Nước Mỹ vừa chính thức chào đón một thị trấn mới của người Việt, do người Việt làm chủ - bắt đầu cuộc hành trình “Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ”…
Sáng 3/9 là một ngày đặc biệt với Buford. Bà Amy Bates, giám đốc điều hành Công ty BuckinghamBates Global Marketing, đại diện truyền thông cho PhinDeli tại Mỹ, cũng phải bất ngờ: “Tôi chưa thấy sự kiện nào tổ chức ở một nơi hẻo lánh như Buford mà được báo chí quan tâm như vậy!”
Giải thích cho thực tế này, ông Philips Kay, người từng làm việc ở Buford trước đây không giấu sự tự hào: “Buford giờ đã nổi tiếng lắm rồi. Chẳng có tiền nào để mua được danh tiếng này đâu!” Theo tính toán, chỉ riêng cuộc đấu giá tháng 4 năm ngoái, thị trấn thuộc sở hữu của người Việt trên đất Mỹ này đã được đề cập trên hơn 1.200 bài báo giấy/mạng và tin trên TV, tiếp cận đến hơn 1,3 tỉ người trên thế giới.
Thị trưởng Phạm Đình Nguyên (bên trái) trước bảng chào đón của thị trấn PhinDeli.
Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, một số hãng thông tấn lớn đã không muốn “trâu chậm uống nước đục”. Reuters đã được độc quyền đăng tải bài viết đầu tiên của Laura Zuckerman 2 ngày trước Lễ đổi tên. Bài viết này sau đó được những tờ báo lớn như USNews, The Telegraph (UK) nhanh chân đăng tải.
Hãng AP đã không chịu lép vế. Trong ngày lễ khai trương thị trấn PhinDeli, họ đã gởi phóng viên viết bài và ảnh đến làm một phóng sự “hầm hố”. Bloomberg, The New Yorker, New York Time, Los Angeles Time đã có những bài viết riêng “không đụng hàng”. Tất cả đều dành những lời “có cánh” cho thị trấn cà phê Việt đầu tiên trên đất Mỹ.
PV một số hãng thông tấn tại Mỹ đang có những trao đổi với Thị trưởng Phạm Đình Nguyên trong ngày đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli
Các đài truyền hình cũng không đứng ngoài cuộc. Những đài danh giá như CBS, ABC, CNBC, PBS cũng đã dành thời lượng đáng kể để đưa tin về sự kiện mang tính lịch sử này. Tất cả đều chào đón và chúc mừng thị trấn Việt.
Các chính trị gia, quan chức Bang Wyoming cũng đã cử đại diện đến chúc mừng, cùng chứng kiến thời khắc lịch sử của thị trấn 147 năm lịch sử. Đại diện của văn phòng du lịch Bang khẳng định: thị trấn PhinDeli chắc chắn sẽ trở thành một điểm đến cho nhiều du khách quốc tế.
Sự phóng khoáng, nồng hậu, sẵn sàng tiếp nhận cái mới của những người Mỹ thể hiện ở rất nhiều chi tiết thú vị trong chính buổi lễ Đổi tên thị trấn. Phóng viên Cowboy Bob (Đài radio KRRR) hỏi ông Nguyên rằng: “Ông đã đem một phần văn hóa Việt vào nước Mỹ, vậy ông sẽ làm gì để đem văn hóa Wyoming về Việt Nam?”. Khi ông Nguyên dí dỏm: “Tôi sẽ mua chiếc mũ cao bồi mà ông đang đội để đem về Việt Nam đội!”, ông Bob lập tức lấy chiếc mũ cao bồi đang đội tặng ngay cho ông Nguyên.
Tương tự, có cặp vợ chồng người Mỹ sống gần Buford, vì không đến dự buổi lễ được đã tặng món quà là chiếc khăn quàng cổ cùng một thiệp chúc mừng nhỏ rất dễ thương. “Tất cả những chào đón đó của nước Mỹ đều là khởi đầu tuyệt vời với chúng tôi. Tôi biết hành trình giới thiệu cà phê Việt không dễ dàng, nhưng bằng những ủng hộ của các bạn và khát vọng mãnh liệt của mình, tôi tin rằng PhinDeli sẽ làm được một điều không nhỏ trên đất Mỹ…” Thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết.
Nhưng có lẽ cộng đồng người Việt ở Mỹ là chào đón PhinDeli với một niềm tự hào khôn tả. Nhiều gia đình đã tranh thủ ngày nghỉ lễ lái xe đưa con cái đến tham quan và cũng để tận mắt thấy thị trấn. Có người cho biết, là họ rất tự hào khi thấy hình ảnh ông Phạm Đình Nguyên xuất hiện trên những tấm pa-nô lớn dọc xa lộ.
Cũng có những gia đình ở xa như cô Toni Trương và mẹ, bay đến từ San Francisco. Tất cả cũng chỉ đến bắt tay và chúc mừng thị trưởng Phạm Đình Nguyên, người khởi xướng ý tưởng “Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ” tại thủ phủ cà phê PhinDeli.
Sáng 3/9 là một ngày đặc biệt với Buford. Bà Amy Bates, giám đốc điều hành Công ty BuckinghamBates Global Marketing, đại diện truyền thông cho PhinDeli tại Mỹ, cũng phải bất ngờ: “Tôi chưa thấy sự kiện nào tổ chức ở một nơi hẻo lánh như Buford mà được báo chí quan tâm như vậy!”
Giải thích cho thực tế này, ông Philips Kay, người từng làm việc ở Buford trước đây không giấu sự tự hào: “Buford giờ đã nổi tiếng lắm rồi. Chẳng có tiền nào để mua được danh tiếng này đâu!” Theo tính toán, chỉ riêng cuộc đấu giá tháng 4 năm ngoái, thị trấn thuộc sở hữu của người Việt trên đất Mỹ này đã được đề cập trên hơn 1.200 bài báo giấy/mạng và tin trên TV, tiếp cận đến hơn 1,3 tỉ người trên thế giới.
Thị trưởng Phạm Đình Nguyên (bên trái) trước bảng chào đón của thị trấn PhinDeli.
Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, một số hãng thông tấn lớn đã không muốn “trâu chậm uống nước đục”. Reuters đã được độc quyền đăng tải bài viết đầu tiên của Laura Zuckerman 2 ngày trước Lễ đổi tên. Bài viết này sau đó được những tờ báo lớn như USNews, The Telegraph (UK) nhanh chân đăng tải.
Hãng AP đã không chịu lép vế. Trong ngày lễ khai trương thị trấn PhinDeli, họ đã gởi phóng viên viết bài và ảnh đến làm một phóng sự “hầm hố”. Bloomberg, The New Yorker, New York Time, Los Angeles Time đã có những bài viết riêng “không đụng hàng”. Tất cả đều dành những lời “có cánh” cho thị trấn cà phê Việt đầu tiên trên đất Mỹ.
PV một số hãng thông tấn tại Mỹ đang có những trao đổi với Thị trưởng Phạm Đình Nguyên trong ngày đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli
Các đài truyền hình cũng không đứng ngoài cuộc. Những đài danh giá như CBS, ABC, CNBC, PBS cũng đã dành thời lượng đáng kể để đưa tin về sự kiện mang tính lịch sử này. Tất cả đều chào đón và chúc mừng thị trấn Việt.
Các chính trị gia, quan chức Bang Wyoming cũng đã cử đại diện đến chúc mừng, cùng chứng kiến thời khắc lịch sử của thị trấn 147 năm lịch sử. Đại diện của văn phòng du lịch Bang khẳng định: thị trấn PhinDeli chắc chắn sẽ trở thành một điểm đến cho nhiều du khách quốc tế.
Sự phóng khoáng, nồng hậu, sẵn sàng tiếp nhận cái mới của những người Mỹ thể hiện ở rất nhiều chi tiết thú vị trong chính buổi lễ Đổi tên thị trấn. Phóng viên Cowboy Bob (Đài radio KRRR) hỏi ông Nguyên rằng: “Ông đã đem một phần văn hóa Việt vào nước Mỹ, vậy ông sẽ làm gì để đem văn hóa Wyoming về Việt Nam?”. Khi ông Nguyên dí dỏm: “Tôi sẽ mua chiếc mũ cao bồi mà ông đang đội để đem về Việt Nam đội!”, ông Bob lập tức lấy chiếc mũ cao bồi đang đội tặng ngay cho ông Nguyên.
Tương tự, có cặp vợ chồng người Mỹ sống gần Buford, vì không đến dự buổi lễ được đã tặng món quà là chiếc khăn quàng cổ cùng một thiệp chúc mừng nhỏ rất dễ thương. “Tất cả những chào đón đó của nước Mỹ đều là khởi đầu tuyệt vời với chúng tôi. Tôi biết hành trình giới thiệu cà phê Việt không dễ dàng, nhưng bằng những ủng hộ của các bạn và khát vọng mãnh liệt của mình, tôi tin rằng PhinDeli sẽ làm được một điều không nhỏ trên đất Mỹ…” Thị trưởng Phạm Đình Nguyên cho biết.
Nhưng có lẽ cộng đồng người Việt ở Mỹ là chào đón PhinDeli với một niềm tự hào khôn tả. Nhiều gia đình đã tranh thủ ngày nghỉ lễ lái xe đưa con cái đến tham quan và cũng để tận mắt thấy thị trấn. Có người cho biết, là họ rất tự hào khi thấy hình ảnh ông Phạm Đình Nguyên xuất hiện trên những tấm pa-nô lớn dọc xa lộ.
Cũng có những gia đình ở xa như cô Toni Trương và mẹ, bay đến từ San Francisco. Tất cả cũng chỉ đến bắt tay và chúc mừng thị trưởng Phạm Đình Nguyên, người khởi xướng ý tưởng “Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ” tại thủ phủ cà phê PhinDeli.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: