- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.256
"Pháo hoa cho người nghèo!"
Trần Quốc QuânGửi tới BBC Tiếng Việt từ Warsaw, Ba Lan
Image copyrightSTR/AFP/GETTY IMAGES
Image captionBắn pháo hoa tại TP Hồ Chí Minh dịp 30/4/2015
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ thị giao thừa Tết Đinh Dậu 2017 các địa phương trong cả nước không được bắn pháo hoa với lí do “dành thời gian và kinh phí chăm lo tết cho người nghèo”.
Đọc xong tin này trong tôi có nhiều cảm xúc trái chiều, mừng ít buồn nhiều nhưng lớn nhất là tức giận, tức giận vì thói đạo đức giả ngày càng lên ngôi. Trước kia thói đạo đức giả thường có trong mỗi cá nhân, giờ lan ra cả tập thể, mà nguy hại nhất là tập thể có vai trò lãnh đạo.
Tôi không tin Ban Bí thư thực tâm lo cho người nghèo từ những việc nhỏ như thế, bởi họ có thể lo cho người nghèo bằng nhiều cách tốt hơn, hiệu quả hơn chứ không phải bằng cách mị dân cướp đi nhu cầu chính đáng được thưởng thức pháo hoa trong ngày Tết cổ truyền thiêng liêng của toàn dân trong đó có rất nhiều người nghèo.
Khi xã hội đã vượt qua ngưỡng phải lo cho miếng cơm manh áo thì nhu cầu của người dân về đời sống tinh thần quan trọng không kém đời sống vật chất.
Thực tế cho thấy rằng, trong dòng người đổ về các tụ điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa, say mê ngước mắt lên bầu trời ngắm những tràng pháo hoa muôn màu rực rỡ có rất nhiều người nghèo thành phố, ngoại ô và các vùng nông thôn ven đô.
Đêm giao thừa Dương lịch năm 2016, hòa trong dòng người (phần đông là du khách nước ngoài) trên đường Trần Phú ven biển thành phố Nha Trang, tôi thầm ao ước được ngước lên xem những chùm pháo hoa tỏa sáng muôn màu trên bầu trời và soi bóng lung linh dưới làn nước biển, thay vì không khí đón năm mới lặng lẽ, mọi người đi lại nhìn nhau nhạt nhẽo.
Bắn pháo hoa vào dịp đó là một hình thức quảng cáo du lịch hiệu quả, để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách nhằm kéo họ quay trở lại hay nhờ họ quảng bá cho người thân, bạn bè.
Image copyrightPAULA BRONSTEIN/GETTY IMAGES
Image copyrightPAULA BRONSTEIN/GETTY IMAGES
Image captionXem bắn pháo hoa tại Hà Nội Tết 2004
Câu hỏi đặt ra là, không bắn pháo hoa thì chúng ta tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Trước chỉ thị của Ban Bí thư, Hà Nội dự tính chi 10 tỷ đồng từ nguồn tiền xã hội hóa để bắn pháo hoa tại 30 điểm.
Thay vì cực đoan cấm triệt để bắn pháo hoa, Hà Nội có thể giảm số điểm bắn từ 30 xuống 10 thì chi phí chỉ còn hơn 3 tỷ đồng.
Số tiền này nhân ra cả nước ước tính không vượt quá 30 tỷ đồng, chi cho 3 triệu hộ nghèo trong cả nước, mỗi hộ được 10 nghìn đồng.
Liệu số tiền tiết kiệm do không bắn pháo hoa này có đến được tay người nghèo không? Và ngoài chỉ thị cấm bắn pháo hoa, Ban Bí thư đã có những chỉ thị thiết thực, cụ thể nào khác về kinh phí chi cho người nghèo lo Tết chưa?
Quan trọng hơn là, vì miếng ăn cái mặc giả định này (chắc gì đến tay người nghèo) có đáng cướp đi nhu cầu tinh thần thực tế được thưởng thức cái đẹp, mùi khói thuốc pháo, không khí háo hức nô nức ngày Tết của trẻ em, của dân nghèo và cả những người không nghèo không?
Được biết chi phí bắn pháo hoa ở hầu hết các địa phương không lấy từ tiền ngân sách mà từ nguồn xã hội hóa (tất nhiên cũng là tiền xã hội). Được biết pháo hoa chúng ta không phải bỏ ngoại tệ ra nhập khẩu mà do nhà máy quốc phòng trong nước sản xuất.
Các nhà hoạch định chính sách hãy tính đi! Vì người nghèo thì bắn pháo hoa hay không bắn pháo hoa đằng nào lợi hơn?
Để có những hành động tiết kiệm tiền bạc thiết thực giúp người nghèo trong cả nước đón Tết vui hơn, no hơn, ngon hơn, Ban Bí thư đáng lẽ phải ra chỉ thị nghiêm ngặt cấm các hình thức lãng phí như: sử dụng xe công đi cúng lễ đền chùa, đi chúc Tết; uống rượu ngoại tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong các bữa liên hoan, tất niên… thay vì cấm bắn pháo hoa.
Tôi coi chỉ thị không bắn pháo hoa dịp Tết là đỉnh cao của thói đạo đức giả tập thể, cướp đi nhu cầu thưởng thức tinh thần của nhân dân để xoa dịu phẫn nộ của những người bất mãn.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một người đang sống tại Ba Lan.
Trần Quốc QuânGửi tới BBC Tiếng Việt từ Warsaw, Ba Lan
- 31 tháng 12 2016
Image captionBắn pháo hoa tại TP Hồ Chí Minh dịp 30/4/2015
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ thị giao thừa Tết Đinh Dậu 2017 các địa phương trong cả nước không được bắn pháo hoa với lí do “dành thời gian và kinh phí chăm lo tết cho người nghèo”.
Đọc xong tin này trong tôi có nhiều cảm xúc trái chiều, mừng ít buồn nhiều nhưng lớn nhất là tức giận, tức giận vì thói đạo đức giả ngày càng lên ngôi. Trước kia thói đạo đức giả thường có trong mỗi cá nhân, giờ lan ra cả tập thể, mà nguy hại nhất là tập thể có vai trò lãnh đạo.
Tôi không tin Ban Bí thư thực tâm lo cho người nghèo từ những việc nhỏ như thế, bởi họ có thể lo cho người nghèo bằng nhiều cách tốt hơn, hiệu quả hơn chứ không phải bằng cách mị dân cướp đi nhu cầu chính đáng được thưởng thức pháo hoa trong ngày Tết cổ truyền thiêng liêng của toàn dân trong đó có rất nhiều người nghèo.
Khi xã hội đã vượt qua ngưỡng phải lo cho miếng cơm manh áo thì nhu cầu của người dân về đời sống tinh thần quan trọng không kém đời sống vật chất.
Thực tế cho thấy rằng, trong dòng người đổ về các tụ điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa, say mê ngước mắt lên bầu trời ngắm những tràng pháo hoa muôn màu rực rỡ có rất nhiều người nghèo thành phố, ngoại ô và các vùng nông thôn ven đô.
Đêm giao thừa Dương lịch năm 2016, hòa trong dòng người (phần đông là du khách nước ngoài) trên đường Trần Phú ven biển thành phố Nha Trang, tôi thầm ao ước được ngước lên xem những chùm pháo hoa tỏa sáng muôn màu trên bầu trời và soi bóng lung linh dưới làn nước biển, thay vì không khí đón năm mới lặng lẽ, mọi người đi lại nhìn nhau nhạt nhẽo.
Bắn pháo hoa vào dịp đó là một hình thức quảng cáo du lịch hiệu quả, để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách nhằm kéo họ quay trở lại hay nhờ họ quảng bá cho người thân, bạn bè.
Image captionXem bắn pháo hoa tại Hà Nội Tết 2004
Câu hỏi đặt ra là, không bắn pháo hoa thì chúng ta tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Trước chỉ thị của Ban Bí thư, Hà Nội dự tính chi 10 tỷ đồng từ nguồn tiền xã hội hóa để bắn pháo hoa tại 30 điểm.
Thay vì cực đoan cấm triệt để bắn pháo hoa, Hà Nội có thể giảm số điểm bắn từ 30 xuống 10 thì chi phí chỉ còn hơn 3 tỷ đồng.
Số tiền này nhân ra cả nước ước tính không vượt quá 30 tỷ đồng, chi cho 3 triệu hộ nghèo trong cả nước, mỗi hộ được 10 nghìn đồng.
Liệu số tiền tiết kiệm do không bắn pháo hoa này có đến được tay người nghèo không? Và ngoài chỉ thị cấm bắn pháo hoa, Ban Bí thư đã có những chỉ thị thiết thực, cụ thể nào khác về kinh phí chi cho người nghèo lo Tết chưa?
Quan trọng hơn là, vì miếng ăn cái mặc giả định này (chắc gì đến tay người nghèo) có đáng cướp đi nhu cầu tinh thần thực tế được thưởng thức cái đẹp, mùi khói thuốc pháo, không khí háo hức nô nức ngày Tết của trẻ em, của dân nghèo và cả những người không nghèo không?
Được biết chi phí bắn pháo hoa ở hầu hết các địa phương không lấy từ tiền ngân sách mà từ nguồn xã hội hóa (tất nhiên cũng là tiền xã hội). Được biết pháo hoa chúng ta không phải bỏ ngoại tệ ra nhập khẩu mà do nhà máy quốc phòng trong nước sản xuất.
Các nhà hoạch định chính sách hãy tính đi! Vì người nghèo thì bắn pháo hoa hay không bắn pháo hoa đằng nào lợi hơn?
Để có những hành động tiết kiệm tiền bạc thiết thực giúp người nghèo trong cả nước đón Tết vui hơn, no hơn, ngon hơn, Ban Bí thư đáng lẽ phải ra chỉ thị nghiêm ngặt cấm các hình thức lãng phí như: sử dụng xe công đi cúng lễ đền chùa, đi chúc Tết; uống rượu ngoại tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong các bữa liên hoan, tất niên… thay vì cấm bắn pháo hoa.
Tôi coi chỉ thị không bắn pháo hoa dịp Tết là đỉnh cao của thói đạo đức giả tập thể, cướp đi nhu cầu thưởng thức tinh thần của nhân dân để xoa dịu phẫn nộ của những người bất mãn.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một người đang sống tại Ba Lan.