- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Một nghiên cứu cho thấy nói chuyện bằng điện thoại di động hơn nửa giờ mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư não tới 40%.
Ảnh minh họa: wordpress.com.
Từ lâu giới khoa học biết rằng cơ thể người hấp thu bức xạ sóng radio phát ra từ điện thoại di động, trong đó đầu hấp thu nhiều bức xạ nhất do chúng ta đặt điện thoại vào tai.
Nhưng các nghiên cứu về tác động của sóng điện thoại di động đối với sức khỏe con người luôn là chủ đề gây tranh cãi bởi phương tiện liên lạc tiên tiến này mới chỉ được sử dụng rộng rãi trong vài thập kỷ (mạng điện thoại di động đầu tiên trên thế giới bắt đầu hoạt động tại Nhật Bản vào năm 1979).
Telegraph cho biết, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu tác động của điện thoại di động đối với sức khỏe con người sau khi một số nhà khoa học cho rằng việc nói chuyện bằng điện thoại di động quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ba loại ung thư não.
Nghiên cứu của IARC có quy mô lớn nhất so với mọi nghiên cứu từ trước tới nay về tác động của điện thoại di động đối với con người. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2004, các nhà khoa học tiến hành phỏng vấn 12.800 bệnh nhân ung thư não tại 13 quốc gia về thời gian sử dụng điện thoại di động trong hơn 10 năm.
Kết quả cho thấy, đối với phần lớn người sử dụng, thời gian nói chuyện bằng điện thoại di động không liên quan tới sự hình thành các khối u não.
Nhưng đối với những người sử dụng điện thoại di động quá nhiều – trung bình nửa giờ mỗi ngày trong 10 năm – nguy cơ bị glioma tăng lên 40%. Glioma là dạng ung thư não phổ biến nhất. Nguy cơ mắc các dạng ung thư não khác ở người này cũng tăng thêm 15%.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học Anh tỏ ra nghi ngờ kết quả của nghiên cứu vì dữ liệu có thể sai lệch.
Nhóm nghiên cứu của IARC yêu cầu bệnh nhân nhớ lại thời gian sử dụng điện thoại trong 10 năm trước nên trí nhớ của họ có thể không chính xác. Chẳng hạn, một số bệnh nhân ung thư não nói họ nói chuyện bằng điện thoại di động tới 12 giờ mỗi ngày – một con số vô lý về mặt thống kê. Đấy là chưa kể tới một số bệnh nhân không còn minh mẫn vì chính các khối u trong não họ.
“Nhìn chung nghiên cứu của IARC không đưa ra bằng chứng cụ thể về nguy cơ hình thành khối u não do thói quen sử dụng điện thoại di động”, giáo sư Patricia McKinney - một chuyên gia về bệnh dịch của Đại học Leeds tại Anh – bình luận.
"Mặc dù vậy, chúng tôi cũng không thể kết luận rằng sử dụng điện thoại di động quá nhiều trong thời gian dài không gây nên bất kỳ tác động nào đối với nguy cơ hình thành ung thư não", Elisabeth Cardis, trưởng nhóm nghiên cứu của IARC, phát biểu. Cardis làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Bệnh dịch môi trường tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha.
Ảnh minh họa: wordpress.com.
Từ lâu giới khoa học biết rằng cơ thể người hấp thu bức xạ sóng radio phát ra từ điện thoại di động, trong đó đầu hấp thu nhiều bức xạ nhất do chúng ta đặt điện thoại vào tai.
Nhưng các nghiên cứu về tác động của sóng điện thoại di động đối với sức khỏe con người luôn là chủ đề gây tranh cãi bởi phương tiện liên lạc tiên tiến này mới chỉ được sử dụng rộng rãi trong vài thập kỷ (mạng điện thoại di động đầu tiên trên thế giới bắt đầu hoạt động tại Nhật Bản vào năm 1979).
Telegraph cho biết, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu tác động của điện thoại di động đối với sức khỏe con người sau khi một số nhà khoa học cho rằng việc nói chuyện bằng điện thoại di động quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ba loại ung thư não.
Nghiên cứu của IARC có quy mô lớn nhất so với mọi nghiên cứu từ trước tới nay về tác động của điện thoại di động đối với con người. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2004, các nhà khoa học tiến hành phỏng vấn 12.800 bệnh nhân ung thư não tại 13 quốc gia về thời gian sử dụng điện thoại di động trong hơn 10 năm.
Kết quả cho thấy, đối với phần lớn người sử dụng, thời gian nói chuyện bằng điện thoại di động không liên quan tới sự hình thành các khối u não.
Nhưng đối với những người sử dụng điện thoại di động quá nhiều – trung bình nửa giờ mỗi ngày trong 10 năm – nguy cơ bị glioma tăng lên 40%. Glioma là dạng ung thư não phổ biến nhất. Nguy cơ mắc các dạng ung thư não khác ở người này cũng tăng thêm 15%.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học Anh tỏ ra nghi ngờ kết quả của nghiên cứu vì dữ liệu có thể sai lệch.
Nhóm nghiên cứu của IARC yêu cầu bệnh nhân nhớ lại thời gian sử dụng điện thoại trong 10 năm trước nên trí nhớ của họ có thể không chính xác. Chẳng hạn, một số bệnh nhân ung thư não nói họ nói chuyện bằng điện thoại di động tới 12 giờ mỗi ngày – một con số vô lý về mặt thống kê. Đấy là chưa kể tới một số bệnh nhân không còn minh mẫn vì chính các khối u trong não họ.
“Nhìn chung nghiên cứu của IARC không đưa ra bằng chứng cụ thể về nguy cơ hình thành khối u não do thói quen sử dụng điện thoại di động”, giáo sư Patricia McKinney - một chuyên gia về bệnh dịch của Đại học Leeds tại Anh – bình luận.
"Mặc dù vậy, chúng tôi cũng không thể kết luận rằng sử dụng điện thoại di động quá nhiều trong thời gian dài không gây nên bất kỳ tác động nào đối với nguy cơ hình thành ung thư não", Elisabeth Cardis, trưởng nhóm nghiên cứu của IARC, phát biểu. Cardis làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Bệnh dịch môi trường tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha.
Minh Long
Hiệu chỉnh: