- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
Tuoitre.vn
Sao bắt dân cõng gánh nặng "phí chồng phí"?
TTO - Đọc thông tin từ 1-1-2013 sẽ thu phí sử dụng đường bộ, nhiều ý kiến bạn đọc đã gửi thắc mắc về Tuổi Trẻ Online: Việc thu phí này có phải là "phí chồng phí"? Việc thu thêm phí này có hợp lý hay không?
TTO trích đăng một số ý kiến:
Phí thu không hợp lý
Trước thông tin Bộ Tài chính ấn định mức thu phí bảo trì, bảo dưỡng đường bộ đối với ôtô, xe máy vào đầu năm 2013, chắc chắn người dân sẽ thắc mắc bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, Nhà nước khẳng định đây là loại phí chứ không phải là sắc thuế, do đó việc cào bằng thu phí đối với mọi đối tượng có sở hữu phương tiện giao thông là không thuyết phục.
Thứ hai là thực tế lâu nay việc sử dụng phương tiện giao thông, ngoài các loại thuế, phí khác thì đã có thêm việc thu phí qua xăng dầu.
Nếu bây giờ Nhà nước muốn thu thêm khoản phí này thì tốt nhất nên tăng phí qua xăng dầu để đảm bảo công bằng xã hội. Điều đặc biệt đáng quan tâm hơn là khi thi công bất kỳ công trình giao thông nào, đơn vị thi công phải có trách nhiệm bảo hành chất lượng công trình đó và Nhà nước (chủ đầu tư) phải thực hiện việc quản lý giám sát bên thi công. Nếu công trình thi công xong mà chất lượng không đảm bảo hoặc đưa vào sử dụng một thời gian xuống cấp, hư hỏng thì phải buộc bên thi công có trách nhiệm sửa chữa khắc phục chứ không thể buộc người dân phải tiếp tục bỏ tiền ra để bảo dưỡng, bảo trì đường sá thêm nữa.
Theo tôi được biết, trước đây cũng đã thu phí đường bộ nhưng do thất thoát nhiều, Chính phủ đã có chủ trương thu phí qua xăng dầu. Như vậy mỗi lít xăng dầu người sử dụng đã phải nộp thuế rồi (kể cả các đơn vị sử dụng xăng, dầu trong sản xuất nông nghiệp chẳng liên quan gì đường bộ cũng phải đóng). Bây giờ lại có thêm phí sử dụng đường bộ này là nhằm mục đích gì?
Tôi kiến nghị cần xem xét lại chi phí xây dựng cầu đường và chất lượng các công trình giao thông. Nếu làm tốt khâu này có lẽ dân sẽ được bớt các loại phí.
Trong xăng đã có phí "cầu - đường" để phục vụ việc bảo dưỡng, duy tu cầu đường. Bây giờ thêm phí sử dụng đường bộ nhưng với mục đích giống nhau, chỉ khác tên. Đường bộ không phải là "cầu - đường", nhưng cầu + đường lại là đường bộ!
Theo tôi nghĩ, mức phí đề xuất như trên là khá hợp lý với mức sống của người dân hiện nay. Nhưng có lẽ điều tất cả người dân băn khoăn là sao khi đóng phí chúng tôi có được đi lại trên những con đường an toàn, thẳng tắp hay không? Hay là ngày ngày đi lại trên những con đường lồi lõm, đầy ổ gà, ổ trâu và chứng kiến bao nhiêu tai nạn do những con đường đó gây ra để rồi lo lắng không biết có khi nào mình sẽ là nạn nhân kế tiếp?
Ví dụ như đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7 ở nơi tôi ở, chưa bao giờ tôi thấy con đường đó được sửa chữa đàng hoàng, đâu đâu cũng thấy ổ trâu, ổ voi, ngập nước triền miên. Tại sao tôi lại nói đến vấn đề ngập nước vì cứ ngập nước là đường sẽ hỏng, vậy muốn đường bớt hỏng thì việc trước tiên là chống ngập cũng không thấy ai nghĩ đến và thực hiện cả.
Phí này do người sử dụng xe đóng góp cho mục đích sử dụng đường đi khi ngồi lên xe nên rất cần công khai minh bạch tất cả các khoản chi. Phí này có dùng để bảo trì các đường hẻm vào nhà dân không? Nếu đóng tiền bảo trì mà đường vào nhà dân quá tệ thì làm sao? Đề nghị Bộ Tài chính cho biết rõ phí này dùng để bảo trì những loại đường nào, không nói chung chung. Còn nếu chỉ để bảo trì quốc lộ, có đến 80% xe gắn máy cả đời không xuất hiện trên quốc lộ.
Các thuế, phí hiện nay quá nhiều, đời sống người dân đang khó khăn, chất lượng đường sá quá kém mà thu phí là chưa nên.
Đường sá mau xuống cấp là do xe nặng và đào đường. Cứ thử quan sát ngay trên xa lộ Hà Nội thì thấy rõ thực chất phí thu được do lưu thông xe tải nặng là không đủ sửa chữa những hỏng hóc cầu đường do những xe này gây ra. Việc thu thêm phí với môtô, xe máy là không công bằng vì khi mua xăng người dân đã phải đóng góp tới 32% thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT. Hãy nghiên cứu sử dụng đồng tiền thuế của dân một cách hiệu quả, chống tham nhũng hiệu quả, không nên cứ thiếu là nghĩ ra khoản thu tiếp...
Cũng chính Bộ Tài chính đề xuất không tăng lương năm 2013 do tình hình khó khăn, vậy thu phí này thì có tăng lương không? Số tiền này dùng để làm gì?
Sao bắt dân cõng gánh nặng "phí chồng phí"?
TTO - Đọc thông tin từ 1-1-2013 sẽ thu phí sử dụng đường bộ, nhiều ý kiến bạn đọc đã gửi thắc mắc về Tuổi Trẻ Online: Việc thu phí này có phải là "phí chồng phí"? Việc thu thêm phí này có hợp lý hay không?
|
Hố tử thần xuất hiện tại ngã tư Trường Sa - Trần Quang Diệu (Q.3, TP.HCM). Đường xấu như thế này sao cứ đòi thu phí hoài? - Ảnh: Mậu Trường |
Phí thu không hợp lý
Trước thông tin Bộ Tài chính ấn định mức thu phí bảo trì, bảo dưỡng đường bộ đối với ôtô, xe máy vào đầu năm 2013, chắc chắn người dân sẽ thắc mắc bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, Nhà nước khẳng định đây là loại phí chứ không phải là sắc thuế, do đó việc cào bằng thu phí đối với mọi đối tượng có sở hữu phương tiện giao thông là không thuyết phục.
Thứ hai là thực tế lâu nay việc sử dụng phương tiện giao thông, ngoài các loại thuế, phí khác thì đã có thêm việc thu phí qua xăng dầu.
Nếu bây giờ Nhà nước muốn thu thêm khoản phí này thì tốt nhất nên tăng phí qua xăng dầu để đảm bảo công bằng xã hội. Điều đặc biệt đáng quan tâm hơn là khi thi công bất kỳ công trình giao thông nào, đơn vị thi công phải có trách nhiệm bảo hành chất lượng công trình đó và Nhà nước (chủ đầu tư) phải thực hiện việc quản lý giám sát bên thi công. Nếu công trình thi công xong mà chất lượng không đảm bảo hoặc đưa vào sử dụng một thời gian xuống cấp, hư hỏng thì phải buộc bên thi công có trách nhiệm sửa chữa khắc phục chứ không thể buộc người dân phải tiếp tục bỏ tiền ra để bảo dưỡng, bảo trì đường sá thêm nữa.
Trần Văn Đôn
Phí chồng phíTheo tôi được biết, trước đây cũng đã thu phí đường bộ nhưng do thất thoát nhiều, Chính phủ đã có chủ trương thu phí qua xăng dầu. Như vậy mỗi lít xăng dầu người sử dụng đã phải nộp thuế rồi (kể cả các đơn vị sử dụng xăng, dầu trong sản xuất nông nghiệp chẳng liên quan gì đường bộ cũng phải đóng). Bây giờ lại có thêm phí sử dụng đường bộ này là nhằm mục đích gì?
Tôi kiến nghị cần xem xét lại chi phí xây dựng cầu đường và chất lượng các công trình giao thông. Nếu làm tốt khâu này có lẽ dân sẽ được bớt các loại phí.
Lamda
Nhiều phí, nhiều tên cho cùng một mục đíchTrong xăng đã có phí "cầu - đường" để phục vụ việc bảo dưỡng, duy tu cầu đường. Bây giờ thêm phí sử dụng đường bộ nhưng với mục đích giống nhau, chỉ khác tên. Đường bộ không phải là "cầu - đường", nhưng cầu + đường lại là đường bộ!
Khanh
Thu phí rồi có được chạy đường tốt không?Theo tôi nghĩ, mức phí đề xuất như trên là khá hợp lý với mức sống của người dân hiện nay. Nhưng có lẽ điều tất cả người dân băn khoăn là sao khi đóng phí chúng tôi có được đi lại trên những con đường an toàn, thẳng tắp hay không? Hay là ngày ngày đi lại trên những con đường lồi lõm, đầy ổ gà, ổ trâu và chứng kiến bao nhiêu tai nạn do những con đường đó gây ra để rồi lo lắng không biết có khi nào mình sẽ là nạn nhân kế tiếp?
Ví dụ như đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7 ở nơi tôi ở, chưa bao giờ tôi thấy con đường đó được sửa chữa đàng hoàng, đâu đâu cũng thấy ổ trâu, ổ voi, ngập nước triền miên. Tại sao tôi lại nói đến vấn đề ngập nước vì cứ ngập nước là đường sẽ hỏng, vậy muốn đường bớt hỏng thì việc trước tiên là chống ngập cũng không thấy ai nghĩ đến và thực hiện cả.
Minh Nguyên
Phí bảo trì đường bộ cần công khai thu, chi và cụ thểPhí này do người sử dụng xe đóng góp cho mục đích sử dụng đường đi khi ngồi lên xe nên rất cần công khai minh bạch tất cả các khoản chi. Phí này có dùng để bảo trì các đường hẻm vào nhà dân không? Nếu đóng tiền bảo trì mà đường vào nhà dân quá tệ thì làm sao? Đề nghị Bộ Tài chính cho biết rõ phí này dùng để bảo trì những loại đường nào, không nói chung chung. Còn nếu chỉ để bảo trì quốc lộ, có đến 80% xe gắn máy cả đời không xuất hiện trên quốc lộ.
Gia Tam Anh
Hãy nghiên cứu sử dụng đồng tiền thuế của dân một cách hiệu quảCác thuế, phí hiện nay quá nhiều, đời sống người dân đang khó khăn, chất lượng đường sá quá kém mà thu phí là chưa nên.
Đường sá mau xuống cấp là do xe nặng và đào đường. Cứ thử quan sát ngay trên xa lộ Hà Nội thì thấy rõ thực chất phí thu được do lưu thông xe tải nặng là không đủ sửa chữa những hỏng hóc cầu đường do những xe này gây ra. Việc thu thêm phí với môtô, xe máy là không công bằng vì khi mua xăng người dân đã phải đóng góp tới 32% thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT. Hãy nghiên cứu sử dụng đồng tiền thuế của dân một cách hiệu quả, chống tham nhũng hiệu quả, không nên cứ thiếu là nghĩ ra khoản thu tiếp...
Nguyễn Nam
Thu phí rồi có tăng lương không?Cũng chính Bộ Tài chính đề xuất không tăng lương năm 2013 do tình hình khó khăn, vậy thu phí này thì có tăng lương không? Số tiền này dùng để làm gì?
MỸ HUYỀN
Hiệu chỉnh bởi quản lý: