Peter Higgs - Chủ nhân Nobel Vật lý 2013 từng “không giỏi”... Vật lý

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Giáo sư Peter Higgs cho hay ông nhận được thông tin giành giải thưởng cao quí này qua một người hàng xóm khi ông đang trên đường đi ăn trưa.
Trong lúc giáo sư Higgs (Đại học Edinburgh – Anh) tiến vào một quán ăn nhộn nhịp để thưởng thức món súp, cá hồi và bia tươi thì Học viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển đang cuống cuồng liên hệ với ông để công bố kết quả giải Nobel Vật lý.

2_photo.jpg

Giáo sư Peter Higgs, một trong hai nhà vật lý học đạt giải Nobel vật lý 2013.
Thay vì nhận thông tin trực tiếp từ Ủy ban Nobel ở Stockholm, Giáo sư Higgs, 84 tuổi và không sử dụng điện thoại di động, nghe tin khi đang trên đường về nhà sau bữa trưa. Một người hàng xóm cũ gặp ông ở trên đường và thông báo cho ông tin vui này.

“Bà ấy chúc mừng tôi vì tin vui và tôi hỏi “Ồ, tin gì vậy?”, Giáo sư Higgs kể trong một cuộc họp báo ở Edinburgh.

“Bà ấy nói với tôi rằng con gái bà ấy gọi điện từ Luân Đôn về báo tin rằng tôi đã nhận giải đó. Và khi về đến nhà tôi bắt đầu đọc các tin nhắn và biết tin”, ông nói tiếp.

Giáo sư Higgs cho biết ban đầu ông định tới khu vực Highlands đi nghỉ để tránh ồn ào tuy nhiên cuối cùng ông quyết định hủy chuyến đi này và tới Leith ăn trưa mà không thông báo cho bất kì đồng nghiệp nào ở Đại học Edinburgh.

“Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản vì cảm giác mọi chuyện cuối cùng cũng đã xong. Tôi đã chờ đợi giây phút đó từ rất lâu”, Giáo sư Higgs trả lời câu hỏi ông cảm thấy thế nào về việc giành được giải thưởng khoa học.

Ông Higgs chia sẻ giải thưởng với Giáo sư Francois Englert của Đại học Franccois Englert (Bỉ) người cũng xây dựng một lí thuyết tương tự vào năm 1964 cùng với đồng nghiệp Robert Brout. Nhà vật lý Robert Brout qua đời năm 2011 nên không thể trở thành ứng cử viên giải Nobel.

Giáo sư Higgs cho biết ông đã từng được đề cử giải Nobel Vật lý cách đây rất lâu, vào những năm 1980 nhưng chỉ từ năm ngoái ông mới cảm thấy giải thưởng này có thể trong tầm tay sau khi Các nhà khoa học vận hành máy gia tốc hạt lớn thuộc Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) xác nhận sự tồn tại của hạt Higgs.

Nhà khoa học giành giải Nobel Vật lý cũng tiết lộ hồi học phổ thông, ông “không giỏi lắm” về môn Vật lý.
Ông cho biết hồi đi học tại trường Cotham ở Britol, ông chỉ giành các giải thưởng về hóa học và ngôn ngữ còn đối với ông, môn vật lý “không hấp dẫn lắm”.

Chỉ sau khi nghe một loạt bài diễn thuyết về bom hạt nhân và vật lí học về hạt vào năm 1964, ông mới thay đổi cái nhìn của mình về vật lý.

Ông cho biết bây giờ nếu phải chọn môn học ưa thích ông sẽ chọn sinh học nhưng nếu thất bại ông cũng có thể trở thành một nhà toán học.

article-2168557-13ECAA41000005DC-844_634x360.jpg

Peter Higgs vào những năm 1960.
Giáo sư Higgs kể rằng cha ông là kĩ sư âm thanh của đài BBC và trước khi đi học, lần đầu tiên ông tiếp xúc với môn vật lý qua cuốn sách giáo khoa cũ của cha mình.

“Khi học phổ thông ở Bristol, tôi không hứng thú lắm với môn vật lý. Tôi thích học hóa học hơn và có năng khiếu về toán học”, ông kể lại.

“Tôi không chỉ thấy vật lý học tại trường không hấp dẫn lắm mà tôi còn học không giỏi về môn học này. Ở trường tôi giành được các giải thưởng về ngôn ngữ, tiếng Anh, toán học và hóa học nhưng chưa bao giờ giành được giải nào về vật lý. Lần đầu tiên tôi nhận được giải thưởng về vật lý học là vào năm 1981”, chủ nhân giải Nobel vật lý 2013 kể.

Giáo sư Higgs cho hay ông bắt đầu thấy hứng thú về vật lý sau khi biết nhà vật lý học lý thuyết Paul Dirac đã từng học tại chính trường học của ông trước đó 25 năm.

Nhưng chỉ khi ông hoàn thành chương trình học và tới nghe 2 giáo sư vật lý học tại Đại học Bristol tới diễn thuyết thì môn học này mới thực sự thu hút sự chú ý của ông.

Hai giáo sư diễn thuyết về các quả bom hạt nhân mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản và sau đó nói về vật lý hạt.

“Điều đó đã định hướng đường đi của tôi. Nếu tôi không làm nhà vật lý hoc thì chắc tôi đã theo đuổi toán học”, Giáo sư Higgs chia sẻ.

“Nhưng đến thời điểm tôi bắt đầu hứng thú với môn vật lý học tôi quyết định phải đạt một bằng cấp gì đó về môn học này”, ông kể.

Ông cũng cho biết thêm rằng khi đó việc phát hiện ra cấu trúc DNA cũng thu hút sự quan tâm của ông và nếu được trở lại nghiên cứu, ông sẽ chọn môn sinh học.

Ông cũng dành lời khuyên cho những sinh viên nào hứng thú với môn vật lý: “Với những ai muốn đi theo con đường mà tôi đã đi, tôi có lời khuyên cho các bạn rằng đừng hi vọng các bạn có thể làm mọi việc với chiếc máy tính, các bạn phải có một số kĩ năng toán học cơ bản bởi lẽ chỉ có niềm đam mê với môn vật lý học thôi là chưa đủ”.
Theo infonet
 
×
Quay lại
Top Bottom