Phân tích về mô hình bảo hiến phân tán

taphuclam2000

Thành viên
Tham gia
15/9/2021
Bài viết
0
Bảo hiến là gì? Thế nào là mô hình bảo hiến phân tán phi tập trung? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức về mô hình bảo hiến phân tán phi tập trung.

Bảo hiến là gì?​

Bảo hiến hay nói cách khác là bảo vệ hiến pháp, giám sát tư pháp hoặc tài phán hiến pháp, là thẩm quyền của tòa án của quốc gia xem xét, đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Sở dĩ bảo hiến thường được gọi là tài phán hiến pháp là vì từ trước đến nay bảo hiến luôn gắn với chức năng của tòa án trong việc xem xét tính pháp lý của các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, cũng có cách hiểu khác khi bảo hiến ở phạm vi rộng hơn, lúc này chủ thế không chỉ là toà án mà còn bao gồm nghị viện và hội đồng hiến pháp.
Tìm hiểu thêm tại: Phaptri.vn thượng tôn pháp luật

Mô hình bảo hiến phân tán (phi tập trung)​

Mô hình bảo hiến phân tán (phi tập trung) hay còn gọi là mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, là mô hình tòa án tối cao và tòa án các cấp đều có thẩm quyền giám sát tính hợp hiến, phân chia, kiềm chế giữa các nhóm quyền lực lập pháp, tư pháp và hành pháp.

Trong mô hình này hệ thống các tòa án không những có chức năng xét xử các hành vi vi phạm pháp luật mà còn có chức năng kiểm soát hay hạn chế quyền lực của các cơ quan khác như lập pháp và hành pháp. Bộ máy nhà nước cũng được xây dựng trên nguyên tắc phân chia quyền lực rõ ràng và Mỹ là quốc gia tiên phong áp dụng mô hình này. Cụ thể, Mỹ trao cho các tòa án quyền phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản luật và văn bản dưới luật. Có thể nói, đây cũng chính là nét đặc trưng trong mô hình xây dựng trong hoạt động của Tòa án của nước Mỹ.

Trong vụ án Marbury và Madison của nước Mỹ, Chánh án Tòa án tối cao Marshall đã đưa ra ba tuyên bố rằng:
  • “Hiến pháp là luật tối cao của đất nước;
  • Các luật hay quyết định được đưa ra bởi cơ quan lập pháp là một bộ phận của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp;
  • Thẩm phán, người đã từng tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp phải hủy bỏ những luật lệ quy định của cơ quan lập pháp mâu thuẫn với Hiến pháp”.

Ba tuyên bố trên đã xác lập chức năng bảo hiến của Tòa án và quyền tài phán của Tòa án về quyết định của nhánh lập pháp và hành pháp liên quan đến Hiến pháp.

Mô hình bảo hiến phân tán (phi tập trung) có ưu điểm là bảo hiến một cách chi tiết vì nó liên quan đến từng vụ việc cụ thể.

Tuy nhiên, mô hình này cũng có hai nhược điểm lớn cần khắc phục:
  • Giao quyền bảo hiến cho tòa án các cấp, do đó thủ tục thường dài dòng;
  • Phán quyết của tòa án chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng. Điều này có nghĩa là khi một đạo luật được tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không có giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với tòa án cấp dưới và tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp. Vì vậy, về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực áp dụng mặc dù trên thực tế sẽ không được tòa án áp dụng.

Tư tưởng tam quyền phân lập chính là nguồn gốc bởi sự hình thành mô hình bảo hiến này nên phần lớn các quốc gia đã và đang áp dụng học thuyết tam quyền phân lập cứng đều lựa chọn mô hình bảo hiến này.
Xem thêm: sổ đỏ và số hồng khác nhau như thế nào

Tóm lại, mô hình bảo hiến kiểu Mỹ mang các đặc trưng sau đây:

- Tất cả các Tòa án ở Mỹ đều có quyền xem xét tính hợp Hiến của các đạo luật khi quy định của đạo luật đó được áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể;

- Quyền bảo hiến gắn liền với việc giải quyết một vụ việc, do đó, việc kiện tụng chính là tiền đề để Tòa án xem xét tính hợp Hiến;

- Tòa án chỉ sử dụng quyền bảo hiến trong trường hợp có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị xem xét tính hợp Hiến đó. Đặc điểm này giúp xác định rõ ràng phạm vi của quyền giám sát, tránh việc áp dụng không hiệu quả;

- Một đạo luật không được xem là vi Hiến nếu Tòa án không có đủ căn cứ cho rằng đạo luật đó mâu thuẫn, không phù hợp với Hiến pháp;

- Phán quyết của Tòa án trong trường hợp này chỉ có hiệu lực bắt buộc trong phạm vi các bên của vụ việc được giải quyết, trừ những trường hợp được áp dụng nguyên tắc tiền lệ.

- Khi một đạo luật bị tuyên bố vi Hiến nghĩa là đạo luật đó không còn giá trị áp dụng. Tuy nhiên, Tòa án không có quyền hủy bỏ hay tuyên bố đạo luật đó vô hiệu như trong hệ thống giám sát Hiến pháp tập trung. Phán quyết của Tòa án cấp trên sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với tòa án cấp dưới, riêng phán quyết của Tòa án tối cao có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp.

- Phán quyết của Tòa án không có hiệu lực chung thẩm như trong mô hình Hội đồng bảo hiến hay Tòa án Hiến pháp, mà có thể được xem xét lại bởi Tòa án cấp trên.

Nội dung khác: mẫu thanh lý hợp đồng mua bán
 
×
Top Bottom