách cabin (Car walls)

Các tấm vách giới hạn an toàn cho người sử dụng, được gắn xung quanh cabin; thường được làm bằng các vật liệu đa dạng như inox, kính cường lực – Thang máy kính, gỗ,…

Sàn cabin (Floor)

Sàn cabin là nơi hành khách trực tiếp đặt chân vào khi sử dụng thang máy. Vật liệu sàn cabin cũng khá đa dạng: đá thiên nhiên, đá marble, tấm nhựa PVC, thép tấm chống trượt,…

Trần cabin (Ceiling)

Được bố trí phía dưới nóc cabin, tạo thẩm mỹ cho cabin và được lắp đặt hệ thống chiếu sáng và quạt làm mát. Vật liệu sử dụng cho trần có thể là tôn kẽm sơn, inox, nhựa, gỗ…

Tay vịn (Handrail)

Là bộ phận thường được gắn vào các vách cabin nhằm hỗ trợ người sử dụng đứng vững, chắc chắn trong quá trình cabin di chuyển.

Bảng điều khiển cabin (COP)

Là thiết bị lắp trong cabin thang máy, bố trí các thành phần để người dùng theo dõi và sử dụng các chức năng trong cabin, bao gồm: đèn hiển thị vị trí tầng và chiều di chuyển, nút nhấn chọn tầng, nút đóng và mở cửa cabin, nút báo động, hệ thống liên lạc với bên ngoài. Một số bảng điều khiển cabin còn có thêm các nút nhấn cho các chức năng khác như ưu tiên cabin, bảo trì thang máy, tách nhóm thang,…

Nút chọn tầng

Nút đánh số tầng trên bảng điều khiển cabin dùng để chọn tầng cần di chuyển đến. Sau khi nhấn thì đèn nút nhấn sẽ phát sáng, lệnh gọi sẽ được đăng ký, thang sẽ di chuyển đến tầng đã chọn.

Nút đóng cửa

Nút đóng cửa được bố trí trên bảng điều khiển cabin cho phép đóng nhanh cửa thang máy, thường được dùng khi muốn đóng cửa lại trước khi cửa được tự động đóng lại

Nút mở cửa – giữ cửa

Nút nhấn bố trí trên bảng điều khiển cabin cho phép mở cửa hoặc giữ cửa mở, thường dùng khi giữ cho cửa mở lại khi cửa đang đóng vào.

Hộp gọi tầng (LOP)

Hộp gọi tầng gồm nút nhấn với mũi tên lên/xuống, đèn hiển thị tầng và chiều di chuyển. Người dùng nhấn nút mũi tên lên khi muốn đi lên, nút mũi tên xuống khi muốn đi xuống.

Bộ truyền động cửa tầng (Door Device)

Là thiết bị truyền động đóng và mở cửa tầng, được gắn vào đà cửa tầng, và được kết nối với bộ truyền động cửa cabin qua cơ cấu cơ khí. Các cánh cửa tầng sẽ được gắn vào bộ truyền động cửa tầng. Có 02 loại truyền động cửa tầng: Mở cửa từ trung tâm và mở cửa từ một bên.

Bộ truyền động cửa cabin (Door Operator)

Là thiết bị truyền động đóng và mở cửa tự động được gắn lên trên đầu cabin, gồm cơ cấu truyền động, động cơ và biến tần; được điều khiển bởi hệ thống điều khiển chính. Cánh cửa cabin sẽ được gắn vào bộ truyền động cửa cabin. Có 02 loại truyền động cửa cabin: Mở cửa từ trung tâm và mở cửa từ một bên.

Trán cửa (Transom)

Tấm thép hoặc inox được ốp ngay phía trên khung bao cửa tầng nhằm tạo thẩm mỹ cho cửa thang máy.

Khung bao cửa tầng (Door Jamb)

Khung thép hoặc Inox được lắp vào xung quanh cửa tầng tạo thành khung cửa tầng. Có hai loại: Khung bao cửa tầng bản rộng và khung bao cửa tầng bản hẹp.

Tủ điều khiển thang máy (Main control cabinet – MCB)

Hay còn gọi là tủ điện – điều khiển toàn bộ các hoạt động của thang máy; bao gồm bộ điều khiển PLC (programming logic control) hay Vi mạch điều khiển tín hiệu, biến tần, contactor, rơ-le, bộ nguồn,…được lắp tại phòng máy hoặc tầng trên cùng.

Nội thất IVINA: Miễn phí thiết kế bản vẽ

Hotline: 0876912855

Website: thangmayivina.com
 
×
Quay lại
Top Bottom