- Tham gia
- 5/9/2011
- Bài viết
- 4.128
Khi tàu Titanic sắp chìm, phụ nữ và trẻ em được ưu tiên đưa xuống xuồng cứu sinh trước. Trăm năm sau, khi du thuyền Costa Concordia bị đắm, chạy tháo thân trước nhất là ông thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn! Đó là chuyện ở châu lục sản sinh ra luật “lady first”, quê hương của các quý ông nổi danh “galăng như Tây”. Ở ta, không đợi đến tàu chìm, cũng thấy hình như vị thế người phụ nữ chẳng may mắn hơn chút nào...
Lần nọ tôi cùng đồng nghiệp đi ăn trưa, quán cơm khá đông khách, khu vực để xe kín cả chỗ. Khó khăn lắm tôi mới di chuyển được một chiếc xe, có chỗ trống để chị đồng nghiệp cho xe vào. Bạn tôi chưa kịp đưa xe vào thì một thanh niên ăn mặc trông khá trí thức, chẳng nghi ngại phi luôn xe mình vào đó, rồi điềm nhiên bước vào quán.
Chị bạn tôi bực mình quát lớn: “Này, chị em tôi mất nửa tiếng mới dời được mấy cái xe, để cái chỗ đó cho anh đậu xe anh à. Đàn ông gì mà kỳ vậy?” Con người trí thức kia quắc mắt: “Có gì đâu mà kỳ, ai có cơ hội thì chớp trước thôi, ở đây đâu phải nhà chị”. Suốt bữa trưa đó, miếng ăn trở nên nhạt thếch trong miệng. Đồng nghiệp tôi bâng quơ, “Thời này người ta không còn phân biệt đâu là phái mạnh, phái yếu, coi ai cũng như ai, sống chết mặc ai”.
Tôi nhớ lời chia sẻ của thầy giáo dạy đại học cách đây vài năm: “Hạnh phúc nhất của người đàn ông là được lấy ghế cho vợ ngồi trong bữa cơm gia đình”. Nhưng hành động nhấc ghế cho vợ giờ đã trở nên xa lạ, hoặc nếu có cũng bị cho là “sến”, ra vẻ. Bởi lẽ phần đông đàn ông thời nay nghĩ rằng họ là trụ cột gia đình, những chuyện như nhấc ghế cho vợ ngồi là không đáng.
Sự thật, phụ nữ hiện tại cũng có nhiều người kiếm tiền đâu thua gì đàn ông, nhưng khi về nhà vẫn phải cơm nước đầy đủ, bảo ban con cái học hành, tròn bổn phận con ngoan dâu hiền, và không quên tu bổ nhan sắc, phẩm hạnh để níu giữ chân chồng.
Vừa giỏi giang công việc ngoài xã hội, vừa phải vén khéo chuyện nhà, ai cũng thấy rõ rằng đôi vai người phụ nữ bây giờ nặng gánh đâu thua nam giới. Vậy mà hôm kia, ở góc ngã tư đường, trên chiếc xe gắn máy nọ, không hiểu người vợ mắc tội gì mà người chồng xô cô xuống đường và liên tục dùng chân thô bạo đạp vào đầu vợ.
Cho dù thế nào thì cũng là phụ nữ, là phái yếu, cái sự “nâng hoa giữ ngọc” xem ra đã tan vào dĩ vãng mất rồi. Ngẫm lại những sự việc mình từng chứng kiến, tôi thấy buồn cho thân phận phụ nữ.
Phái yếu thời nay quá vất vả nhưng lại không được yêu chiều, quan tâm nhiều như trước. Phải chăng do sự bình đẳng giới mà thành? Nhưng chẳng lẽ khi hai giới ngang bằng nhau, ích lợi xã hội, tài năng như nhau, thì người đàn ông có thể cho phép mình không cần quan tâm chiều chuộng, nâng niu người vợ?
Hay phải chăng đàn ông đã có quá nhiều thứ để quan tâm: công việc, bạn bè, game, bia rượu, các cuộc thi nhan sắc... những thứ làm họ choáng ngợp, thoả mãn, nên sự hiện diện của người vợ nhạt nhoà thêm? Có lẽ nào vì thế mà phái yếu đang mất giá từng ngày?
Thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy: CÁCH THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐANG CÓ VẤN ĐỀ
Khi người phụ nữ và cả xã hội phấn đấu để có bình đẳng giới, vẫn có người hiểu sai từ bình đẳng nên chăm chăm khẳng định giá trị người phụ nữ bằng cách nam giới làm được gì, phụ nữ cố làm được việc đó. Họ quên mất rằng mỗi giới có vai trò riêng, vai trò quan trọng nhất của người phụ nữ là sinh đẻ, nuôi dạy, chăm sóc thế hệ tương lai cho gia đình, cho xã hội...
Đáng lẽ cần đấu tranh để đàn ông hiểu tầm quan trọng của phụ nữ, hiểu rõ vai trò của phụ nữ đối với gia đình và xã hội, những việc nên làm, được làm, phải làm của phụ nữ trong tương quan bình đẳng với đàn ông thì nhiều phụ nữ lại chia đôi công việc gia đình cho chồng, xông pha giành lấy việc ngoài xã hội. Ai cũng chỉ có sức lực giới hạn, quỹ thời gian giới hạn.
Phụ nữ ra xã hội sẽ hạn chế việc chăm lo con cái, gia đình. Từ đó phụ nữ dễ gặp những đổ vỡ trong hôn nhân, thất bại trong giáo dục con cái, vất vả trong cuộc sống... Lỗi do ai? Tôi cho rằng do cách thực hiện bình đẳng giới hiện nay có vấn đề, và do chính người phụ nữ tự chuốc lấy quá nhiều áp lực khi thực hiện sai vai trò của vị thế nữ giới.
Do vậy, khẳng định giá trị bản thân là việc chính phụ nữ phải làm để từ việc thay đổi nhận thức về vai trò và vị thế của mình, xã hội ngày càng nhận rõ giá trị thật của người nữ hơn.
Nguyễn Quỳnh Anh, 29 tuổi, nghiên cứu sinh: GIÁ CÓ THỂ XUỐNG, NHƯNG GIÁ TRỊ VẪN TRƯỜNG TỒN
Ở đây tôi nghĩ rằng chúng ta nên phân biệt giữa “giá” và “giá trị”. Như nhan sắc của người phụ nữ, có thể thời gian, quá trình chăm chồng, dạy bảo con cái đã làm dung nhan họ hư hao, nhưng những gì họ đã làm cho gia đình thì mãi là những giá trị trường tồn.
Đàn ông chúng tôi được gọi là phái mạnh nhưng những lúc chán sống mà có một bờ vai, một bàn tay, một lời khuyên nhẹ nhàng, quyết đoán từ chính người phụ nữ bên cạnh đời mình, thì cuộc sống sẽ tốt đẹp bội phần. Người phụ nữ có giá trị ở chỗ làm cho cuộc sống của người bạn đời họ luôn có ý nghĩa. Sắc đẹp hay những hào nhoáng vật chất bên ngoài có thể bị lãng quên, bị đánh bại, nhưng nếu có tâm hồn đẹp, thì có nghĩa bạn đã biết cách tạo lập giá trị cho mình.
Diễn viên Lan Phương: CHẠY THEO GIÁ, DỄ ĐÁNH MẤT GIÁ TRỊ
Không ít các cô gái chạy theo vật chất phù phiếm, cố gắng chứng tỏ mình sành điệu hơn người, nhưng bên trong lại là một tâm hồn trống rỗng. Chạy theo giá thì dễ đánh mất giá trị, vì mải lo chăm chút sắc đẹp mà quên trau chuốt tâm hồn. Nhưng bên cạnh những cô gái mê cái đẹp bên ngoài, vẫn còn rất nhiều cô gái luôn cố gắng giữ đẹp cho tâm hồn. Tôi nghĩ đấy mới là số đông trong xã hội thời nay. Tuy nhiên, giá hay giá trị đều do tự bản thân ta tạo nên, chỉ mong xã hội đừng quá đặt gánh nặng vào đôi vai người phụ nữ.
Theo: nld.com.vn
Lần nọ tôi cùng đồng nghiệp đi ăn trưa, quán cơm khá đông khách, khu vực để xe kín cả chỗ. Khó khăn lắm tôi mới di chuyển được một chiếc xe, có chỗ trống để chị đồng nghiệp cho xe vào. Bạn tôi chưa kịp đưa xe vào thì một thanh niên ăn mặc trông khá trí thức, chẳng nghi ngại phi luôn xe mình vào đó, rồi điềm nhiên bước vào quán.
Chị bạn tôi bực mình quát lớn: “Này, chị em tôi mất nửa tiếng mới dời được mấy cái xe, để cái chỗ đó cho anh đậu xe anh à. Đàn ông gì mà kỳ vậy?” Con người trí thức kia quắc mắt: “Có gì đâu mà kỳ, ai có cơ hội thì chớp trước thôi, ở đây đâu phải nhà chị”. Suốt bữa trưa đó, miếng ăn trở nên nhạt thếch trong miệng. Đồng nghiệp tôi bâng quơ, “Thời này người ta không còn phân biệt đâu là phái mạnh, phái yếu, coi ai cũng như ai, sống chết mặc ai”.
Tôi nhớ lời chia sẻ của thầy giáo dạy đại học cách đây vài năm: “Hạnh phúc nhất của người đàn ông là được lấy ghế cho vợ ngồi trong bữa cơm gia đình”. Nhưng hành động nhấc ghế cho vợ giờ đã trở nên xa lạ, hoặc nếu có cũng bị cho là “sến”, ra vẻ. Bởi lẽ phần đông đàn ông thời nay nghĩ rằng họ là trụ cột gia đình, những chuyện như nhấc ghế cho vợ ngồi là không đáng.
Sự thật, phụ nữ hiện tại cũng có nhiều người kiếm tiền đâu thua gì đàn ông, nhưng khi về nhà vẫn phải cơm nước đầy đủ, bảo ban con cái học hành, tròn bổn phận con ngoan dâu hiền, và không quên tu bổ nhan sắc, phẩm hạnh để níu giữ chân chồng.
Vừa giỏi giang công việc ngoài xã hội, vừa phải vén khéo chuyện nhà, ai cũng thấy rõ rằng đôi vai người phụ nữ bây giờ nặng gánh đâu thua nam giới. Vậy mà hôm kia, ở góc ngã tư đường, trên chiếc xe gắn máy nọ, không hiểu người vợ mắc tội gì mà người chồng xô cô xuống đường và liên tục dùng chân thô bạo đạp vào đầu vợ.
Cho dù thế nào thì cũng là phụ nữ, là phái yếu, cái sự “nâng hoa giữ ngọc” xem ra đã tan vào dĩ vãng mất rồi. Ngẫm lại những sự việc mình từng chứng kiến, tôi thấy buồn cho thân phận phụ nữ.
Phái yếu thời nay quá vất vả nhưng lại không được yêu chiều, quan tâm nhiều như trước. Phải chăng do sự bình đẳng giới mà thành? Nhưng chẳng lẽ khi hai giới ngang bằng nhau, ích lợi xã hội, tài năng như nhau, thì người đàn ông có thể cho phép mình không cần quan tâm chiều chuộng, nâng niu người vợ?
Hay phải chăng đàn ông đã có quá nhiều thứ để quan tâm: công việc, bạn bè, game, bia rượu, các cuộc thi nhan sắc... những thứ làm họ choáng ngợp, thoả mãn, nên sự hiện diện của người vợ nhạt nhoà thêm? Có lẽ nào vì thế mà phái yếu đang mất giá từng ngày?
Khi người phụ nữ và cả xã hội phấn đấu để có bình đẳng giới, vẫn có người hiểu sai từ bình đẳng nên chăm chăm khẳng định giá trị người phụ nữ bằng cách nam giới làm được gì, phụ nữ cố làm được việc đó. Họ quên mất rằng mỗi giới có vai trò riêng, vai trò quan trọng nhất của người phụ nữ là sinh đẻ, nuôi dạy, chăm sóc thế hệ tương lai cho gia đình, cho xã hội...
Đáng lẽ cần đấu tranh để đàn ông hiểu tầm quan trọng của phụ nữ, hiểu rõ vai trò của phụ nữ đối với gia đình và xã hội, những việc nên làm, được làm, phải làm của phụ nữ trong tương quan bình đẳng với đàn ông thì nhiều phụ nữ lại chia đôi công việc gia đình cho chồng, xông pha giành lấy việc ngoài xã hội. Ai cũng chỉ có sức lực giới hạn, quỹ thời gian giới hạn.
Phụ nữ ra xã hội sẽ hạn chế việc chăm lo con cái, gia đình. Từ đó phụ nữ dễ gặp những đổ vỡ trong hôn nhân, thất bại trong giáo dục con cái, vất vả trong cuộc sống... Lỗi do ai? Tôi cho rằng do cách thực hiện bình đẳng giới hiện nay có vấn đề, và do chính người phụ nữ tự chuốc lấy quá nhiều áp lực khi thực hiện sai vai trò của vị thế nữ giới.
Do vậy, khẳng định giá trị bản thân là việc chính phụ nữ phải làm để từ việc thay đổi nhận thức về vai trò và vị thế của mình, xã hội ngày càng nhận rõ giá trị thật của người nữ hơn.
Nguyễn Quỳnh Anh, 29 tuổi, nghiên cứu sinh: GIÁ CÓ THỂ XUỐNG, NHƯNG GIÁ TRỊ VẪN TRƯỜNG TỒN
Ở đây tôi nghĩ rằng chúng ta nên phân biệt giữa “giá” và “giá trị”. Như nhan sắc của người phụ nữ, có thể thời gian, quá trình chăm chồng, dạy bảo con cái đã làm dung nhan họ hư hao, nhưng những gì họ đã làm cho gia đình thì mãi là những giá trị trường tồn.
Đàn ông chúng tôi được gọi là phái mạnh nhưng những lúc chán sống mà có một bờ vai, một bàn tay, một lời khuyên nhẹ nhàng, quyết đoán từ chính người phụ nữ bên cạnh đời mình, thì cuộc sống sẽ tốt đẹp bội phần. Người phụ nữ có giá trị ở chỗ làm cho cuộc sống của người bạn đời họ luôn có ý nghĩa. Sắc đẹp hay những hào nhoáng vật chất bên ngoài có thể bị lãng quên, bị đánh bại, nhưng nếu có tâm hồn đẹp, thì có nghĩa bạn đã biết cách tạo lập giá trị cho mình.
Diễn viên Lan Phương: CHẠY THEO GIÁ, DỄ ĐÁNH MẤT GIÁ TRỊ
Không ít các cô gái chạy theo vật chất phù phiếm, cố gắng chứng tỏ mình sành điệu hơn người, nhưng bên trong lại là một tâm hồn trống rỗng. Chạy theo giá thì dễ đánh mất giá trị, vì mải lo chăm chút sắc đẹp mà quên trau chuốt tâm hồn. Nhưng bên cạnh những cô gái mê cái đẹp bên ngoài, vẫn còn rất nhiều cô gái luôn cố gắng giữ đẹp cho tâm hồn. Tôi nghĩ đấy mới là số đông trong xã hội thời nay. Tuy nhiên, giá hay giá trị đều do tự bản thân ta tạo nên, chỉ mong xã hội đừng quá đặt gánh nặng vào đôi vai người phụ nữ.
Theo: nld.com.vn