Phân biệt "communication" và "communications"

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.441
Khác nhau chỉ ở "s" cuối từ, nhưng nghĩa của "communication" và "communications" lại rất khác biệt. Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ cách phân biệt "communication" và "communications".

"Communication" là giao tiếp, sự trao đổi thông tin giữa các cá nhân. Đó chính là con người, là sự liên hệ, tương tác, là những gì chúng ta làm hàng ngày.

"Communications" là một hệ thống truyền tải thông tin, ví dụ báo, đài, TV... Đó chính là công nghệ, là "cái loa" giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp của mình tới khách hàng.

hoc-tieng-anh-6989-1495182652.jpg

Ảnh minh họa: Avaya

Do đó, một chuyên gia truyền thông là "communications expert" (với một chữ "s" ở cuối từ) chứ không phải "communication expert", với hàm ý cô ấy hay anh ấy hiểu rất rõ các phương thức để truyền đạt thông điệp tới khách hàng.

Một cuốn sách viết về "communications" sẽ cho các bạn biết về các phương tiện truyền thông, về công nghệ để việc giao tiếp trở nên hiệu quả, hơn là tương tác giữa con người với con người. Trong khi đó, một cuốn sách về "communication" sẽ hướng dẫn các bạn cách thức để giao tiếp với người khác một cách hiệu quả và phù hợp.

Vậy "truyền thông" theo cách hiểu của marketing là "Communication" hay "communications"? Nó tùy thuộc vào cách thức bạn hiểu thế nào là "truyền thông". Nếu "truyền thông" liên quan nhiều tới việc sử dụng công nghệ để truyền đạt thông điệp tới với thị trường, nó là "communications". Còn nếu truyền thông được hiểu với nghĩa rộng hơn, nó là tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, nó là "communication". Cá nhân mình cho rằng, truyền thông là "communication" hơn là "communications" vì các lý do sau:

- "Communications" liên quan nhiều tới các phương thức chuyển thông tin đi (qua "mass media"), mà không quan tâm tới việc nhận thông tin về. Nó đơn giản là "truyền thông" một chiều, không phù hợp với doanh nghiệp hiện đại.

- "Communication" là nền tảng của truyền thông, bao hàm nội dung phức tạp hơn "communications" nhiều: xây dựng thông điệp, lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp (đôi khi là cá nhân - personal), và nhận thông điệp từ khách hàng, phản hồi khách hàng...

Trong các tài liệu chính thống về marketing, trong "4C" cũng bao gồm:

- Customers's wants and needs (nhu cầu và mong muốn của khách hàng)

- Costs (các loại chi phí mua hàng)

- Convenience (sự tiện lợi)

- Communication (truyền thông - giao tiếp với khách hàng)

Thuật ngữ "truyền thông" không nên được hiểu là việc doanh nghiệp chỉ "truyền đi thông điệp" mà còn phải hiểu là sự lắng nghe của doanh nghiệp với khách hàng. Đó mới là ý nghĩa thực sự của "communication".

Theo thầy Quang Nguyen
Đại học Ngoại thương
 
Hiệu chỉnh:
Hiện nay có nhiều phương pháp học tiếng Anh được giới thiệu trên thị trường. Mình cũng từng thử qua rất nhiều phương pháp, nhưng mình thấy một trong những phương pháp tự học mang tính rất nền tảng và logic đó là phương pháp 3 bước nói chuẩn tiếng Anh của bên trung tâm emas. Vô tình thấy cái tiêu đề nghe cũng shock vì tò mò nên tham dự thử, thấy quả thật đây là cái mình kiếm tìm bấy lâu nay. Bạn cứ đi thử xem thế nào
 
Hồi trước lúc mới ra trường tiếng anh mình rất kém, gặp người nước ngoài là ấp úng
nói không nên lời. Lúc đó bạn mình giới thiệu trung tâm tiếng anh Emas trên đường
Sư Vạn Hạnh ở quận 10, họ chuyên môn đào tào tiếng anh dành cho người bận rộn,
mình thấy học ở đó rất tốt, cả về chất lượng bài giảng, phương pháp của thầy dạy
rất hay, học xong thì mình có thể tự học giao tiếp luôn không cần đến trung tâm
nữa. tất cả thời gian học chỉ kéo dài một tháng rất thích hợp cho bạn nào không
có thời gian nhé.
 
×
Quay lại
Top Bottom