- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Cũng đã qua 30 xuân xanh, nên “Ở trọ trần gian” của Nguyễn Hồng Công còn có cái tên “Ba mươi mùa thu”. Hồn nhiên thì hẳn nhưng cái tuổi 30 ít nhiều trải nghiệm, nhất là thâm niên hơn 10 năm chạy thận và gần như “thường trú” nơi xóm chạy thận gần Bạch Mai, vậy nên những cái đau sinh tử của thiên hạ, của người thân và của chính mình nó ngấm vào máu để sự cảm nhận về lẽ đời nhân lên từ đó. Ở đâu cũng vậy, sống nhiều trong nỗi đau chung sẽ làm mình lớn nhanh hơn và biết sống vì đồng loại hơn.
Vốn đã khá nổi tiếng vì một tinh thần lạc quan khi chiến đấu với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối, Nguyễn Hồng Công càng nổi tiếng hơn khi trong thời gian chữa bệnh đã cho ra đời hai đầu sách. Cuốn “Khát vọng sống để yêu” và bây giờ là “Ở trọ trần gian”. Tưởng sẽ chẳng còn gì để viết về Công, nhưng cuộc sống và số phận của ai đó bên đời vẫn còn đó những điều khó trải lòng trên trang viết…
Nụ cười chưa héo trên môi…
Hẳn nhiên thế, bởi em là con người của sự lạc quan. Nén những nỗi đau vào trong để cười, càng là người của công chúng, càng là biểu tượng của con người vượt qua nỗi đau thì em càng cười và…phải cười. Nhưng ít ai biết sau đó là những dòng nước mắt. Khóc cho những đớn đau thể xác, khóc cho những thị phi, khóc cho những nỗi oan vì sự ích kỷ trong cuộc sống vốn rộng mở thì ít mà nhỏ nhen thì nhiều.
Cũng đã qua 30 xuân xanh, nên “Ở trọ trần gian” của Nguyễn Hồng Công còn có cái tên “Ba mươi mùa thu”. Hồn nhiên thì hẳn nhưng cái tuổi 30 ít nhiều trải nghiệm, nhất là thâm niêm hơn 10 năm chạy thận và gần như “thường trú” nơi xóm chạy thận gần Bạch Mai, vậy nên những cái đau sinh tử của thiên hạ, của người thân và của chính mình nó ngấm vào máu để sự cảm nhận về lẽ đời nhân lên từ đó. Ở đâu cũng vậy, sống nhiều trong nỗi đau chung sẽ làm mình lớn nhanh hơn và biết sống vì đồng loại hơn.
Cũng vậy mà dẫu đau ốm, dẫu mệt nhoài, cứ vào viện xong Công lại tất tả ngoài đường. Để tìm niềm vui cho mình và mang niềm vui cho đời. Niềm vui cho mình là gặp gỡ những người bạn mới, là hàn huyên buôn dưa lê những chuyện trên trời dưới bể và nữa là…đi chụp ảnh. Công thích chụp hình, em bảo rằng muốn lưu lại từng khoảnh khắc sống vui tươi của mình. Và cứ chụp được bộ ảnh mới là em lại hồ hởi nhắn tin khoe với tôi: “Em vừa chụp hình mới, xinh lắm anh ạ”. Và trên môi Công, luôn là những nụ cười tưởng chừng như vô ưu. Còn mang niềm vui cho đời thì Hồng Công luôn đến với những mảnh đời bất hạnh như mình, với những nơi nỗi đau đang ngự trị và cần một niềm tin, chút lạc quan để bấu víu mà chống chọi lại với bệnh tật. Nơi nào cần tặng sách, có khi quãng đường cả trăm cây số, Công cũng đến. Đôi khi chỉ là một cú điện thoại: “ Chị Công ơi, em chắc không còn sống được bao lâu nữa, em muốn được gặp chị…”, thế là Công tất tả đi. Nhiều lúc đến để gặp một người chưa một lần quen biết, gặp một lần để chẳng thể có cơ hội lần thứ hai trò chuyện…
Cứ vậy, nhịp sống lạ lung này cứ cuốn Công trôi vào đó, thấm thoát đã hơn Ba mươi mùa thu…
Nỗi buồn cõi tạm.
Công chẳng muốn để “thiên hạ” biết em buồn. Buồn thì em gọi điện, nhắn tin hay chat chit với tôi chút thôi. Cũng tại tôi biết em từ lúc “thiên hạ” chưa biết đến em nên em hay san sẻ với tôi về những nỗi niềm của mình. Có những sự lạ em kể, nghe xong mà thấy chát đắng nơi cổ.
Các cụ bảo “đồng bệnh tương lân”, nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng như vậy. Nơi xóm chạy thận của Công, có những lần xáo trộn khi Công trở thành người của công chúng. Khi bạn bè và những người cảm thông tìm đến chia sẻ với Công, những bó hoa, những món quà nho nhỏ, đôi khi là chiếc phong bì với một chút tấm lòng thơm thảo để góp phần giúp Công và gia đình bớt đi phần nào khó khăn trong đăng đẵng tháng ngày chữa bệnh. Nhưng những phiền toái cũng bắt đầu từ đó. Những ánh mắt ghen tỵ, những đàm tiếu xì xào, những tình cảm thân thiết ngày xưa trong xóm trọ bắt đầu rạn nứt. Đành rằng cũng ở đâu cũng có người này người nọ, đánh rằng ích kỷ là một bản tính khó thay đổi trong mỗi một con người, nhưng trong môi trường thừa nỗi đau và thiếu thốn nhiều thứ như ở xóm chạy thận mà Công “thường trú” thì một chút ích kỷ cũng đủ làm nỗi đau nhân lên vạn lần…
Và rồi Nguyễn Hồng Công bỗng thành “kiêu”, bỗng thành người không biết chia sẻ vì “lộc” chỉ hưởng một mình. Công cười méo mó với tôi khi đem gan ruột mình ra tâm sự. Tất nhiên, em vẫn cười và xem như chẳng hề có chuyện gì. Xóm chạy thận và những “người cùng khổ” luôn là “một cõi đi về” để làm ấm trái tim Công. Chư a bao giờ em thôi mến yêu những người hàng xóm của mình. Cũng vậy mà em còn làm thơ về xóm trọ của mình với những hình ảnh dung dị, nghèo, nhưng ấm áp tình người:
“Chúng tôi chạy thận mỗi mỗi ca khác nhau
Nếu có một người đến giờ mà chưa về là tất cả lại lo lắng
…
Dãy nhà trọ của tôi thân thương lắm
Chúng tôi chia nhau từng quả cà muối giòn chua
Từng bát canh cua thấm đượm
Hạnh phúc người nghèo đơn giản lắm.
Công biết cuộc sống là cõi tạm, và những người bệnh như em về với cát bụi cũng là chuyện bình thường. Vậy nên cái chét với Công nhẹ hều, để em sống hết mình, lạc quan hết mình để tiếp thêm nhiên liệu sống cho những người bệnh đang chơi vơi nơi cõi tạm.
Những chuyện buồn của Công nhiều lắm, có lúc em nhắn tin: “Anh ơi, em mới khóc gần…3 tiếng đồng hồ”. Hỏi tại sao khóc thì em cũng chỉ nói tại tủi thân, tại bị oan, tại bị nói xấu…nhưng gặng mấy thì Công cũng không nói. Tôi biết, Công không muốn kể, muốn im lặng như chấp nhận tất cả như thể không muốn vì em mà ai đó lại bị tổn thương…Thôi kệ, âu đấy cũng là một nhân cách sống.
Một cô gái 18 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối. Em gọi điện cho Công nhiều lần, nỗi buồn, sự ám ảnh về cái chết sau mỗi lời tâm sự như xát muối vào tim Công. Nhưng rồi Công đã kìm nén nỗi buồn để hai chị em vui vẻ bàn về câu chuyện gặp nhau ở thiên đường như một quy luật muôn đời: Ai rồi cũng có lúc phải chết. Một đoạn thoại của em và Công thế này:
- Chị ơi, em ở bệnh viện một mình đây này
- Không đâu cô bé đáng yêu của chị, có chị đây này, có chị cùng nằm viện với em đây. Chị luôn ở bên cạnh em, em đã thấy ấm áp chưa nào?
- Dạ, em thấy rồi chị ạ.
- Em ơi, em nghe chị dặn này, em và chị ai mà lên thiên đường trước, chúng ta phải lên thiên đường em ạ. Ai lên trước thì phải chuẩn bị nhà cửa, xây dựng cho kiên cố để chờ đón người đến sau em nhé, em có đồng ý không?
- Vâng (cười), chị ơi, em muốn được gặp chị lắm được nhìn thấy chị cười, được ôm chị một lần…
Và Công đã làm cho em vơi đi chút niềm đau trong cơn bệnh ung thư hành hạ. Cô bé 18 tuổi đã vĩnh viễn ra đi, nhưng thanh thản như một nụ cười từ Hồng Công lan sang…ấm áp!
Nguyễn Hồng Công là thế, vẫn cười, vẫn cô đơn và vẫn khát khao yêu đương. Có lần em bảo: “Anh ơi, có người đòi yêu em đấy, nhưng em yêu người em yêu cơ…”. Ừ thì cứ mơ mộng, cứ hồn nhiên thế để níu mình lại với đời. Đời cần những người giàu nụ cười như em…
Chuyện từ thiên đường…
Điều đó không phải bàn cãi gì thêm…”.
Tôi nay ở trọ trần gian
Chính nỗi đau và sự vô vọng kéo dài đã làm Công chai sạn đi. Cô ăn nói tưng tửng, bất cần đời, khiến cho người khác phát hoảng. Nhưng thực ra cô đang run rẩy, sợ hãi và hy vọng vào một phép lạ huyền nhiệm nào đó. Cô đang phải chiến đấu với chính bản thân mình, để đứng giữa đời và không ngừng nuôi hy vọng, dù là một chút nhỏ nhoi.
Xin được muợn một câu ca nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm tựa đề cho bài viết nhỏ này. Không phải ngẫu nghiên mà cuốn sách bạn đọc đang có trong tay lại được đặt tên là Ở trọ trần gian. Hơn hai năm trước, tôi đã gặp Nguyễn Hồng Công - nữ tác giả của cuốn sách này -giữa một chiều cuối đông lạnh tê tái, trong căn nhà trọ cấp bốn trống tuềnh toàng. Nơi đó, chỉ có những tấm ảnh cưới không có thật, nhưng chúng lại đem đến hơi ấm, truyền cho cô sức mạnh, để tiếp tục sống và tiếp tục hy vọng về những điều tốt đẹp nhất trên cõi đời này.
Chính nỗi đau và sự vô vọng kéo dài đã làm Công chai sạn đi. Cô hay ăn nói tưng tửng, bất cần đời, khiến cho người khác phát hoảng. Nhưng thực ra cô đang run rẩy, sợ hãi và hy vọng vào một phép lạ huyền nhiệm nào đó. Cô đang phải chiến đấu với chính bản thân mình, để đứng giữa đời và không ngừng nuôi hy vọng, dù chỉ là một chút nhỏ nhoi.
Khi giới thiệu tập Khát vọng sống để yêu của Nguyễn Hồng Công sau đó, tôi đã viết như thế. Quả thật, khi giúp Công làm cuốn sách ấy, tôi chỉ nghĩ đơn giản là sẽ mang lại cho cô một niềm vui nho nhỏ, có thêm nghị lực để tiếp tục sống, để tiếp tục đối mặt với số phận và thử thách của cuộc đời. Bởi cô gái sinh năm 1978 này đã hàng chục năm phải sống chung với chiếc máy lọc máu nhân tạo. Thận của cô đã hỏng hoàn toàn. Để đảm bảo sự sống cho mình, cứ hai ngày, Công lại phải vào bệnh viện rút hết máu trong người ra để lọc lại, loại bỏ đi chất độc. Vì thế, cô không thể rời xa bệnh viện quá hai ngày. Vậy mà…
Tôi không ngạc nhiên khi Khát vọng sống để yêu đã được bạn đọc trân trọng và đón nhận. Nhưng tôi bất ngờ bởi cuốn tự truyện và tác giả Nguyễn Hồng Công đã làm được những điều vượt qua khuôn khổ một cuốn sách, ấy là mang lại nghị lực, niềm tin, làm điểm tựa tinh thần cho rất nhiều những số phận éo le và mảnh đời bất hạnh khác. Có không ít các bạn đọc trẻ đã coi Hồng Công là “thần tượng” để mình noi theo. Nhiều em bé khi đọc sách của chị Công đã ngoan hơn, chịu khó, dũng cảm và chăm học hơn. Nội dung cuốn sách Khát vọng sống để yêuKhát vọng sống để yêu, hoặc Nguyễn Hồng Công, là bạn sẽ nhận được hàng vạn kết quả dễ dàng. cùng những lời tâm sự của Nguyễn Hồng Công đã được hàng ngàn Blog trích đăng và “tái bản” lại. Hàng trăm diễn đàn tuổi trẻ đã tự bàn luận sôi nổi về tác phẩm và tác giả này. Bây giờ, nếu tìm kiếm qua Google trên mạng internet, chỉ cần gõ tên tác phẩm
Ở trọ trần gian chính là sự tiếp nối của Khát vọng sống để yêu và hơn thế: đó là những lời tri ân của Nguyễn Hồng Công dành cho bạn đọc đã và đang ủng hộ mình.
Cuốn sách này được chia làm ba phần: Phần thứ nhất, gồm hơn 30 bài thơ được Nguyễn Hồng Công viết ở tuổi 30, có tên là Ba mươi mùa thu. Phần thứ hai, (chiếm số trang nhiều nhất), mang tên chung là Ở trọ trần gian,Đồng cảm bạn bè, gồm một số ý kiến, cảm nhận, thư, thơ... của các "Ngôi sao Blog" viết về Nguyễn Hồng Công. gồm 40 bài viết của tác giả về cuộc sống thường ngày. Phần cuối cùng có tên là
Mùa Thu với các nghệ sĩ thường đẹp, nhưng buồn. Với một cô gái ngày xưa thì 30 mùa thu là tuổi “đã toan về già” và nhiều tiếc nuối. Với một người đang mang trọng bệnh, vẫn khao khát được sống, được yêu thì 30 mùa thu quả là nhiều suy tư.
Vào một buổi sáng đẹp trời, Nguyễn Hồng Công gọi điện cho tôi từ số máy quen thuộc 0986877937: Đêm qua em thao thức mãi không ngủ được. Em đã viết mấy dòng. Không biết đó có phải là thơ hay không? Em vừa gửi qua email cho anh đó.
Tôi mở nội dung được gửi từ hộp thư: hongcong78@gmail.com và đọc ngay:
Người đàn bà khát yêu
Thèm từ sự vá víu
Thèm cả sự thờ ơ
Đau
Muốn yêu
Dù chỉ một lần
Trái tim này, anh không vẽ lên được
Mắt em đầy nước
Anh thì bèo dạt mây trôi
Em thì đứng đó xa xôi đợi chờ
Tôi không khỏi bất ngờ, cầm máy điện lại cho Công: Chúc mừng em! Đó chính là thơ. Rất thơ nữa là khác. Em nên viết nữa đi. Viết tất cả những gì mà em muốn! Thế là Nguyễn Hồng Công bắt đầu làm thơ. Cô đã viết liền một mạch hàng chục bài.
Thơ của Nguyễn Hồng Công hầu hết là tự do, phá cách và rất ngắn gọn. Cô không bị lệ thuộc vào vần điệu, hay niêm luật của các thể thơ truyền thống. Cảm xúc bị dồn nén chất chứa bấy lâu trong lòng đã giúp tác giả vượt qua những rào cản thông thường dễ dàng.
Đọc thơ của Nguyễn Hồng Công người ta cảm nhận được sự đau đớn đến tận cùng, sự chân thực đến run rẩy và buồn vui đến cháy lòng của một con người luôn khao khát được sống và khao khát được yêu. Dường như trong thơ của Công, những câu chữ đã biến mất, chỉ còn cảm xúc mãnh liệt đang dâng trào đến sôi sục.
Những khi chỉ có một mình, với Nguyễn Hồng Công thơ là tất cả. Thơ là điểm tựa cho cô những lúc muốn gục ngã, buông xuôi và phó mặc cho số phận. Cô đã nương dựa vào thơ, vịn vào những câu thơ ấy mà đứng lên. Thơ đã giúp Công quên đi nỗi đau có thật, quên đi bóng tối và thần chết đang rập rình đâu đó.
Ngoài những bài thơ nói trên, Nguyễn Hồng Công còn có40 bài viết khác cũng đầy chất thơ về cuộc sống thường ngày. Nguyễn Hồng Công rất có duyên với những tản văn. Nhiều mẩu chuyện nhỏ được cô viết bằng cảm xúc lãng mạn và đẹp như một bài thơ văn xuôi. Đọc chúng, người ta hiểu thêm về Công, về bạn bè của cô. Ta hiểu thêm cảm nghĩ của Công về những người thân yêu nhất và những người cùng cảnh ngộ. Và cuộc sống này, cho dù còm rất nhiều nỗi đau và nước mắt; cho dù chỉ như Ở trọ trần gian, nhưng vẫn đáng yêu và đáng sống biết nhường nào! Bởi theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì:
Nguyễn Hồng Công thường nói: Cô tồn tại được cho tới ngày hôm nay, nếu chỉ nhờ nghị lực của bản thân, nhờ sự chăm sóc của cha mẹ và sự tận tình cứu chữa của các bác sĩ thôi thì chưa đủ; mà quan trọng là tấm lòng của bè bạn và đặc biệt là sự động viên của bạn đọc gần xa. Bởi thế, Công muốn dành cuốn sách này để tri ân với mọi người.
Với những ai đã, đang và sẽ còn yêu mến Nguyễn Hồng Công, xin hãy đọc cuốn sách này.
Và như thế, tôi tin là bạn sẽ thấy lòng mình thêm nhẹ nhàng, thanh thản, trân trọng cuộc sống và tình yêu của chúng ta hơn.
Vốn đã khá nổi tiếng vì một tinh thần lạc quan khi chiến đấu với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối, Nguyễn Hồng Công càng nổi tiếng hơn khi trong thời gian chữa bệnh đã cho ra đời hai đầu sách. Cuốn “Khát vọng sống để yêu” và bây giờ là “Ở trọ trần gian”. Tưởng sẽ chẳng còn gì để viết về Công, nhưng cuộc sống và số phận của ai đó bên đời vẫn còn đó những điều khó trải lòng trên trang viết…
Nụ cười chưa héo trên môi…
Hẳn nhiên thế, bởi em là con người của sự lạc quan. Nén những nỗi đau vào trong để cười, càng là người của công chúng, càng là biểu tượng của con người vượt qua nỗi đau thì em càng cười và…phải cười. Nhưng ít ai biết sau đó là những dòng nước mắt. Khóc cho những đớn đau thể xác, khóc cho những thị phi, khóc cho những nỗi oan vì sự ích kỷ trong cuộc sống vốn rộng mở thì ít mà nhỏ nhen thì nhiều.
Cũng đã qua 30 xuân xanh, nên “Ở trọ trần gian” của Nguyễn Hồng Công còn có cái tên “Ba mươi mùa thu”. Hồn nhiên thì hẳn nhưng cái tuổi 30 ít nhiều trải nghiệm, nhất là thâm niêm hơn 10 năm chạy thận và gần như “thường trú” nơi xóm chạy thận gần Bạch Mai, vậy nên những cái đau sinh tử của thiên hạ, của người thân và của chính mình nó ngấm vào máu để sự cảm nhận về lẽ đời nhân lên từ đó. Ở đâu cũng vậy, sống nhiều trong nỗi đau chung sẽ làm mình lớn nhanh hơn và biết sống vì đồng loại hơn.
Cũng vậy mà dẫu đau ốm, dẫu mệt nhoài, cứ vào viện xong Công lại tất tả ngoài đường. Để tìm niềm vui cho mình và mang niềm vui cho đời. Niềm vui cho mình là gặp gỡ những người bạn mới, là hàn huyên buôn dưa lê những chuyện trên trời dưới bể và nữa là…đi chụp ảnh. Công thích chụp hình, em bảo rằng muốn lưu lại từng khoảnh khắc sống vui tươi của mình. Và cứ chụp được bộ ảnh mới là em lại hồ hởi nhắn tin khoe với tôi: “Em vừa chụp hình mới, xinh lắm anh ạ”. Và trên môi Công, luôn là những nụ cười tưởng chừng như vô ưu. Còn mang niềm vui cho đời thì Hồng Công luôn đến với những mảnh đời bất hạnh như mình, với những nơi nỗi đau đang ngự trị và cần một niềm tin, chút lạc quan để bấu víu mà chống chọi lại với bệnh tật. Nơi nào cần tặng sách, có khi quãng đường cả trăm cây số, Công cũng đến. Đôi khi chỉ là một cú điện thoại: “ Chị Công ơi, em chắc không còn sống được bao lâu nữa, em muốn được gặp chị…”, thế là Công tất tả đi. Nhiều lúc đến để gặp một người chưa một lần quen biết, gặp một lần để chẳng thể có cơ hội lần thứ hai trò chuyện…
Cứ vậy, nhịp sống lạ lung này cứ cuốn Công trôi vào đó, thấm thoát đã hơn Ba mươi mùa thu…
Nỗi buồn cõi tạm.
Công chẳng muốn để “thiên hạ” biết em buồn. Buồn thì em gọi điện, nhắn tin hay chat chit với tôi chút thôi. Cũng tại tôi biết em từ lúc “thiên hạ” chưa biết đến em nên em hay san sẻ với tôi về những nỗi niềm của mình. Có những sự lạ em kể, nghe xong mà thấy chát đắng nơi cổ.
Các cụ bảo “đồng bệnh tương lân”, nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng như vậy. Nơi xóm chạy thận của Công, có những lần xáo trộn khi Công trở thành người của công chúng. Khi bạn bè và những người cảm thông tìm đến chia sẻ với Công, những bó hoa, những món quà nho nhỏ, đôi khi là chiếc phong bì với một chút tấm lòng thơm thảo để góp phần giúp Công và gia đình bớt đi phần nào khó khăn trong đăng đẵng tháng ngày chữa bệnh. Nhưng những phiền toái cũng bắt đầu từ đó. Những ánh mắt ghen tỵ, những đàm tiếu xì xào, những tình cảm thân thiết ngày xưa trong xóm trọ bắt đầu rạn nứt. Đành rằng cũng ở đâu cũng có người này người nọ, đánh rằng ích kỷ là một bản tính khó thay đổi trong mỗi một con người, nhưng trong môi trường thừa nỗi đau và thiếu thốn nhiều thứ như ở xóm chạy thận mà Công “thường trú” thì một chút ích kỷ cũng đủ làm nỗi đau nhân lên vạn lần…
Và rồi Nguyễn Hồng Công bỗng thành “kiêu”, bỗng thành người không biết chia sẻ vì “lộc” chỉ hưởng một mình. Công cười méo mó với tôi khi đem gan ruột mình ra tâm sự. Tất nhiên, em vẫn cười và xem như chẳng hề có chuyện gì. Xóm chạy thận và những “người cùng khổ” luôn là “một cõi đi về” để làm ấm trái tim Công. Chư a bao giờ em thôi mến yêu những người hàng xóm của mình. Cũng vậy mà em còn làm thơ về xóm trọ của mình với những hình ảnh dung dị, nghèo, nhưng ấm áp tình người:
“Chúng tôi chạy thận mỗi mỗi ca khác nhau
Nếu có một người đến giờ mà chưa về là tất cả lại lo lắng
…
Dãy nhà trọ của tôi thân thương lắm
Chúng tôi chia nhau từng quả cà muối giòn chua
Từng bát canh cua thấm đượm
Hạnh phúc người nghèo đơn giản lắm.
Công biết cuộc sống là cõi tạm, và những người bệnh như em về với cát bụi cũng là chuyện bình thường. Vậy nên cái chét với Công nhẹ hều, để em sống hết mình, lạc quan hết mình để tiếp thêm nhiên liệu sống cho những người bệnh đang chơi vơi nơi cõi tạm.
Những chuyện buồn của Công nhiều lắm, có lúc em nhắn tin: “Anh ơi, em mới khóc gần…3 tiếng đồng hồ”. Hỏi tại sao khóc thì em cũng chỉ nói tại tủi thân, tại bị oan, tại bị nói xấu…nhưng gặng mấy thì Công cũng không nói. Tôi biết, Công không muốn kể, muốn im lặng như chấp nhận tất cả như thể không muốn vì em mà ai đó lại bị tổn thương…Thôi kệ, âu đấy cũng là một nhân cách sống.
Một cô gái 18 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối. Em gọi điện cho Công nhiều lần, nỗi buồn, sự ám ảnh về cái chết sau mỗi lời tâm sự như xát muối vào tim Công. Nhưng rồi Công đã kìm nén nỗi buồn để hai chị em vui vẻ bàn về câu chuyện gặp nhau ở thiên đường như một quy luật muôn đời: Ai rồi cũng có lúc phải chết. Một đoạn thoại của em và Công thế này:
- Chị ơi, em ở bệnh viện một mình đây này
- Không đâu cô bé đáng yêu của chị, có chị đây này, có chị cùng nằm viện với em đây. Chị luôn ở bên cạnh em, em đã thấy ấm áp chưa nào?
- Dạ, em thấy rồi chị ạ.
- Em ơi, em nghe chị dặn này, em và chị ai mà lên thiên đường trước, chúng ta phải lên thiên đường em ạ. Ai lên trước thì phải chuẩn bị nhà cửa, xây dựng cho kiên cố để chờ đón người đến sau em nhé, em có đồng ý không?
- Vâng (cười), chị ơi, em muốn được gặp chị lắm được nhìn thấy chị cười, được ôm chị một lần…
Và Công đã làm cho em vơi đi chút niềm đau trong cơn bệnh ung thư hành hạ. Cô bé 18 tuổi đã vĩnh viễn ra đi, nhưng thanh thản như một nụ cười từ Hồng Công lan sang…ấm áp!
Nguyễn Hồng Công là thế, vẫn cười, vẫn cô đơn và vẫn khát khao yêu đương. Có lần em bảo: “Anh ơi, có người đòi yêu em đấy, nhưng em yêu người em yêu cơ…”. Ừ thì cứ mơ mộng, cứ hồn nhiên thế để níu mình lại với đời. Đời cần những người giàu nụ cười như em…
Chuyện từ thiên đường…
Điều đó không phải bàn cãi gì thêm…”.
Tôi nay ở trọ trần gian
Chính nỗi đau và sự vô vọng kéo dài đã làm Công chai sạn đi. Cô ăn nói tưng tửng, bất cần đời, khiến cho người khác phát hoảng. Nhưng thực ra cô đang run rẩy, sợ hãi và hy vọng vào một phép lạ huyền nhiệm nào đó. Cô đang phải chiến đấu với chính bản thân mình, để đứng giữa đời và không ngừng nuôi hy vọng, dù là một chút nhỏ nhoi.
“Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”
Chính nỗi đau và sự vô vọng kéo dài đã làm Công chai sạn đi. Cô hay ăn nói tưng tửng, bất cần đời, khiến cho người khác phát hoảng. Nhưng thực ra cô đang run rẩy, sợ hãi và hy vọng vào một phép lạ huyền nhiệm nào đó. Cô đang phải chiến đấu với chính bản thân mình, để đứng giữa đời và không ngừng nuôi hy vọng, dù chỉ là một chút nhỏ nhoi.
Khi giới thiệu tập Khát vọng sống để yêu của Nguyễn Hồng Công sau đó, tôi đã viết như thế. Quả thật, khi giúp Công làm cuốn sách ấy, tôi chỉ nghĩ đơn giản là sẽ mang lại cho cô một niềm vui nho nhỏ, có thêm nghị lực để tiếp tục sống, để tiếp tục đối mặt với số phận và thử thách của cuộc đời. Bởi cô gái sinh năm 1978 này đã hàng chục năm phải sống chung với chiếc máy lọc máu nhân tạo. Thận của cô đã hỏng hoàn toàn. Để đảm bảo sự sống cho mình, cứ hai ngày, Công lại phải vào bệnh viện rút hết máu trong người ra để lọc lại, loại bỏ đi chất độc. Vì thế, cô không thể rời xa bệnh viện quá hai ngày. Vậy mà…
Tôi không ngạc nhiên khi Khát vọng sống để yêu đã được bạn đọc trân trọng và đón nhận. Nhưng tôi bất ngờ bởi cuốn tự truyện và tác giả Nguyễn Hồng Công đã làm được những điều vượt qua khuôn khổ một cuốn sách, ấy là mang lại nghị lực, niềm tin, làm điểm tựa tinh thần cho rất nhiều những số phận éo le và mảnh đời bất hạnh khác. Có không ít các bạn đọc trẻ đã coi Hồng Công là “thần tượng” để mình noi theo. Nhiều em bé khi đọc sách của chị Công đã ngoan hơn, chịu khó, dũng cảm và chăm học hơn. Nội dung cuốn sách Khát vọng sống để yêuKhát vọng sống để yêu, hoặc Nguyễn Hồng Công, là bạn sẽ nhận được hàng vạn kết quả dễ dàng. cùng những lời tâm sự của Nguyễn Hồng Công đã được hàng ngàn Blog trích đăng và “tái bản” lại. Hàng trăm diễn đàn tuổi trẻ đã tự bàn luận sôi nổi về tác phẩm và tác giả này. Bây giờ, nếu tìm kiếm qua Google trên mạng internet, chỉ cần gõ tên tác phẩm
Ở trọ trần gian chính là sự tiếp nối của Khát vọng sống để yêu và hơn thế: đó là những lời tri ân của Nguyễn Hồng Công dành cho bạn đọc đã và đang ủng hộ mình.
Cuốn sách này được chia làm ba phần: Phần thứ nhất, gồm hơn 30 bài thơ được Nguyễn Hồng Công viết ở tuổi 30, có tên là Ba mươi mùa thu. Phần thứ hai, (chiếm số trang nhiều nhất), mang tên chung là Ở trọ trần gian,Đồng cảm bạn bè, gồm một số ý kiến, cảm nhận, thư, thơ... của các "Ngôi sao Blog" viết về Nguyễn Hồng Công. gồm 40 bài viết của tác giả về cuộc sống thường ngày. Phần cuối cùng có tên là
Mùa Thu với các nghệ sĩ thường đẹp, nhưng buồn. Với một cô gái ngày xưa thì 30 mùa thu là tuổi “đã toan về già” và nhiều tiếc nuối. Với một người đang mang trọng bệnh, vẫn khao khát được sống, được yêu thì 30 mùa thu quả là nhiều suy tư.
Vào một buổi sáng đẹp trời, Nguyễn Hồng Công gọi điện cho tôi từ số máy quen thuộc 0986877937: Đêm qua em thao thức mãi không ngủ được. Em đã viết mấy dòng. Không biết đó có phải là thơ hay không? Em vừa gửi qua email cho anh đó.
Tôi mở nội dung được gửi từ hộp thư: hongcong78@gmail.com và đọc ngay:
Người đàn bà khát yêu
Thèm từ sự vá víu
Thèm cả sự thờ ơ
Đau
Muốn yêu
Dù chỉ một lần
Trái tim này, anh không vẽ lên được
Mắt em đầy nước
Anh thì bèo dạt mây trôi
Em thì đứng đó xa xôi đợi chờ
Tôi không khỏi bất ngờ, cầm máy điện lại cho Công: Chúc mừng em! Đó chính là thơ. Rất thơ nữa là khác. Em nên viết nữa đi. Viết tất cả những gì mà em muốn! Thế là Nguyễn Hồng Công bắt đầu làm thơ. Cô đã viết liền một mạch hàng chục bài.
Thơ của Nguyễn Hồng Công hầu hết là tự do, phá cách và rất ngắn gọn. Cô không bị lệ thuộc vào vần điệu, hay niêm luật của các thể thơ truyền thống. Cảm xúc bị dồn nén chất chứa bấy lâu trong lòng đã giúp tác giả vượt qua những rào cản thông thường dễ dàng.
Đọc thơ của Nguyễn Hồng Công người ta cảm nhận được sự đau đớn đến tận cùng, sự chân thực đến run rẩy và buồn vui đến cháy lòng của một con người luôn khao khát được sống và khao khát được yêu. Dường như trong thơ của Công, những câu chữ đã biến mất, chỉ còn cảm xúc mãnh liệt đang dâng trào đến sôi sục.
Những khi chỉ có một mình, với Nguyễn Hồng Công thơ là tất cả. Thơ là điểm tựa cho cô những lúc muốn gục ngã, buông xuôi và phó mặc cho số phận. Cô đã nương dựa vào thơ, vịn vào những câu thơ ấy mà đứng lên. Thơ đã giúp Công quên đi nỗi đau có thật, quên đi bóng tối và thần chết đang rập rình đâu đó.
Ngoài những bài thơ nói trên, Nguyễn Hồng Công còn có40 bài viết khác cũng đầy chất thơ về cuộc sống thường ngày. Nguyễn Hồng Công rất có duyên với những tản văn. Nhiều mẩu chuyện nhỏ được cô viết bằng cảm xúc lãng mạn và đẹp như một bài thơ văn xuôi. Đọc chúng, người ta hiểu thêm về Công, về bạn bè của cô. Ta hiểu thêm cảm nghĩ của Công về những người thân yêu nhất và những người cùng cảnh ngộ. Và cuộc sống này, cho dù còm rất nhiều nỗi đau và nước mắt; cho dù chỉ như Ở trọ trần gian, nhưng vẫn đáng yêu và đáng sống biết nhường nào! Bởi theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì:
Nhân gian về trọ nhiều nơi
Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng
Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng
Với những ai đã, đang và sẽ còn yêu mến Nguyễn Hồng Công, xin hãy đọc cuốn sách này.
Và như thế, tôi tin là bạn sẽ thấy lòng mình thêm nhẹ nhàng, thanh thản, trân trọng cuộc sống và tình yêu của chúng ta hơn.