- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo : " Growing Ideas is a Process, Not a Lightning Bolt "- Carolyn Kaufman, PsyD
Giai đoạn 1: Nhận thấy vấn đề
Ngay cả trước khi bạn nhận diện 1 ý tưởng bắt đầu - ngay cả trước khi bạn bắt đầu hỏi những câu hỏi " cái gì xảy ra nếu..." - bạn có thể cần khám phá những yếu tố của vấn đề. Nói cách khác, bạn cần nhận ra được một cơ hội để cho một ý tưởng tồn tại.
Giai đoạn 2 : Chuẩn bị.
Sự chuẩn bị bao gồm việc phân tích bối cảnh của vấn đề , định nghĩa cái gì cần, và sau đó huy động vốn hiểu biết hiện tại của bạn và khả năng giải quyết vấn đề để nghiên cứu và thiết lập một môi trường để cho ý tưởng phát triển.
Đây là giai đoạn mà bạn lật đi lật lại ý tưởng trong đầu bạn, cố tìm ra những khả năng khác nhau và thực hiện nghiên cứu để mở rộng ý tưởng. Giai đoạn này dựa nhiều vào những gì từng có hiệu quả đối với bạn trong quá khứ.
Giai đoạn 3: Thất vọng.
Bạn chạm đến giới hạn của khả năng của bạn để xử lý với vấn đề / ý tưởng. Bạn đã có sự khởi đầu của một câu chuyện, nhưng bây giờ bạn cần một điều gì đó thú vị và độc đáo , nhưng bạn không thể xác định được điều đó là gì. Bạn có thể phải vật lộn với ý tưởng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước khi bạn cảm thấy cáu tiết với ý tưởng và tống nó ra khỏi đầu. Theo các nhà nghiên cứu, sự thất vọng này có thể dẫn đến giai đoạn quan trọng tiếp theo.
Giai đoan 4: Ấp trứng
Trong suốt giai đoạn này, bạn không làm việc với ý tưởng trên bình diện ý thức , mà là vô thức, cố thử những sự kết hợp khác nhau, hoặc kết hợp những ý tưởng. Vô thức của bạn cho rằng phần lớn những sự kết hợp đó là vô ích, nhưng một thời gian sau nó một điều gì đó hứa hẹn sẽ xuất hiện.
Bạn có thể nuôi dưỡng phần vô thức sáng tạo đó bằng cách đọc sách của những tác giả bạn ngưỡng mộ, giữ một cuốn sổ chép ý tưởng và thỉnh thoảng kiểm tra ý tưởng xem nếu bạn có thêm điều gì mới bổ sung.
Giai đoạn 5: Sự khai trí
Một khi vô thức xuất hiện điều gì đó hay ho, nó sẽ đẩy ý tưởng lên bình diện ý thức. Điều thú vị là một số người trải nghiệm một cảm xúc đoán biết trước - một " sự gợi trước " của ý thức rằng một ý tưởng mới đang đến.
Tất nhiên giai đoạn khai trí là giai đoạn nhạy cảm nhất của quá trình phát triển ý tưởng, và nó có thể bị cắt đứt bởi nỗ lực ép buộc tạo ra ý tưởng trước khi nó sẵn sàng, hoặc bởi những thứ gây xao nhãng bên ngoài.
Giai đoạn 6: Kiểm chứng
Khi bạn có ý tưởng thì nó vẫn chỉ là 1 hạt giống - nó cần được đánh giá, phát triển và tinh luyện... Và có thể đây bạn quay lại giai đoạn chuẩn bị.
Hãy nhớ, sáng tạo là hay thay đổi; nó đòi hỏi tính linh hoạt và sự sẵn sàng thử những điều mà người khác không làm. Nó cũng đòi hỏi bạn trở thành một phần chủ động của việc phát triển ý tưởng ... Ngay cả khi bạn đang cảm thấy thất vọng!
Giai đoạn 1: Nhận thấy vấn đề
Ngay cả trước khi bạn nhận diện 1 ý tưởng bắt đầu - ngay cả trước khi bạn bắt đầu hỏi những câu hỏi " cái gì xảy ra nếu..." - bạn có thể cần khám phá những yếu tố của vấn đề. Nói cách khác, bạn cần nhận ra được một cơ hội để cho một ý tưởng tồn tại.
Giai đoạn 2 : Chuẩn bị.
Sự chuẩn bị bao gồm việc phân tích bối cảnh của vấn đề , định nghĩa cái gì cần, và sau đó huy động vốn hiểu biết hiện tại của bạn và khả năng giải quyết vấn đề để nghiên cứu và thiết lập một môi trường để cho ý tưởng phát triển.
Đây là giai đoạn mà bạn lật đi lật lại ý tưởng trong đầu bạn, cố tìm ra những khả năng khác nhau và thực hiện nghiên cứu để mở rộng ý tưởng. Giai đoạn này dựa nhiều vào những gì từng có hiệu quả đối với bạn trong quá khứ.
Giai đoạn 3: Thất vọng.
Bạn chạm đến giới hạn của khả năng của bạn để xử lý với vấn đề / ý tưởng. Bạn đã có sự khởi đầu của một câu chuyện, nhưng bây giờ bạn cần một điều gì đó thú vị và độc đáo , nhưng bạn không thể xác định được điều đó là gì. Bạn có thể phải vật lộn với ý tưởng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước khi bạn cảm thấy cáu tiết với ý tưởng và tống nó ra khỏi đầu. Theo các nhà nghiên cứu, sự thất vọng này có thể dẫn đến giai đoạn quan trọng tiếp theo.
Giai đoan 4: Ấp trứng
Trong suốt giai đoạn này, bạn không làm việc với ý tưởng trên bình diện ý thức , mà là vô thức, cố thử những sự kết hợp khác nhau, hoặc kết hợp những ý tưởng. Vô thức của bạn cho rằng phần lớn những sự kết hợp đó là vô ích, nhưng một thời gian sau nó một điều gì đó hứa hẹn sẽ xuất hiện.
Bạn có thể nuôi dưỡng phần vô thức sáng tạo đó bằng cách đọc sách của những tác giả bạn ngưỡng mộ, giữ một cuốn sổ chép ý tưởng và thỉnh thoảng kiểm tra ý tưởng xem nếu bạn có thêm điều gì mới bổ sung.
Giai đoạn 5: Sự khai trí
Một khi vô thức xuất hiện điều gì đó hay ho, nó sẽ đẩy ý tưởng lên bình diện ý thức. Điều thú vị là một số người trải nghiệm một cảm xúc đoán biết trước - một " sự gợi trước " của ý thức rằng một ý tưởng mới đang đến.
Tất nhiên giai đoạn khai trí là giai đoạn nhạy cảm nhất của quá trình phát triển ý tưởng, và nó có thể bị cắt đứt bởi nỗ lực ép buộc tạo ra ý tưởng trước khi nó sẵn sàng, hoặc bởi những thứ gây xao nhãng bên ngoài.
Giai đoạn 6: Kiểm chứng
Khi bạn có ý tưởng thì nó vẫn chỉ là 1 hạt giống - nó cần được đánh giá, phát triển và tinh luyện... Và có thể đây bạn quay lại giai đoạn chuẩn bị.
Hãy nhớ, sáng tạo là hay thay đổi; nó đòi hỏi tính linh hoạt và sự sẵn sàng thử những điều mà người khác không làm. Nó cũng đòi hỏi bạn trở thành một phần chủ động của việc phát triển ý tưởng ... Ngay cả khi bạn đang cảm thấy thất vọng!