- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Xã hội phương Tây đang lo ngại về trào lưu "Cotton-Wool Culture" (văn hoá thú nhồi bông) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Ở Việt Nam, hiện tượng bao bọc con quá mức liệu có ngày càng phổ biến?
Hàng trăm triệu cũng không cứu được con
Ông Ng. đang giữ chức vụ cao trong một tập đoàn tài chính lớn, còn vợ ông là trưởng khoa của một bệnh viện lớn. Ở vào tuổi tứ tuần, vợ chồng ông mới sinh thêm 1 cậu con trai.
Điều kiện gia đình khá giả, lại bận rộn tối ngày, nên ông sẵn sàng bỏ tiền ra thuê hẳn 2 ô-sin để chăm sóc con. Một ô-sin chuyên lo ăn uống cho bé. Còn một ô-sin chỉ có nhiệm vụ chơi cùng cậu quý tử.
Cha mẹ thường về muộn, đôi khi chỉ kịp nhìn ngắm con ngủ. Thấy con vẫn lớn phổng phao bụ bẫm, vợ chồng ông Ng. tỏ ra khá yên tâm.
Tuy nhiên, đến khi cậu bé được 3 tuổi thì họ nhận ra con mình có vấn đề. Cu cậu chẳng chịu nói năng gì. Nhiều người đặt giả thuyết là do bé ngậm vú giả nhiều quá nên bị thụt lưỡi.
Ngoài ra, cậu bé không được ra ngoài nhiều, chỉ nằm trong điều hòa, nên cứ bước chân ra khỏi cửa là bị dị ứng thời tiết, nổi mẩn hết người. Bé cũng rất nhút nhát, gặp người lạ là khóc. Lúc nào cũng chỉ muốn chơi với chú robot.
Ông bà Ng. đã đưa con sang Trung Quốc chạy chữa, với chi phí "cao ngất" 11.000 USD/tháng. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng thì họ trả về, tình trạng cũng chẳng khá khẩm hơn.
Hiện nay, cháu bé đã 7 tuổi mà vẫn không thể đi nhà trẻ. Ông bà Ng. đành bỏ ra 2 triệu/tuần để thuê cô giáo chuyên dạy bé tập nói. Đáng lẽ, cậu bé có thể cắp sách tới trường như bao bạn bè đồng trang lứa thì giờ đây vẫn chỉ đang ê a tập nói như một đứa trẻ lên 2.
9 tuổi vẫn khóc thét lên khi không nhìn thấy bố
Một cặp vợ chồng doanh nhân, chồng 40 tuổi, vợ 37 tuổi. Gia đình thành đạt, điều kiện khá giả. Họ có hai con, con trai 9 tuổi, con gái 3 tuổi. Hai vợ chồng dù bận rộn nhưng lúc nào cũng tận dụng thời gian chăm con hết mực. Ai cũng nghĩ gia đình đó thật hạnh phúc.
Cậu bé 9 tuổi từ mẫu giáo, rồi cấp 1 đều được học ở trường quốc tế. Ở đó, cậu bé được học hết những kỹ năng như múa hát, bơi lội, được đi dã ngoại, vui chơi… Với một môi trường giáo dục toàn diện như thế, đáng lẽ cậu bé phải tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát.
Thế nhưng, ngày nào cũng như ngày nào, cứ khoảng 3h30 - 4h chiều là người cha phải bỏ dở mọi công việc để đón con. Anh bao giờ cũng phải là người đầu tiên xuất hiện ở điểm đỗ ô tô đưa đón học sinh. Nếu không nhìn thấy bố, cậu bé 9 tuổi này sẽ sợ hãi khóc thét lên.
Trong khi đó, về nhà thì cậu bé vẫn chơi đùa, nghịch ngợm như thường, thậm chí còn tỏ ra rất thông minh. Nhưng cứ bước chân ra khỏi ngôi biệt thự kín cổng cao tường là cu cậu trở nên nhút nhát. Ở lớp, dù hiểu bài nhưng khi được cô giáo hỏi, cậu bé này vẫn không nói gì, khiến cô giáo phát cáu và cho là cậu học sinh này chậm, lì, và luôn tỏ thái độ bất hợp tác với cô.
Thật trùng hợp là cô con gái 3 tuổi của họ cũng rơi vào tình trạng giống hệt anh. Đi đâu cũng phải có mẹ, tan học không thấy mẹ đón thì cũng lại... khóc.
Học lớp 5, mẹ vẫn phải đút ăn
Bà N. gần 50 tuổi làm nghề buôn bán hoa quả ở chợ Kim Liên. Ông chồng thất nghiệp chỉ loanh quanh ở nhà. Hai vợ chồng may mắn có một cô con gái “rượu”. Mặc dù khá vất vả, nhưng sau bao năm tích cóp, bà cũng xây được một ngôi nhà rộng rãi, có nhiều phòng cho sinh viên thuê trọ.
Thu nhập ổn định, bà chăm chút con từng li từng tí. Mặc dù cô bé đã lên lớp 5 nhưng bố mẹ vẫn phải "đút" cho ăn. Mỗi bữa cơm của gia đình thường kéo dài hàng tiếng đồng hồ vì bà phải đút cơm cho con như "đánh vật". Cô bé thì hạch sách đủ kiểu, đành hanh và đặc biệt là thường xuyên tự tiện nghịch đồ của sinh viên thuê trọ.
Thế rồi, một ngày, có sinh viên bị mất số tiền lên đến gần triệu đồng. Chỉ có cô con gái chủ nhà vào phòng đó chơi trong lúc bạn sinh viên kia mải nấu ăn trên sân thượng.
Nhưng bà chủ nhà kiên quyết cho rằng cô con gái cưng của mình không thể làm chuyện đó vì nó có biết gì đâu.
Đúng là không biết gì thật, nhưng cô bé vẫn là thủ phạm. Nguyên nhân là do một cô bạn cùng lớp láu lỉnh đã xui cô bé này lấy trộm tiền của sinh viên. Vì quá ngờ nghệch, cô bé đã lấy tiền rồi đưa hết cho bạn, được bạn chia cho một ít mua kẹo. Khi chuyện vỡ lở, cô bé vẫn bình chân như vại, và không nghĩ rằng mình đã làm việc tày trời.
Đó cũng là lần đầu tiên bà N. đánh con mình một trận nhớ đời. Tay đánh mà nước mắt bà cứ lã chã rơi, những giọt nước mắt cay đắng, xót xa...
Ông Nguyễn Ngọc Oanh, Giảng viên Học viện báo chí:
Sát sao nhưng cần có "mức độ"
Nhiều bậc cha mẹ quá quan tâm, quá nuông chiều con. Cứ sểnh con ra một chút là sợ. Họ không dám cho con ra ngoài chơi với bạn bè, lúc nào cũng theo dõi sát sao. Tôi nghĩ như thế cũng là cần thiết nhưng cần có mức độ, để có thể khuyến khích động viên con tự tin trong giao tiếp cũng như rèn được cho con tính tự lập.
Tôi có anh bạn cho con đi học một lớp kỹ năng sống. Anh nói : "Cái thằng nhà mình nó tồ lắm. Cho nó đi học để tự nó biết chăm sóc bản thân, tự tắm giặt được. Thậm chí nó còn nhắc bố mẹ là trước khi ăn phải rửa tay, khi nhai không được phát ra tiếng. Cảm giác như nó biết quan tâm đến mình hơn vậy. Trước kia khách đến bấm chuông, nó ra mở cửa rồi quay phắt vào phòng luôn. Nhưng bây giờ biết rót nước mời khách, hỏi han trò chuyện với khách".
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần sách Thái Hà:
"Tiệt trùng" không phải đã là tốt
Có gia đình đưa con đi khám, bác sỹ bảo là cháu bé bị thiếu canxi. Mà nguyên nhân là do thiếu ánh nắng. Bố mẹ cũng giật mình nhớ ra là hình như từ lúc sinh ra, con mình chẳng mấy khi được thấy ánh mặt trời. Bố mẹ đều đi làm việc từ sớm, tiện đường đưa con đến nhà trẻ luôn. Mà nhà trẻ ở Việt Nam đâu được là vườn trẻ như ở nước ngoài. Trẻ đến đó cũng bị giam h.ãm trong 4 bức tường, không được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời. Đến cuối tuần, bố mẹ lại mặc sức tranh thủ ngủ bù, có khi ngủ cả ngày, hoặc cũng chỉ loanh quanh trong nhà, hiếm có thời gian cho trẻ đi chơi. Và thế là trẻ bị thiếu canxi.
Nhiều người nghĩ rằng cái gì cứ tiệt trùng là tốt, đồ ăn tiệt trùng, sữa tiệt trùng, môi trường cũng cần được tiệt trùng. Nhưng như thế là hoàn toàn sai lầm. Đừng bao bọc trẻ quá mức như vậy.
Theo VietNamNet
Hàng trăm triệu cũng không cứu được con
Ông Ng. đang giữ chức vụ cao trong một tập đoàn tài chính lớn, còn vợ ông là trưởng khoa của một bệnh viện lớn. Ở vào tuổi tứ tuần, vợ chồng ông mới sinh thêm 1 cậu con trai.
Điều kiện gia đình khá giả, lại bận rộn tối ngày, nên ông sẵn sàng bỏ tiền ra thuê hẳn 2 ô-sin để chăm sóc con. Một ô-sin chuyên lo ăn uống cho bé. Còn một ô-sin chỉ có nhiệm vụ chơi cùng cậu quý tử.
Cha mẹ thường về muộn, đôi khi chỉ kịp nhìn ngắm con ngủ. Thấy con vẫn lớn phổng phao bụ bẫm, vợ chồng ông Ng. tỏ ra khá yên tâm.
Tuy nhiên, đến khi cậu bé được 3 tuổi thì họ nhận ra con mình có vấn đề. Cu cậu chẳng chịu nói năng gì. Nhiều người đặt giả thuyết là do bé ngậm vú giả nhiều quá nên bị thụt lưỡi.
Ngoài ra, cậu bé không được ra ngoài nhiều, chỉ nằm trong điều hòa, nên cứ bước chân ra khỏi cửa là bị dị ứng thời tiết, nổi mẩn hết người. Bé cũng rất nhút nhát, gặp người lạ là khóc. Lúc nào cũng chỉ muốn chơi với chú robot.
Trẻ cần được giao lưu để hình thành cách sống. Ảnh: An Bang
Ông bà Ng. đã đưa con sang Trung Quốc chạy chữa, với chi phí "cao ngất" 11.000 USD/tháng. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng thì họ trả về, tình trạng cũng chẳng khá khẩm hơn.
Hiện nay, cháu bé đã 7 tuổi mà vẫn không thể đi nhà trẻ. Ông bà Ng. đành bỏ ra 2 triệu/tuần để thuê cô giáo chuyên dạy bé tập nói. Đáng lẽ, cậu bé có thể cắp sách tới trường như bao bạn bè đồng trang lứa thì giờ đây vẫn chỉ đang ê a tập nói như một đứa trẻ lên 2.
9 tuổi vẫn khóc thét lên khi không nhìn thấy bố
Một cặp vợ chồng doanh nhân, chồng 40 tuổi, vợ 37 tuổi. Gia đình thành đạt, điều kiện khá giả. Họ có hai con, con trai 9 tuổi, con gái 3 tuổi. Hai vợ chồng dù bận rộn nhưng lúc nào cũng tận dụng thời gian chăm con hết mực. Ai cũng nghĩ gia đình đó thật hạnh phúc.
Cậu bé 9 tuổi từ mẫu giáo, rồi cấp 1 đều được học ở trường quốc tế. Ở đó, cậu bé được học hết những kỹ năng như múa hát, bơi lội, được đi dã ngoại, vui chơi… Với một môi trường giáo dục toàn diện như thế, đáng lẽ cậu bé phải tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát.
Thế nhưng, ngày nào cũng như ngày nào, cứ khoảng 3h30 - 4h chiều là người cha phải bỏ dở mọi công việc để đón con. Anh bao giờ cũng phải là người đầu tiên xuất hiện ở điểm đỗ ô tô đưa đón học sinh. Nếu không nhìn thấy bố, cậu bé 9 tuổi này sẽ sợ hãi khóc thét lên.
Trong khi đó, về nhà thì cậu bé vẫn chơi đùa, nghịch ngợm như thường, thậm chí còn tỏ ra rất thông minh. Nhưng cứ bước chân ra khỏi ngôi biệt thự kín cổng cao tường là cu cậu trở nên nhút nhát. Ở lớp, dù hiểu bài nhưng khi được cô giáo hỏi, cậu bé này vẫn không nói gì, khiến cô giáo phát cáu và cho là cậu học sinh này chậm, lì, và luôn tỏ thái độ bất hợp tác với cô.
Thật trùng hợp là cô con gái 3 tuổi của họ cũng rơi vào tình trạng giống hệt anh. Đi đâu cũng phải có mẹ, tan học không thấy mẹ đón thì cũng lại... khóc.
Học lớp 5, mẹ vẫn phải đút ăn
Bà N. gần 50 tuổi làm nghề buôn bán hoa quả ở chợ Kim Liên. Ông chồng thất nghiệp chỉ loanh quanh ở nhà. Hai vợ chồng may mắn có một cô con gái “rượu”. Mặc dù khá vất vả, nhưng sau bao năm tích cóp, bà cũng xây được một ngôi nhà rộng rãi, có nhiều phòng cho sinh viên thuê trọ.
Thu nhập ổn định, bà chăm chút con từng li từng tí. Mặc dù cô bé đã lên lớp 5 nhưng bố mẹ vẫn phải "đút" cho ăn. Mỗi bữa cơm của gia đình thường kéo dài hàng tiếng đồng hồ vì bà phải đút cơm cho con như "đánh vật". Cô bé thì hạch sách đủ kiểu, đành hanh và đặc biệt là thường xuyên tự tiện nghịch đồ của sinh viên thuê trọ.
Thế rồi, một ngày, có sinh viên bị mất số tiền lên đến gần triệu đồng. Chỉ có cô con gái chủ nhà vào phòng đó chơi trong lúc bạn sinh viên kia mải nấu ăn trên sân thượng.
Nhưng bà chủ nhà kiên quyết cho rằng cô con gái cưng của mình không thể làm chuyện đó vì nó có biết gì đâu.
Đúng là không biết gì thật, nhưng cô bé vẫn là thủ phạm. Nguyên nhân là do một cô bạn cùng lớp láu lỉnh đã xui cô bé này lấy trộm tiền của sinh viên. Vì quá ngờ nghệch, cô bé đã lấy tiền rồi đưa hết cho bạn, được bạn chia cho một ít mua kẹo. Khi chuyện vỡ lở, cô bé vẫn bình chân như vại, và không nghĩ rằng mình đã làm việc tày trời.
Đó cũng là lần đầu tiên bà N. đánh con mình một trận nhớ đời. Tay đánh mà nước mắt bà cứ lã chã rơi, những giọt nước mắt cay đắng, xót xa...
Ông Nguyễn Ngọc Oanh, Giảng viên Học viện báo chí:
Sát sao nhưng cần có "mức độ"
Nhiều bậc cha mẹ quá quan tâm, quá nuông chiều con. Cứ sểnh con ra một chút là sợ. Họ không dám cho con ra ngoài chơi với bạn bè, lúc nào cũng theo dõi sát sao. Tôi nghĩ như thế cũng là cần thiết nhưng cần có mức độ, để có thể khuyến khích động viên con tự tin trong giao tiếp cũng như rèn được cho con tính tự lập.
Tôi có anh bạn cho con đi học một lớp kỹ năng sống. Anh nói : "Cái thằng nhà mình nó tồ lắm. Cho nó đi học để tự nó biết chăm sóc bản thân, tự tắm giặt được. Thậm chí nó còn nhắc bố mẹ là trước khi ăn phải rửa tay, khi nhai không được phát ra tiếng. Cảm giác như nó biết quan tâm đến mình hơn vậy. Trước kia khách đến bấm chuông, nó ra mở cửa rồi quay phắt vào phòng luôn. Nhưng bây giờ biết rót nước mời khách, hỏi han trò chuyện với khách".
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần sách Thái Hà:
"Tiệt trùng" không phải đã là tốt
Có gia đình đưa con đi khám, bác sỹ bảo là cháu bé bị thiếu canxi. Mà nguyên nhân là do thiếu ánh nắng. Bố mẹ cũng giật mình nhớ ra là hình như từ lúc sinh ra, con mình chẳng mấy khi được thấy ánh mặt trời. Bố mẹ đều đi làm việc từ sớm, tiện đường đưa con đến nhà trẻ luôn. Mà nhà trẻ ở Việt Nam đâu được là vườn trẻ như ở nước ngoài. Trẻ đến đó cũng bị giam h.ãm trong 4 bức tường, không được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời. Đến cuối tuần, bố mẹ lại mặc sức tranh thủ ngủ bù, có khi ngủ cả ngày, hoặc cũng chỉ loanh quanh trong nhà, hiếm có thời gian cho trẻ đi chơi. Và thế là trẻ bị thiếu canxi.
Nhiều người nghĩ rằng cái gì cứ tiệt trùng là tốt, đồ ăn tiệt trùng, sữa tiệt trùng, môi trường cũng cần được tiệt trùng. Nhưng như thế là hoàn toàn sai lầm. Đừng bao bọc trẻ quá mức như vậy.
Theo VietNamNet