Ở Việt Nam, nơi đâu mới xem được sự kiện "Mặt trăng máu" đặc biệt nhất thế kỷ 21 này

Shino chan

╰(*´︶`*)╯
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2017
Bài viết
2.225
Và bạn đừng quên bỏ túi ngay những mẹo vặt này để có thể ngắm nhìn và ghi lại khoảnh khắc đặc biệt "Chị Hằng đến tháng" này nhé!

Bạn đã noted lại và chuẩn bị được gì cho sự kiện thiên văn cực kỳ thú - nguyệt thực toàn phần (Mặt trăng máu hay "chị Hằng đến tháng") - diễn ra vào rạng sáng ngày thứ 7 (28/7) này chưa?

Đặc biệt hơn, lần nguyệt thực toàn phần này là đặc biệt nhất thế kỷ 21 - khi nó kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ, từ 00h14 đến 6h28, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái đất và bị che khuất hoàn toàn.

Lúc này ánh sáng đỏ từ Mặt trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái đất đến Mặt trăng khiến Mặt trăng phản xạ lại gây ra hiện tượng Mặt trăng có màu đỏ tối, nhiều người hay gọi là "trăng máu".


Vùng che khuất toàn phần (umbra)
Và câu hỏi mà nhiều người muốn được giải đáp ngay lúc này - đó là liệu cả nước có xem được sự kiện Mặt trăng máu này không? Và nếu xem được thì có bí kíp nào bỏ túi không nhỉ?

Theo thông tin có được từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thì vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiều khả năng mưa to, trời nhiều mây, âm u vào đêm 27 và ngày 28/7. Chính bởi thế những người yêu thiên văn không thể chứng kiến nguyệt thực toàn phần từ 0h đến 6h30.


Dự báo thời tiết 3 ngày cuối tuần ở Hà Nội
Trong khi đó, các tỉnh từ Huế đến Nam Bộ, trời quang, ít mây nên sẽ là khu vực lý tưởng để xem nguyệt thực dài nhất thế kỷ.

Lịch trình chi tiết hiện tượng nguyệt thực toàn phần rạng sáng ngày 28/7

- Lúc 00:14 - Nguyệt thực nửa tối bắt đầu

- Lúc 01:24 - Nguyệt thực 1 phần bắt đầu

- Lúc 02: 30 - Nguyệt thực toàn phần bắt đầu

- Lúc 03:21 - Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại

- Lúc 04:13 - Nguyệt thực toàn phần kết thúc

- Lúc 05:19 - Nguyệt thực 1 phần kết thúc

- Lúc 06:28 - Nguyệt thực nửa tối kết thúc

Dẫu vậy chúng ta cũng nên hi vọng rằng, thời tiết sẽ ủng hộ các tỉnh miền Bắc bởi đây là sự kiện nguyệt thực kéo dài nhất thế kỷ 21 lần này mà.

Những điểm chú ý mà bạn nên "bỏ túi" khi bạn xem nguyệt thực toàn phần lần này

- Với hiện tượng nguyệt thực toàn phần, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt nào.

Tuy nhiên quan sát Nguyệt thực sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ, để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt trăng.

- Bạn nên chọn địa điểm thoáng, ít khói bụi. Và bạn nên tránh xa ánh đèn đô thị thì mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của trăng.

- Ngắm thôi chưa đủ, bạn muốn lưu giữ lại kỷ niệm này ư - vậy thì nhớ thêm những mẹo chụp ảnh - tốc độ chụp ảnh bằng máy và smartphone này.

- Nếu chụp ảnh bằng smartphone, bạn nên đặt điện thoại lên một vị trí tựa chắc chắn hoặc trên một tripod. Điều này khiến ảnh không bị rung và rõ nét hơn.

Bạn cũng không nên sử dụng chế độ zoom trong điện thoại vì sẽ không giải quyết được vấn đề gì mà còn làm giảm độ nét của ảnh.

- Nếu chụp bằng máy ảnh, bạn có thể sử dụng khả năng zoom quang học, đặt chế độ chỉnh tay hoặc bán tự động. Iso thay đổi linh động tùy độ sáng trong các pha của Mặt trăng.

Bạn cũng nên đặt máy lên một mặt cố định, hay dùng chân máy để tránh rung nhé.

Đừng bỏ lỡ! Tuyệt đối không nên bỏ lỡ!

BA HIỆN TƯỢNG THIÊN VĂN HỘI NGỘ TRONG MỘT ĐÊM ĐẶC BIỆT

Bạn biết không, không chỉ diễn ra nguyệt thực toàn phần, mà vào đêm 27, rạng sáng 28/7 còn diễn ra thêm 2 hiện tượng thiên văn kỳ thú nữa đó.

377096902038306992870045108370966999990272n-15326150055871294648588.png


Đầu tiên là mưa sao băng Delta Aquarids - với tần suất 20 vệt/giờ cũng xuất hiện trong thời gian này.
Ngoài ra, vào ngày 27/7, sao Hỏa cũng sẽ nằm gần Trái đất và tỏa sáng nhất 15 năm qua. Trong suốt đêm diễn ra nguyệt thực, Sao Hỏa nằm ngay bên dưới Mặt trăng.

Nguồn: BusinessInsider, Photographylife
 
×
Quay lại
Top Bottom