- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Bài 1: Cả làng đi kiện... cái ống khói!
(VOV) - Tiếng là ở nông thôn, nhưng 24/24h, người dân ở thôn Phan Bôi (Hưng Yên) luôn phải đeo khẩu trang trùm kín mặt
Làng quê - môi trường sống tưởng như trong lành nhất ở Việt Nam, lại đang đứng trước những hiểm hoạ cận kề của vấn đề ô nhiễm môi trường. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn, nhưng những hậu quả của nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân, cùng những hệ lụy rất đáng báo động.
Cả năm qua, những hộ dân tại thôn Phan Bôi (xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) khốn khổ vì… một cái ống khói. Nhiều người đã phải mua cả bạt trùm kín ngôi nhà, hệt như một cái lô cốt. Có người còn mua cả đống khẩu trang dự trữ và mang theo cả lúc ngủ. Nguyên nhân là do một cơ sở tái chế nhôm, phế thải liền kề cả năm nay… gây hoạ!
Bỏ nhà đi… ngủ nhờ hàng xóm!
Tối nào mẹ con chị Nguyễn Thị Toan cũng phải mau chóng thu xếp, dọn dẹp sớm để còn sang hàng xóm… ngủ nhờ. Căn nhà cấp bốn của chị, chỉ còn mỗi anh Lê Huy Triệu - chồng chị ở lại ngủ để trông coi nhà cửa. Nguyên nhân là do nhà chị ở liền kề với xưởng tái chế nhôm, phế liệu của cơ sở tư nhân Bường - Mười (Công ty TNHH Anh Tường), thôn Phan Bôi, nên “hứng đủ” khói bụi, mùi hoá chất và tiếng ồn… Cắn răng chịu đựng mãi không được, chị đành phải chọn giải pháp… đi ngủ nhờ!
Theo lời kể của anh Triệu, thời gian gần đây, cứ chập tối, cơ sở tái chế nhôm này bắt đầu hoạt động. Tiếng huỳnh huỵch phát ra từ việc đập, nghiền những tảng xỉ nhôm trước khi đưa vào lò nấu, khiến cả xóm mất ngủ. Mùi hoá chất nồng nặc, bụi than mù mịt. Tất cả khói bụi này đều được đưa thẳng… lên trời qua một ống khói tạm bợ cao chừng hai chục mét.
“Sáng nào cháu út nhà tôi quét sân cũng gom được cả một vốc bụi màu trắng như đất đèn, mùi rất khó chịu, chúng tôi cũng không biết đó là thứ hoá chất gì. Bụi trùm kín cây cối, không thở được. Chúng tôi phải đeo khẩu trang cả khi đi ngủ!” - anh Triệu kể.
Để đối phó với khói bụi, tiếng ồn, anh Triệu mua bạt phủ kín nhà. Tất cả các lỗ ánh sáng, cửa sổ, anh đều bịt kín. Thành thử, ngôi nhà anh ở hệt như cái… lô cốt, chỉ chừa một cái lỗ ton hỏn khoét ở một góc cánh cửa bên dưới, để con chó… chui ra chui vào trông nhà. “Làm thế này, hạn chế bụi và tiếng ồn được tí nào hay tí đó. Nhưng mùi hoá chất thì đành chịu. Cả nhà tôi phải mang khẩu trang cả khi ngủ. Chúng tôi đã nhiều lần góp ý, nhưng gia đình anh Bường - Mười (chủ cơ sở tái chế) đều bỏ ngoài tai. Gia đình tôi ở đằng sau, liền kề với nhà xưởng nên lãnh đủ và chịu hậu quả nghiêm trọng nhất!” - anh Triệu than phiền.
Chung nỗi khổ như gia đình anh Triệu, là gia đình cụ Huê (hàng xóm liền kề). Tất cả các cửa sổ, lỗ ánh sáng…, cụ đều tìm mọi cách để bít kín, chặn bụi không cho vào nhà. Thế nhưng, giải pháp ấy cũng chỉ là… đối phó. Vài tháng trước, một phần tường của xưởng tái chế nhôm không biết lý do gì bị đổ, bụi trắng theo đó đổ tràn ra chiếc ao sau nhà cụ. Hôm sau, cá trong ao chết nổi, cả xóm ra vớt được vài tạ cá. Ăn không dám ăn, nhìn đống cá phải mang đi chôn, cụ tiếc trào nước mắt. “Mẹ anh Bường có mang sang nhà tôi 500.000 đồng để “bồi thường”, nhưng tôi không nhận. 500.000 với tôi rất to, nhưng quan trọng hơn, không chỉ riêng mình tôi, cả xóm phải khổ sở từ khi cái xưởng này dời về đây hoạt động!” - cụ Huê cho biết.
Nín thở ngóng… hướng gió!
Gia đình ông Lê Quảng Ba, ở cạnh khu xưởng cũng là nạn nhân hứng trọn những hậu quả của xưởng sản xuất này. Sau mỗi đêm xưởng tái chế hoạt động, bụi thải mù mịt phủ trắng vườn rau sau nhà. “Chất phế thải của xưởng sản xuất đổ xuống ao còn khiến cá chết, thì hỏi làm sao chúng tôi dám ăn rau trong vườn, dù nó rất xanh tốt. Cả xóm Phan Bôi này, không ai dám ăn rau trong chính vườn nhà mình trồng, vì đám bụi nhôm kia phủ trắng cả!” - ông Ba nói.
Gia đình ông Lê Hữu Hoàn, một quân nhân về hưu sống trên thửa đất rộng ngót 2.000m2. Trước, hai ông bà tính chuyện cải tạo trồng rau, đào ao thả cá. Thế nhưng, từ khi xưởng tái chế nhôm Bường - Mười hoạt động, ông bà không dám trồng rau, thả cá nữa. Cái ao đã kè bờ bỏ hoang. Cả khu vườn rộng đã làm đất, cũng bỏ phí. “Tiếng là ở nông thôn, nhưng 24/24h, lúc nào tôi cũng phải đeo khẩu trang trùm kín mặt. Những hôm trời nắng ráo còn đỡ, nếu trời mưa thì cả xóm hứng đủ, vì đám bụi ngấm nước nặng, không bay đi xa được, phủ trắng cả nhà cửa!” - ông Hoàn than.
Xưởng tái chế nằm ngay phía mặt đường 5, được ngăn với các nhà dân bằng bức tường gạch thô không trát vữa. Nửa trên được quây bằng tôn, chừa ra rất nhiều khe hở. Lỗ thoát duy nhất của đám khói bụi phế thải của lò tái chế là một ống tôn cao vài chục mét, được dựng khá thô sơ. “Gần tuần nay, có lẽ hàng xóm kêu ca nhiều quá, chủ xưởng sản xuất mới nối thêm một đoạn tôn nữa nên cái ống khói mới cao được như thế. Trước kia, nó chỉ ngắn một mẩu, xả thẳng khói bụi vào nhà hàng xóm!” - ông Hoàn cho biết.
Suốt một thời gian dài, cả thôn Phan Bôi mất ăn mất ngủ vì ống khói của xưởng tái chế phế thải. “Người dân chúng tôi không hiểu vì lý do gì, đã nhiều lần cơ quan chức năng lập biên bản yêu cầu xưởng ngừng sản xuất, thế nhưng đến nay nó vẫn ngang nhiên hoạt động!” - cụ Huê bức xúc.
Chính quyền bị “qua mặt”?
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường do xưởng tái chế phế thải nhôm gây ra, nhân dân thôn Phan Bôi đã nhiều lần gửi kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền. Thế nhưng, câu trả lời mà họ nhận được là: Cơ sở tái chế này được phép hoạt động vì có… đầy đủ giấy tờ!
Kết quả xác minh thực tế cơ sở sản xuất tái chế phế thải nhôm của cơ sở sản xuất tư nhân Bường - Mười (ngày 5/1/2009) của Phòng CSMT (CA tỉnh Hưng Yên), Công an và Phòng TNMT huyện Mỹ Hào, công an xã Dị Sử kết luận: “Công ty TNHH Anh Tường do ông Vũ Hữu Hơn làm Giám đốc đi vào hoạt động từ tháng 12/2008 đến nay chưa có bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt của cơ quan chức năng; hành vi trên của cơ sở sản xuất này đã vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường (quy định tại điều 24 - Luật Bảo vệ môi trường và khoản 3 điều 8 NĐ 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).
Tháng 9/2008, Cục Cảnh sát môi trường kết hợp cùng Phòng CSMT - CA tỉnh Hưng Yên kiểm tra và xử lý công ty TNHH Anh Tường về hành vi xử lý chất nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường, mức tiền phạt là 5,5 triệu đồng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Phòng CSMT - CA tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Anh Tường về hành vi nói trên; yêu cầu cơ sở dừng hoạt động nấu, đúc nhôm trước khi có bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt của cơ quan chức năng”.
Kết luận này khiến người dân ngỡ ngàng, bởi trước đó, khi phản ánh với chính quyền xã Dị Sử về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của cơ sở tái chế phế thải nhôm này, xã cũng phân trần: Công ty Anh Tường có đầy đủ giấy tờ để hoạt động.
Những giấy tờ đầy đủ để cơ sở tái chế phế thải nhôm này được phép hoạt động, gồm có: Giấy phép hành nghề “Xử lý sơ bộ chất thải nguy hại” do PGĐ Sở TNMT Hưng Yên, ông Phạm Nam Lượng ký; “Hợp đồng xử lý chất thải công nghiệp” giữa Công ty TNHH Anh Tường và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị (18 - Cao Bá Quát - Ba Đình - Hà Nội). Lạ lùng nhất, là có cả giấy xác nhận đăng ký “Bản cam kết bảo vệ môi trường” do ông Vương Văn Đức, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Hào, ký ngày 15/12/2008. Trong kết luận kiểm tra của Phòng CSMT - CA tỉnh Hưng Yên ngày 5/1/2009 khẳng định, chưa có bất kỳ bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở tái chế phế thải Anh Tường. Phòng CSMT - CA tỉnh Hưng Yên đã “bỏ sót”, hay đó chỉ là sự phù phép của cơ sở tái chế phế thải này?./.
(VOV) - Tiếng là ở nông thôn, nhưng 24/24h, người dân ở thôn Phan Bôi (Hưng Yên) luôn phải đeo khẩu trang trùm kín mặt
Làng quê - môi trường sống tưởng như trong lành nhất ở Việt Nam, lại đang đứng trước những hiểm hoạ cận kề của vấn đề ô nhiễm môi trường. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn, nhưng những hậu quả của nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân, cùng những hệ lụy rất đáng báo động.
Cả năm qua, những hộ dân tại thôn Phan Bôi (xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) khốn khổ vì… một cái ống khói. Nhiều người đã phải mua cả bạt trùm kín ngôi nhà, hệt như một cái lô cốt. Có người còn mua cả đống khẩu trang dự trữ và mang theo cả lúc ngủ. Nguyên nhân là do một cơ sở tái chế nhôm, phế thải liền kề cả năm nay… gây hoạ!
Bỏ nhà đi… ngủ nhờ hàng xóm!
Tối nào mẹ con chị Nguyễn Thị Toan cũng phải mau chóng thu xếp, dọn dẹp sớm để còn sang hàng xóm… ngủ nhờ. Căn nhà cấp bốn của chị, chỉ còn mỗi anh Lê Huy Triệu - chồng chị ở lại ngủ để trông coi nhà cửa. Nguyên nhân là do nhà chị ở liền kề với xưởng tái chế nhôm, phế liệu của cơ sở tư nhân Bường - Mười (Công ty TNHH Anh Tường), thôn Phan Bôi, nên “hứng đủ” khói bụi, mùi hoá chất và tiếng ồn… Cắn răng chịu đựng mãi không được, chị đành phải chọn giải pháp… đi ngủ nhờ!
Theo lời kể của anh Triệu, thời gian gần đây, cứ chập tối, cơ sở tái chế nhôm này bắt đầu hoạt động. Tiếng huỳnh huỵch phát ra từ việc đập, nghiền những tảng xỉ nhôm trước khi đưa vào lò nấu, khiến cả xóm mất ngủ. Mùi hoá chất nồng nặc, bụi than mù mịt. Tất cả khói bụi này đều được đưa thẳng… lên trời qua một ống khói tạm bợ cao chừng hai chục mét.
“Sáng nào cháu út nhà tôi quét sân cũng gom được cả một vốc bụi màu trắng như đất đèn, mùi rất khó chịu, chúng tôi cũng không biết đó là thứ hoá chất gì. Bụi trùm kín cây cối, không thở được. Chúng tôi phải đeo khẩu trang cả khi đi ngủ!” - anh Triệu kể.
Để đối phó với khói bụi, tiếng ồn, anh Triệu mua bạt phủ kín nhà. Tất cả các lỗ ánh sáng, cửa sổ, anh đều bịt kín. Thành thử, ngôi nhà anh ở hệt như cái… lô cốt, chỉ chừa một cái lỗ ton hỏn khoét ở một góc cánh cửa bên dưới, để con chó… chui ra chui vào trông nhà. “Làm thế này, hạn chế bụi và tiếng ồn được tí nào hay tí đó. Nhưng mùi hoá chất thì đành chịu. Cả nhà tôi phải mang khẩu trang cả khi ngủ. Chúng tôi đã nhiều lần góp ý, nhưng gia đình anh Bường - Mười (chủ cơ sở tái chế) đều bỏ ngoài tai. Gia đình tôi ở đằng sau, liền kề với nhà xưởng nên lãnh đủ và chịu hậu quả nghiêm trọng nhất!” - anh Triệu than phiền.
Chung nỗi khổ như gia đình anh Triệu, là gia đình cụ Huê (hàng xóm liền kề). Tất cả các cửa sổ, lỗ ánh sáng…, cụ đều tìm mọi cách để bít kín, chặn bụi không cho vào nhà. Thế nhưng, giải pháp ấy cũng chỉ là… đối phó. Vài tháng trước, một phần tường của xưởng tái chế nhôm không biết lý do gì bị đổ, bụi trắng theo đó đổ tràn ra chiếc ao sau nhà cụ. Hôm sau, cá trong ao chết nổi, cả xóm ra vớt được vài tạ cá. Ăn không dám ăn, nhìn đống cá phải mang đi chôn, cụ tiếc trào nước mắt. “Mẹ anh Bường có mang sang nhà tôi 500.000 đồng để “bồi thường”, nhưng tôi không nhận. 500.000 với tôi rất to, nhưng quan trọng hơn, không chỉ riêng mình tôi, cả xóm phải khổ sở từ khi cái xưởng này dời về đây hoạt động!” - cụ Huê cho biết.
Nín thở ngóng… hướng gió!
Gia đình ông Lê Quảng Ba, ở cạnh khu xưởng cũng là nạn nhân hứng trọn những hậu quả của xưởng sản xuất này. Sau mỗi đêm xưởng tái chế hoạt động, bụi thải mù mịt phủ trắng vườn rau sau nhà. “Chất phế thải của xưởng sản xuất đổ xuống ao còn khiến cá chết, thì hỏi làm sao chúng tôi dám ăn rau trong vườn, dù nó rất xanh tốt. Cả xóm Phan Bôi này, không ai dám ăn rau trong chính vườn nhà mình trồng, vì đám bụi nhôm kia phủ trắng cả!” - ông Ba nói.
Gia đình ông Lê Hữu Hoàn, một quân nhân về hưu sống trên thửa đất rộng ngót 2.000m2. Trước, hai ông bà tính chuyện cải tạo trồng rau, đào ao thả cá. Thế nhưng, từ khi xưởng tái chế nhôm Bường - Mười hoạt động, ông bà không dám trồng rau, thả cá nữa. Cái ao đã kè bờ bỏ hoang. Cả khu vườn rộng đã làm đất, cũng bỏ phí. “Tiếng là ở nông thôn, nhưng 24/24h, lúc nào tôi cũng phải đeo khẩu trang trùm kín mặt. Những hôm trời nắng ráo còn đỡ, nếu trời mưa thì cả xóm hứng đủ, vì đám bụi ngấm nước nặng, không bay đi xa được, phủ trắng cả nhà cửa!” - ông Hoàn than.

Để đối phó với khói bụi, người dân phải phủ bạt kín nhà
Nỗi lo lớn nhất đè nặng lên cả thôn Phan Bôi, ấy là… ngóng hướng gió. Hôm nào trời đổ gió nam, cả một nửa xóm phía sau nhà xưởng tái chế phải hứng trọn khói bụi, mùi hoá chất nồng nặc, rất tức thở. Những hôm gió bấc, nỗi lo ấy lại chuyển sang nhà bà Dung, cụ Huê…Xưởng tái chế nằm ngay phía mặt đường 5, được ngăn với các nhà dân bằng bức tường gạch thô không trát vữa. Nửa trên được quây bằng tôn, chừa ra rất nhiều khe hở. Lỗ thoát duy nhất của đám khói bụi phế thải của lò tái chế là một ống tôn cao vài chục mét, được dựng khá thô sơ. “Gần tuần nay, có lẽ hàng xóm kêu ca nhiều quá, chủ xưởng sản xuất mới nối thêm một đoạn tôn nữa nên cái ống khói mới cao được như thế. Trước kia, nó chỉ ngắn một mẩu, xả thẳng khói bụi vào nhà hàng xóm!” - ông Hoàn cho biết.
Suốt một thời gian dài, cả thôn Phan Bôi mất ăn mất ngủ vì ống khói của xưởng tái chế phế thải. “Người dân chúng tôi không hiểu vì lý do gì, đã nhiều lần cơ quan chức năng lập biên bản yêu cầu xưởng ngừng sản xuất, thế nhưng đến nay nó vẫn ngang nhiên hoạt động!” - cụ Huê bức xúc.
Chính quyền bị “qua mặt”?
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường do xưởng tái chế phế thải nhôm gây ra, nhân dân thôn Phan Bôi đã nhiều lần gửi kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền. Thế nhưng, câu trả lời mà họ nhận được là: Cơ sở tái chế này được phép hoạt động vì có… đầy đủ giấy tờ!
Kết quả xác minh thực tế cơ sở sản xuất tái chế phế thải nhôm của cơ sở sản xuất tư nhân Bường - Mười (ngày 5/1/2009) của Phòng CSMT (CA tỉnh Hưng Yên), Công an và Phòng TNMT huyện Mỹ Hào, công an xã Dị Sử kết luận: “Công ty TNHH Anh Tường do ông Vũ Hữu Hơn làm Giám đốc đi vào hoạt động từ tháng 12/2008 đến nay chưa có bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt của cơ quan chức năng; hành vi trên của cơ sở sản xuất này đã vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường (quy định tại điều 24 - Luật Bảo vệ môi trường và khoản 3 điều 8 NĐ 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).
Tháng 9/2008, Cục Cảnh sát môi trường kết hợp cùng Phòng CSMT - CA tỉnh Hưng Yên kiểm tra và xử lý công ty TNHH Anh Tường về hành vi xử lý chất nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường, mức tiền phạt là 5,5 triệu đồng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Phòng CSMT - CA tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Anh Tường về hành vi nói trên; yêu cầu cơ sở dừng hoạt động nấu, đúc nhôm trước khi có bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt của cơ quan chức năng”.
Kết luận này khiến người dân ngỡ ngàng, bởi trước đó, khi phản ánh với chính quyền xã Dị Sử về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của cơ sở tái chế phế thải nhôm này, xã cũng phân trần: Công ty Anh Tường có đầy đủ giấy tờ để hoạt động.
Những giấy tờ đầy đủ để cơ sở tái chế phế thải nhôm này được phép hoạt động, gồm có: Giấy phép hành nghề “Xử lý sơ bộ chất thải nguy hại” do PGĐ Sở TNMT Hưng Yên, ông Phạm Nam Lượng ký; “Hợp đồng xử lý chất thải công nghiệp” giữa Công ty TNHH Anh Tường và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị (18 - Cao Bá Quát - Ba Đình - Hà Nội). Lạ lùng nhất, là có cả giấy xác nhận đăng ký “Bản cam kết bảo vệ môi trường” do ông Vương Văn Đức, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Hào, ký ngày 15/12/2008. Trong kết luận kiểm tra của Phòng CSMT - CA tỉnh Hưng Yên ngày 5/1/2009 khẳng định, chưa có bất kỳ bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở tái chế phế thải Anh Tường. Phòng CSMT - CA tỉnh Hưng Yên đã “bỏ sót”, hay đó chỉ là sự phù phép của cơ sở tái chế phế thải này?./.