- Tham gia
- 19/2/2017
- Bài viết
- 65
Theo chuyên gia NOAA, các sinh vật này có hình dạng khá kỳ lạ, có loài còn sở hữu hình như đĩa bay nữa cơ.
Trong cuộc thám hiểm đáy Thái Bình Dương, gần Samoa (Mỹ) từ giữa tháng 2/2017, các thợ lặn thuộc Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đã phát hiện ra một vài sinh vật lạ ẩn giấu dưới biển sâu.
Cụ thể, với sự trợ giúp của phương tiện lặn điều khiển từ xa (ROV), một vài sinh vật lạ đã lộ diện.
Loài hải quỳ độc cỏ chân màu hồng - sinh vật mới được phát hiện.
Một trong số những sinh vật gây ấn tượng nhất với giới chuyên gia đó là sinh vật sứa phát sáng, có hình dạng như đĩa bay của người ngoài hành tinh ở độ sâu 3.000m dưới đáy Thái Bình Dương.
Bước đầu xác định, các nhà khoa học cho rằng, loài sứa này là sứa có tên khoa học là Benthocodon hyalinus.
Bên cạnh đó, một loạt các sinh vật độc - lạ cũng không thoát khỏi đôi mắt của thợ lặn thuộc NOAA. Đó là một loại hải quỳ độc cỏ chân màu hồng - trông như loài thủy tức ngoài hành tinh; hay loài giống sao biển giòn, cá mù làn...
Loài sứa có hình đĩa bay mới được phát hiện ở đáy biển Thái Bình Dương
Sở dĩ loài sinh vật này có tên gọi là sao biển giòn bởi những cánh tay của chúng dễ gãy nhằm tạo ra một sự phòng thủ cơ học.
Các nhà khoa học cho biết cấu trúc cơ thể của loài sao biển giòn ở dạng đối xứng tỏa tròn (radially symmetrical).
Về mặt lý thuyết, chúng có thể sử dụng bất kỳ sự kết hợp của cả 5 xúc tu ngoằn ngoèo của cơ thể để di chuyển theo bất cứ hướng nào nó muốn.
Theo Allen Collins - nhà động vật học tại Phòng thí nghiệm Phân loại Quốc gia (NOAA), việc phát hiện ra các loài vật này sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong giới sinh vật học.
Nguồn: Gizmodo
Trong cuộc thám hiểm đáy Thái Bình Dương, gần Samoa (Mỹ) từ giữa tháng 2/2017, các thợ lặn thuộc Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đã phát hiện ra một vài sinh vật lạ ẩn giấu dưới biển sâu.
Cụ thể, với sự trợ giúp của phương tiện lặn điều khiển từ xa (ROV), một vài sinh vật lạ đã lộ diện.
Loài hải quỳ độc cỏ chân màu hồng - sinh vật mới được phát hiện.
Một trong số những sinh vật gây ấn tượng nhất với giới chuyên gia đó là sinh vật sứa phát sáng, có hình dạng như đĩa bay của người ngoài hành tinh ở độ sâu 3.000m dưới đáy Thái Bình Dương.
Bước đầu xác định, các nhà khoa học cho rằng, loài sứa này là sứa có tên khoa học là Benthocodon hyalinus.
Bên cạnh đó, một loạt các sinh vật độc - lạ cũng không thoát khỏi đôi mắt của thợ lặn thuộc NOAA. Đó là một loại hải quỳ độc cỏ chân màu hồng - trông như loài thủy tức ngoài hành tinh; hay loài giống sao biển giòn, cá mù làn...
Loài sứa có hình đĩa bay mới được phát hiện ở đáy biển Thái Bình Dương
Sở dĩ loài sinh vật này có tên gọi là sao biển giòn bởi những cánh tay của chúng dễ gãy nhằm tạo ra một sự phòng thủ cơ học.
Các nhà khoa học cho biết cấu trúc cơ thể của loài sao biển giòn ở dạng đối xứng tỏa tròn (radially symmetrical).
Về mặt lý thuyết, chúng có thể sử dụng bất kỳ sự kết hợp của cả 5 xúc tu ngoằn ngoèo của cơ thể để di chuyển theo bất cứ hướng nào nó muốn.
Theo Allen Collins - nhà động vật học tại Phòng thí nghiệm Phân loại Quốc gia (NOAA), việc phát hiện ra các loài vật này sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong giới sinh vật học.
Nguồn: Gizmodo