- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Cho dù có được dặn trước để chuẩn bị về mặt tinh thần, nhưng những ai lần đầu tiên đến đây vẫn không tránh khỏi rùng mình với cảm giác sợ hãi. Những đứa trẻ vẻ mặt ngơ ngác, có nét dị dạng, la hét giữa lớp, ngồi một góc đập bàn ghế, hay thấy người lạ thì chạy tới ôm chầm...
Nếu không đi vào từ cổng trường, khó ai có thể nghĩ đây là một lớp học, lớp học dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ của trường tiểu học Bình Minh.
Những đứa trẻ không biết lớn
Việt Dũng (8 tuổi) có gương mặt sáng sủa, khôi ngô, kháu khỉnh, quần áo gọn gàng, sạch đẹp, nói chuyện hồn nhiên, rất dễ bắt cảm tình của mọi người. Nhìn em, ai có thể nghĩ đây lại là một trẻ khuyết tật trí tuệ và học chung với những đứa trẻ không bình thường khác. Nhưng cô giáo chủ nhiệm của em nói, Việt Dũng học trước quên sau, học nhưng không thể nhớ được gì cả, ngoài việc lớn về thể xác thì nhận thức của em có lẽ đã dừng lại ở 3 năm trước. Đây là một trong những trường hợp rất nhẹ của trẻ khuyết tật trí tuệ, vì ít ra em vẫn có vẻ ngoài dễ thương, một số hoạt động cơ bản bình thường và sự ngô nghê đáng yêu của một đứa trẻ 5 tuổi.
Trong một lớp học của trẻ khuyết tật trí tuệ có rất nhiều trường hợp, biểu hiện, dạng tật khác nhau, thường có hai dạng là trẻ tự kỉ và trẻ bị Đao. Trẻ tự kỉ nhìn bên ngoài có vẻ giống trẻ bình thường, nhưng ít nói hoặc nói rất nhiều. Em thì chỉ ngồi im lặng một góc lớp và nhìn mọi người, em thì tự nhiên nhảy lên bàn ghế, la hét, đánh đập người khác hoặc chính mình, cô giáo phải dỗ dành, có khi phải dọa nạt mãi mới chịu ngồi yên. Có em tự nhiên khóc vì những lý do rất buồn cười như... bị bạn nào đó nhìn. Trẻ bị Đao có thể nhận biết qua hình dáng, biểu hiện nhiều ở khuôn mặt và cử chỉ đôi tay. Khuôn mặt trông ngốc nghếch, mắt xếch trông giống lác, khi nhìn các em thường phải cúi xuống hoặc hơi nghếch lên, miệng luôn há và lưỡi thè ra ngoài, chân tay lóng ngóng, cử chỉ không bình thường. Đôi khi có cảm giác các em chỉ như một thân xác lớn biết cử động.
Nỗi niềm cô nuôi dạy trẻ chậm khôn
Họ cũng là cô giáo, cũng đứng trên bục giảng, cũng uốn nắn những học trò nhỏ tuổi, nhưng khi được phân công giảng dạy khối học sinh khuyết chắc hẳn trong lòng cũng có chút buồn, xót xa và bối rối. Với một người bình thường, dù chỉ gặp một lần thôi cũng có thể khiến họ thấy rùng mình và không muốn trở lại lần hai. Nhưng với những cô giáo trường tiểu học Bình Minh, họ phải bắt đầu công việc bằng tình yêu nghề và tâm huyết sâu sắc. Đến với một ngày dạy và học của các cô mới thấy hết được sự vất vả và nỗi niềm của cô giáo nuôi dạy trẻ chậm khôn.
Là giáo viên, công việc là giảng dạy, nhưng soạn giáo án hay kiến thức lại không phải là quan trọng nhất. Chưa có một chương trình chuẩn cho dạy học sinh khuyết tật, nhà trường và các cô nhiều năm đều phải tự nghiên cứu và soạn ra chương trình riêng phù hợp với từng học sinh, với từng dạng tật. Cũng chẳng cần kiến thức gì sâu rộng, chỉ cần các con biết đọc, biết viết, biết làm toán đơn giản là các cô cũng vui lắm rồi. Cũng được gọi là lên lớp, nhưng lớp lớn hay lớp bé trên bảng cũng vẫn là những chữ cái, ghép vần. Các con chậm phát triển trí tuệ, chậm nhận thức, nên các cô chỉ mong sao các con nhớ được mặt chữ thôi. Thế mà có những con ở trường cả chục năm, tuổi cũng đôi mươi mà không cầm được bút đúng, không viết được chữ.
Nỗi gian nan đâu chỉ dừng ở việc học trò tiếp thu chậm, học không nhớ. Kiến thức không phải là quan trọng nhất. Các cô giáo khối khuyết tật trường tiểu học Bình Minh còn phải dạy các con những kĩ năng tinh, kĩ năng tự lập và làm một số hoạt động cá nhân. Có những trẻ trước khi đến trường không biết tự mặc quần áo, không biết nói khi muốn đi vệ sinh, không biết tự ăn chứ đừng nói là đọc hay viết chữ. Đến trường, các con phải làm theo các bạn, cô dạy từng chút nhỏ. Rất nhiều phụ huynh bày tỏ niềm vui khi con ở trường về mà biết tự ăn, biết mặc quần áo, nói nhiều hơn và vui tươi hơn.
Cô Trần Thị Kim Thu, chủ nhiệm lớp C6 chia sẻ: “Tiếp nhận một lớp trẻ khuyết tật trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn. Các con hệ ngôn ngữ chưa hoàn thiện, tư duy chậm phát triển, học văn hóa rất khó, trình độ lớp lại không đồng đều, mỗi học sinh một bệnh, một tật khác nhau, nhiều trẻ không hợp tác, cô nói không nghe, còn đánh cả cô. Các cô phải bao quát, nắm bắt từng học sinh, cá thể hóa từng đối tượng. Vì thế thường các cô chủ nhiệm đuổi, trông các con từ khi mới vào đến khi các con được ra trường, một vài trường hợp sẽ được chuyển lớp. Các cô hiểu được tâm lý các con thì mới dễ dạy được.”
Mỗi lớp khoảng 20 học sinh thôi mà có hai cô phụ trách, một cô chủ nhiệm và một cô chăm sóc nhưng công việc cũng rất bận rộn. Trò đến lớp, cô không chỉ lo giảng dạy mà còn phải giải quyết những mối mâu thuẫn, giận hờn cá nhân đến vệ sinh cá nhân cho từng học trò. Có em còn không biết tự đi vệ sinh, cô phải dẫn đi, có khi đi vệ sinh ngay trong lớp, cô lại lặng lẽ thay đồ cho con rồi lau dọn lớp học. Vì ở bán trú, nên các cô cũng phải chăm các con ăn bữa trưa tại trường, trông các con ngủ, còn thêm bữa phụ buổi chiều nữa. Trông một lớp học bình thường đã vất vả lắm rồi, còn chưa nói trông lớp trẻ khuyết tật.
Yêu nghề, mến trẻ thôi chưa đủ vì người giáo viên nào cũng phải cần những đức tính đó. Kiến thức sâu rộng, mới mẻ cũng chẳng thực sự cần thiết vì học trò chậm khôn đâu thể tiếp nhận được hết. Với những cô giáo nuôi dạy trẻ khuyết tật, có lẽ điều cần thiết là sự tâm huyết với nghề, trách nhiệm tình yêu thương nhân đạo mới có thể chăm sóc các con tỉ mỉ và đủ kiên nhẫn để dạy các con các kĩ năng tự lập cơ bản.
Cánh cửa nào hé mở...
Mô hình giáo dục hòa nhập và hội nhập của trường tiểu học Bình Minh là làm sao để các em khuyết tật trí tuệ có thể học chung được với học sinh bình thường. Có những em chỉ học được một môn Toán hoặc tiếng Việt thì cứ đến giờ học môn đó, các cô lại đưa học sinh ấy lên lớp học theo chương trình chuẩn. Có em học sinh bên khối khuyết tật nhưng chữ đẹp hơn cả những em học sinh bình thường. Các cô chú ý đến khả năng tiếp thu và học hỏi của từng học sinh, làm sao để đưa nhiều em hòa nhập vào các lớp bình thường. Có em được học lên lớp 6, đạt được trình độ nhất định, biết đọc, biết viết, biết tính toán và có thể làm lao động phổ thông giúp đỡ gia đình.
Nhưng con số trẻ khuyết tật có thể lao động có ích cho gia đình, cho xã hội là quá nhỏ. Trường Binh Minh mới chỉ dừng ở bậc tiểu học, khi các con đủ lớn ra trường nhưng lại không có bậc cao hơn cho các con học tiếp, không nơi nào tiếp nhận. các con lại trở về nhà, gia đình phải trông nom, các con vẫn là gánh nặng. Chỉ một số rất ít có thể ra trường và làm được những công việc đơn giản như gấp hoa giấy, làm bảo vệ... Một số dạng khuyết tật khác còn có chương trình dạy, như học sinh khiếm thị được học chữ nổi, trẻ câm điếc được học giao tiếp bằng tay, có các trung tâm hỗ trợ việc làm như làm tăm...
Cô Lê Thanh Hà, phó hiệu trưởng Trường tiểu học Bình Minh trăn trở: “Có nhiều học sinh đã lớn tuổi, cũng mười tám đôi mươi, nhưng vẫn phải ở lại trường. Giờ các em ra trường, không nơi nào nhận nữa, các em chỉ có thể trở về nhà. Nhiều phụ huynh nài nỉ cho các em ở lại vì còn có các cô trong nom, dạy bảo. Nhưng thế cũng gây khó khăn cho trường, vì còn rất nhiều trẻ khuyết tật còn không được đi học. Giữ các em lớn cũng ảnh hưởng đến việc đào tạo của trường và các học sinh khác. Chỉ mong sao xã hội quan tâm hơn, tạo cho các em một bước đi tiếp.”
Nụ cười, tiếng khóc của những đứa trẻ ấy trong lành như buổi bình minh, không hề vướng bận một chút gì của cuộc sống thường nhật hối hả. Không thể lớn lên đâu phải là một tội. Con người sinh ra đâu có quyền được lựa chọn trước cho riêng mình.... Cánh cổng trường luôn mở cửa chào đón các em, các cô yêu thương, chăm sóc các em. Nhưng khi các em đến tuổi phải bước ra khỏi cánh cổng trường ấy, cánh cửa cuộc đời nào sẽ là nơi các em có thể đi qua, để các em có thể cảm nhận được niềm vui và nỗi buồn cuộc sống...?
Theo giadinh.net
|
Một lớp học trẻ khuyết tật trí tuệ. |
Những đứa trẻ không biết lớn
Việt Dũng (8 tuổi) có gương mặt sáng sủa, khôi ngô, kháu khỉnh, quần áo gọn gàng, sạch đẹp, nói chuyện hồn nhiên, rất dễ bắt cảm tình của mọi người. Nhìn em, ai có thể nghĩ đây lại là một trẻ khuyết tật trí tuệ và học chung với những đứa trẻ không bình thường khác. Nhưng cô giáo chủ nhiệm của em nói, Việt Dũng học trước quên sau, học nhưng không thể nhớ được gì cả, ngoài việc lớn về thể xác thì nhận thức của em có lẽ đã dừng lại ở 3 năm trước. Đây là một trong những trường hợp rất nhẹ của trẻ khuyết tật trí tuệ, vì ít ra em vẫn có vẻ ngoài dễ thương, một số hoạt động cơ bản bình thường và sự ngô nghê đáng yêu của một đứa trẻ 5 tuổi.
Trong một lớp học của trẻ khuyết tật trí tuệ có rất nhiều trường hợp, biểu hiện, dạng tật khác nhau, thường có hai dạng là trẻ tự kỉ và trẻ bị Đao. Trẻ tự kỉ nhìn bên ngoài có vẻ giống trẻ bình thường, nhưng ít nói hoặc nói rất nhiều. Em thì chỉ ngồi im lặng một góc lớp và nhìn mọi người, em thì tự nhiên nhảy lên bàn ghế, la hét, đánh đập người khác hoặc chính mình, cô giáo phải dỗ dành, có khi phải dọa nạt mãi mới chịu ngồi yên. Có em tự nhiên khóc vì những lý do rất buồn cười như... bị bạn nào đó nhìn. Trẻ bị Đao có thể nhận biết qua hình dáng, biểu hiện nhiều ở khuôn mặt và cử chỉ đôi tay. Khuôn mặt trông ngốc nghếch, mắt xếch trông giống lác, khi nhìn các em thường phải cúi xuống hoặc hơi nghếch lên, miệng luôn há và lưỡi thè ra ngoài, chân tay lóng ngóng, cử chỉ không bình thường. Đôi khi có cảm giác các em chỉ như một thân xác lớn biết cử động.
|
Học trò cao lớn nhưng cô vẫn phải mặc đồ cho. |
Họ cũng là cô giáo, cũng đứng trên bục giảng, cũng uốn nắn những học trò nhỏ tuổi, nhưng khi được phân công giảng dạy khối học sinh khuyết chắc hẳn trong lòng cũng có chút buồn, xót xa và bối rối. Với một người bình thường, dù chỉ gặp một lần thôi cũng có thể khiến họ thấy rùng mình và không muốn trở lại lần hai. Nhưng với những cô giáo trường tiểu học Bình Minh, họ phải bắt đầu công việc bằng tình yêu nghề và tâm huyết sâu sắc. Đến với một ngày dạy và học của các cô mới thấy hết được sự vất vả và nỗi niềm của cô giáo nuôi dạy trẻ chậm khôn.
Là giáo viên, công việc là giảng dạy, nhưng soạn giáo án hay kiến thức lại không phải là quan trọng nhất. Chưa có một chương trình chuẩn cho dạy học sinh khuyết tật, nhà trường và các cô nhiều năm đều phải tự nghiên cứu và soạn ra chương trình riêng phù hợp với từng học sinh, với từng dạng tật. Cũng chẳng cần kiến thức gì sâu rộng, chỉ cần các con biết đọc, biết viết, biết làm toán đơn giản là các cô cũng vui lắm rồi. Cũng được gọi là lên lớp, nhưng lớp lớn hay lớp bé trên bảng cũng vẫn là những chữ cái, ghép vần. Các con chậm phát triển trí tuệ, chậm nhận thức, nên các cô chỉ mong sao các con nhớ được mặt chữ thôi. Thế mà có những con ở trường cả chục năm, tuổi cũng đôi mươi mà không cầm được bút đúng, không viết được chữ.
Nỗi gian nan đâu chỉ dừng ở việc học trò tiếp thu chậm, học không nhớ. Kiến thức không phải là quan trọng nhất. Các cô giáo khối khuyết tật trường tiểu học Bình Minh còn phải dạy các con những kĩ năng tinh, kĩ năng tự lập và làm một số hoạt động cá nhân. Có những trẻ trước khi đến trường không biết tự mặc quần áo, không biết nói khi muốn đi vệ sinh, không biết tự ăn chứ đừng nói là đọc hay viết chữ. Đến trường, các con phải làm theo các bạn, cô dạy từng chút nhỏ. Rất nhiều phụ huynh bày tỏ niềm vui khi con ở trường về mà biết tự ăn, biết mặc quần áo, nói nhiều hơn và vui tươi hơn.
Cô Trần Thị Kim Thu, chủ nhiệm lớp C6 chia sẻ: “Tiếp nhận một lớp trẻ khuyết tật trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn. Các con hệ ngôn ngữ chưa hoàn thiện, tư duy chậm phát triển, học văn hóa rất khó, trình độ lớp lại không đồng đều, mỗi học sinh một bệnh, một tật khác nhau, nhiều trẻ không hợp tác, cô nói không nghe, còn đánh cả cô. Các cô phải bao quát, nắm bắt từng học sinh, cá thể hóa từng đối tượng. Vì thế thường các cô chủ nhiệm đuổi, trông các con từ khi mới vào đến khi các con được ra trường, một vài trường hợp sẽ được chuyển lớp. Các cô hiểu được tâm lý các con thì mới dễ dạy được.”
|
Cô Kim Thu kiên trì dạy từng nét chữ cho các con. |
Yêu nghề, mến trẻ thôi chưa đủ vì người giáo viên nào cũng phải cần những đức tính đó. Kiến thức sâu rộng, mới mẻ cũng chẳng thực sự cần thiết vì học trò chậm khôn đâu thể tiếp nhận được hết. Với những cô giáo nuôi dạy trẻ khuyết tật, có lẽ điều cần thiết là sự tâm huyết với nghề, trách nhiệm tình yêu thương nhân đạo mới có thể chăm sóc các con tỉ mỉ và đủ kiên nhẫn để dạy các con các kĩ năng tự lập cơ bản.
Cánh cửa nào hé mở...
Mô hình giáo dục hòa nhập và hội nhập của trường tiểu học Bình Minh là làm sao để các em khuyết tật trí tuệ có thể học chung được với học sinh bình thường. Có những em chỉ học được một môn Toán hoặc tiếng Việt thì cứ đến giờ học môn đó, các cô lại đưa học sinh ấy lên lớp học theo chương trình chuẩn. Có em học sinh bên khối khuyết tật nhưng chữ đẹp hơn cả những em học sinh bình thường. Các cô chú ý đến khả năng tiếp thu và học hỏi của từng học sinh, làm sao để đưa nhiều em hòa nhập vào các lớp bình thường. Có em được học lên lớp 6, đạt được trình độ nhất định, biết đọc, biết viết, biết tính toán và có thể làm lao động phổ thông giúp đỡ gia đình.
Nhưng con số trẻ khuyết tật có thể lao động có ích cho gia đình, cho xã hội là quá nhỏ. Trường Binh Minh mới chỉ dừng ở bậc tiểu học, khi các con đủ lớn ra trường nhưng lại không có bậc cao hơn cho các con học tiếp, không nơi nào tiếp nhận. các con lại trở về nhà, gia đình phải trông nom, các con vẫn là gánh nặng. Chỉ một số rất ít có thể ra trường và làm được những công việc đơn giản như gấp hoa giấy, làm bảo vệ... Một số dạng khuyết tật khác còn có chương trình dạy, như học sinh khiếm thị được học chữ nổi, trẻ câm điếc được học giao tiếp bằng tay, có các trung tâm hỗ trợ việc làm như làm tăm...
Cô Lê Thanh Hà, phó hiệu trưởng Trường tiểu học Bình Minh trăn trở: “Có nhiều học sinh đã lớn tuổi, cũng mười tám đôi mươi, nhưng vẫn phải ở lại trường. Giờ các em ra trường, không nơi nào nhận nữa, các em chỉ có thể trở về nhà. Nhiều phụ huynh nài nỉ cho các em ở lại vì còn có các cô trong nom, dạy bảo. Nhưng thế cũng gây khó khăn cho trường, vì còn rất nhiều trẻ khuyết tật còn không được đi học. Giữ các em lớn cũng ảnh hưởng đến việc đào tạo của trường và các học sinh khác. Chỉ mong sao xã hội quan tâm hơn, tạo cho các em một bước đi tiếp.”
|
Niềm vui đơn giản của trẻ em khuyết tật trí tuệ chỉ là có người chơi cùng. |
Theo giadinh.net
Hiệu chỉnh bởi quản lý: