- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Bãi rác Nha Trang nằm cạnh Nghĩa trang phía Bắc (TP Nha Trang, Khánh Hòa) mà người dân quen gọi là bãi rác Rù Rì cách nội thành Nha Trang chừng 10km, tồn tại đã hơn 20 năm nay. Đây là nơi tập trung rác lớn nhất thành phố với bãi rác rộng và cao như một ngọn núi. Đây cũng là “công trường” cho những người vô gia cư, những người sống bằng nghề lượm phế liệu.
Ở đây mọi người tập trung đông nhất vào buổi chiều, tối. Trai có, gái có, người già có, con nít có… lúc đông gần cả trăm người. Để nhặt rác, ban đêm người ta còn trang bị thêm đèn pin. Đồ nghề gồm một cuốc đinh 2, một túi đựng đồ phế liệu. Ngày ngày kiếm ăn trên những bãi rác, cuộc sống luôn đối diện với rủi ro bệnh tật. Trước núi rác, mùi hôi thối xộc vào mũi nhưng mọi người nơi đây vẫn tỉnh bơ, hùng hục trèo lên những đống rác khổng lồ đào đào bới bới, dường như mũi họ đã được “miễn dịch” với mùi.
Bà cụ Trần Thị Cúc đã 82 tuổi đã quá già để làm công việc nặng nhọc, cụ cho biết: Cụ đã có thâm niên 60 năm nhặt rác, cụ nhặt rác từ thời còn chiến tranh, nhặt qua ba bốn bãi rác. Cuộc đời vẫn thế, vẫn sống trong rác. Giờ già rồi nên chỉ quanh quẩn nhặt nhạnh phụ với con cháu mua gạo.
Nhiều lúc cụ chạnh lòng tự hỏi: “Liệu thế hệ con cháu mình cứ tiếp tục sống vật vạ bên những đống rác này mãi?”.
Nhiều người, cả cuộc đời mưu sinh trên bãi rác này
Những cánh cò trên bãi rác Nha Trang
Họ cũng như cánh cò kiếm ăn trên ruộng rác
Người chìm vào rác
Làm bạn với rác, ruồi, muỗi...
Ruồi dày đặc, phía sau là bãi rác
Người thì nhỏ mà bãi rác thì lớn
Người đàn ông này sử dụng cả đèn pin để nhặt rác
Phút nghỉ trưa ngắn ngủi
Ăn vội trên bãi rác
Nước sinh hoạt phải mang lên cách xa gần chục cây số
Cụ bà Trần Thị Cúc có "thâm niên" 60 năm nhặt rác. Nhiều lúc cụ chạnh lòng tự hỏi: “Liệu thế hệ con cháu mình cứ tiếp tục sống vật vạ bên những đống rác này mãi?”
Thực sự,mình rất đau lòng và thương cho những người dân phải sống quanh năm với "rác"!!.
Sẽ phải làm gì đây???
Ở đây mọi người tập trung đông nhất vào buổi chiều, tối. Trai có, gái có, người già có, con nít có… lúc đông gần cả trăm người. Để nhặt rác, ban đêm người ta còn trang bị thêm đèn pin. Đồ nghề gồm một cuốc đinh 2, một túi đựng đồ phế liệu. Ngày ngày kiếm ăn trên những bãi rác, cuộc sống luôn đối diện với rủi ro bệnh tật. Trước núi rác, mùi hôi thối xộc vào mũi nhưng mọi người nơi đây vẫn tỉnh bơ, hùng hục trèo lên những đống rác khổng lồ đào đào bới bới, dường như mũi họ đã được “miễn dịch” với mùi.
Bà cụ Trần Thị Cúc đã 82 tuổi đã quá già để làm công việc nặng nhọc, cụ cho biết: Cụ đã có thâm niên 60 năm nhặt rác, cụ nhặt rác từ thời còn chiến tranh, nhặt qua ba bốn bãi rác. Cuộc đời vẫn thế, vẫn sống trong rác. Giờ già rồi nên chỉ quanh quẩn nhặt nhạnh phụ với con cháu mua gạo.
Nhiều lúc cụ chạnh lòng tự hỏi: “Liệu thế hệ con cháu mình cứ tiếp tục sống vật vạ bên những đống rác này mãi?”.


Nhiều người, cả cuộc đời mưu sinh trên bãi rác này


Những cánh cò trên bãi rác Nha Trang


Họ cũng như cánh cò kiếm ăn trên ruộng rác


Người chìm vào rác


Làm bạn với rác, ruồi, muỗi...


Ruồi dày đặc, phía sau là bãi rác


Người thì nhỏ mà bãi rác thì lớn


Người đàn ông này sử dụng cả đèn pin để nhặt rác


Phút nghỉ trưa ngắn ngủi


Ăn vội trên bãi rác


Nước sinh hoạt phải mang lên cách xa gần chục cây số


Cụ bà Trần Thị Cúc có "thâm niên" 60 năm nhặt rác. Nhiều lúc cụ chạnh lòng tự hỏi: “Liệu thế hệ con cháu mình cứ tiếp tục sống vật vạ bên những đống rác này mãi?”
Thực sự,mình rất đau lòng và thương cho những người dân phải sống quanh năm với "rác"!!.

Sẽ phải làm gì đây???