truongductrung5
Thành viên
- Tham gia
- 4/8/2012
- Bài viết
- 4
Thi đậu vào một trường cao đẳng, đại học là phần thưởng cao quý nhất dành cho nỗ lực mười hai năm đèn sách của các sĩ tử. Nhưng, khi bước vào cuộc sống sinh viên, những “trí thức tương lai” lại phải vật lộn với vô vàn khó khăn.
Từ sinh hoạt vật chất…
Theo thống kê của website Wikipedia, Hà nội có khoảng 70 trường đại học, học viện; và trên 40 trường cao đẳng, trung cấp cùng nhiều trường dạy nghề (bao gồm cả hệ công lập và dân lập). Chính sự tập trung các cơ sở đào tạo sau bậc THPT với mật độ dày đặc như vậy đã thu hút hàng trăm nghìn sinh viên lên Hà Nội theo học. Thực trạng trên đã kéo theo vô số những hệ lụy.
Hà Nội đất chật, người đông. Do vậy, nhu cầu sử dụng nhà trọ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Lợi dụng cơ hội lí tưởng này, nhiều chủ các khu nhà trọ đã dùng nhiều thủ đoạn để biến mảnh đất của mình trở thành “miếng mồi béo bở”. Và người gánh chịu những hậu quả đó chính là…sinh viên.
Phùng Thị Giang (tân sinh viên trường đại học Mở Hà Nội) than phiền: “Từ hồi học cấp 2, em đã ước mơ thi đậu vào một trường đại học ở Hà Nội. Vì qua vô tuyến truyền hình, “vùng đất ngàn năm tuổi” hiện lên thật lung linh, huyền ảo với những tuyến đường xa hoa, nhộn nhịp. Thế nhưng khi thi đậu đại học rồi, em mới biết thế nào là… Hà Nội. Nhập học được hơn hai tuần rồi mà em vẫn chưa tìm được phòng trọ. Hiện tại em đang phải ở nhờ phòng của chị gái cách trường hơn 10km. Hằng ngày em phải dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị đi học nhưng vẫn bị muộn vì tắc đường”.
Về chuyện phòng trọ, Đình Việt (sinh viên khoa CTH-CTTT K27- Học viện Báo chí Tuyên truyền) cũng có những nỗi khổ không kém. Vất vả lắm Việt mới tìm được cho mình một phòng trọ. Nhưng ở đây, Việt lại phải đối mặt với một ông chủ nhà vô lương tâm. Cả khu trọ có hơn 20 phòng trọ, nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh và 2 nhà tắm.
Những sinh viên sống ở đây thường xuyên yêu cầu ông chủ nhà xây thêm. Nhưng mỗi lần như vây, ông ta lại vằn mắt và buông một câu thật vô cảm “Chỉ có thế thôi. Chúng mày ở được thì ở, không ở thì biến!”. Không dừng lại ở đó, ông ta còn tìm đủ mọi cách để tăng tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền dịch vụ…của sinh viên.
“Đành phải nhẫn nhục chịu đựng cho qua thời sinh viên thôi chứ biết làm thế nào. Bây giờ mà bỏ đi thì chỉ có nước ra đường. Lại còn đồ đạc, sách vở nữa chứ, biết chứa ở đâu?” - Việt than phiền.
Hà Nội là đất “tiêu tiền”, nên cái gì cũng đắt đỏ. Từ mớ rau, củ hành đến lạng thịt… cái gì người bán hàng cũng có thể biến thành công cụ để mà… chặt chém. Ví dụ sau đây cho ta thấy rõ điều này: cùng một thời điểm, trong khi giá một mớ rau muống ở chợ Nhổn (một khu chợ ngoại thành) chỉ 1 ngàn đồng, thì tại các chợ trong thủ đô được đẩy lên 2,5 đến 3 ngàn đồng. Hường - một sinh viên ngoại thành lên thủ đô chơi với bạn, khi cùng bạn đi chợ mua đồ nấu ăn, Hường hỏi giá một mớ rau muống, người bán hàng nói: “Mua đi. 3 ngàn cháu ạ”, thấy thế Hường vô cùng sửng sốt và nói với người bán hàng: “Sao cô bán đắt thế? cháu mua mớ rau này ở chợ Nhổn chỉ 1 ngàn thôi. Người bán hàng bĩu môi chê bai: “Mày đúng là đồ nhà quê. Muốn rẻ thì về nhà mà mua”!
Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa. Tôi có thể tự cảm nhận được cuộc sống khó khăn của cuộc đời sinh viên qua chính bản thân mình. Nhà tôi có hai chị em (hiện đều là sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền), hồi tôi gần 2 tuổi, bố tôi bị tai nạn và qua đời. Một mình mẹ vất vả chèo chống nuôi con. Để đền đáp công ơn của mẹ, hai chị em cố gắng học hành mong đỗ đạt thành người để mẹ được an ủi một phần. Lần lượt, chị tôi đỗ đại học, và 2 năm sau là tôi. Niềm vui của mẹ nhân lên, nhưng cũng lo thêm nhiều. Ở Hà Nội cái gì mà chẳng đắt. Mỗi tháng vài triệu chứ chẳng đùa. Mà cái hiệu văn phòng phẩm của mẹ thì được bao nhiêu, giỏi lắm chỉ được 80 ngàn đồng 1 ngày. Thế nên, nhiều lúc hết tiền về quê, mẹ hỏi “Hôm nay cu Phúc đi cầm bao nhiêu tiền?”, tôi biết, hai chị em sống ở Hà Nội chi tiêu eo hẹp lẵm cũng phải 2,5 triệu đồng mới đủ, nhưng chẳng khi nào tôi có thể mở miệng xin liền một cục. Tôi nói: “Mẹ cứ đưa tạm cho con 1,5 triệu để nộp tiền nhà, tiền sinh hoạt và tiền ăn trong vài bữa, khi nào con về xin thêm”. Để giảm bớt gánh nặng cho mẹ, chị em tôi đã xin làm thêm ở một quán cà phê ở đường Trần Quý Kiên (cách trường chỉ cài bước chân). Làm thêm kiếm sống, tôi mới nhận ra rằng kiếm được đồng tiền thật không đơn giản, tính trung bình, thù lao của mỗi giờ làm việc chưa đầy 5 ngàn, nhưng trong 60 phút ấy là bao nhiêu mồ hôi và lao lực. Nhiều đêm thao thức, tôi chợt bật khóc vì thương mẹ.
Đến những xung đột cá nhân
Hà Nội là trung tâm giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của tổ quốc. Đây là một môi trường lí tưởng để ta học hỏi nhằm mở rộng vốn kiến thức cá nhân, tạo lập mối quan hệ rộng rãi. Nhưng, bất đồng về quan điểm sống cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các sinh viên.
Hằng và Huệ cùng sống tại một phòng trọ ở ngõ 175, đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy - Hà Nội. Hằng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, còn Huệ ở Bắc Ninh. Căn phòng chỉ vẻn vẹn 8m2, nhưng cứ mỗi khi Hằng học, Huệ lại bật ca nhạc loa ngoài để nghe. Nhiều lần Hằng nhắc nhở nhưng Huệ bỏ ngoài tai, khiến Hằng phải bỏ ra thư viện ở trường để học. Đó là còn chưa kể đến chuyện ăn uống. Một người thích ăn cay, một người thích ăn nhạt, chẳng ai chịu nhường ai nên cuối cùng mỗi người một ngả để chọn cho mình một đi riêng.
Một trong những khu nhà trọ ở Hà Nội
Nhưng hoàn cảnh của Hằng và Huệ còn chưa “ăn nhằm” gì so với chuyện “trộm trong nhà” của chị tôi. Khi tôi chưa đậu đại học, chị tôi và một chị khóa trên tên Hà cùng thuê một phòng trọ. Chị Hà là người hiền lành, tốt bụng và chơi rất hợp tính chị tôi, nhưng Hà lại yêu một người không tử tế. Mới đầu thì hắn đối xử rất tốt với hai người nên chị Hà chủ quan, đánh thêm một chiếc chìa khóa nữa cho người yêu cầm để tiện đi lại. Một hôm, khi chị tôi đi học, hắn rủ chị Hà đi chơi cùng, nhưng trước đó, hắn đã giao chìa khóa cho một tên trộm. Khi nhà không có chủ, tên trộm đã mở khóa đột nhập vào phòng lấy 1,1 triệu đồng cùng 1 chiếc ổ đĩa DVD của chị tôi. Khi về nhà, thấy của mở toang, lại không có dấu hiệu phá khóa, ai cũng biết đây là một vụ “trộm cùng phòng” nhưng không có bằng chứng nên đành phải “nhịn đắng nuốt cay”. Từ đó, hai người sống riêng rẽ và không qua lại với nhau nữa.
Sinh viên cần gì?
Khi tham khảo ý kiến của sinh viên về điều này, đa số những sinh viên ngoại trú ở Hà Nội mong muốn nhà nước lập thật nhiều dự án nhà ở xã hội dành cho sinh viên với giá thuê hợp lí và ổn định, để sinh viên có điều kiện học tập và làm việc thật tốt. Mặt khác, những sinh viên trên cũng muốn di dời một số trường đại học ra ngoại thành để giảm bớt những áp lực do mật độ dân số đông ở thủ đô.
Từ sinh hoạt vật chất…
Theo thống kê của website Wikipedia, Hà nội có khoảng 70 trường đại học, học viện; và trên 40 trường cao đẳng, trung cấp cùng nhiều trường dạy nghề (bao gồm cả hệ công lập và dân lập). Chính sự tập trung các cơ sở đào tạo sau bậc THPT với mật độ dày đặc như vậy đã thu hút hàng trăm nghìn sinh viên lên Hà Nội theo học. Thực trạng trên đã kéo theo vô số những hệ lụy.
Hà Nội đất chật, người đông. Do vậy, nhu cầu sử dụng nhà trọ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Lợi dụng cơ hội lí tưởng này, nhiều chủ các khu nhà trọ đã dùng nhiều thủ đoạn để biến mảnh đất của mình trở thành “miếng mồi béo bở”. Và người gánh chịu những hậu quả đó chính là…sinh viên.
Phùng Thị Giang (tân sinh viên trường đại học Mở Hà Nội) than phiền: “Từ hồi học cấp 2, em đã ước mơ thi đậu vào một trường đại học ở Hà Nội. Vì qua vô tuyến truyền hình, “vùng đất ngàn năm tuổi” hiện lên thật lung linh, huyền ảo với những tuyến đường xa hoa, nhộn nhịp. Thế nhưng khi thi đậu đại học rồi, em mới biết thế nào là… Hà Nội. Nhập học được hơn hai tuần rồi mà em vẫn chưa tìm được phòng trọ. Hiện tại em đang phải ở nhờ phòng của chị gái cách trường hơn 10km. Hằng ngày em phải dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị đi học nhưng vẫn bị muộn vì tắc đường”.
Về chuyện phòng trọ, Đình Việt (sinh viên khoa CTH-CTTT K27- Học viện Báo chí Tuyên truyền) cũng có những nỗi khổ không kém. Vất vả lắm Việt mới tìm được cho mình một phòng trọ. Nhưng ở đây, Việt lại phải đối mặt với một ông chủ nhà vô lương tâm. Cả khu trọ có hơn 20 phòng trọ, nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh và 2 nhà tắm.
Những sinh viên sống ở đây thường xuyên yêu cầu ông chủ nhà xây thêm. Nhưng mỗi lần như vây, ông ta lại vằn mắt và buông một câu thật vô cảm “Chỉ có thế thôi. Chúng mày ở được thì ở, không ở thì biến!”. Không dừng lại ở đó, ông ta còn tìm đủ mọi cách để tăng tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền dịch vụ…của sinh viên.
“Đành phải nhẫn nhục chịu đựng cho qua thời sinh viên thôi chứ biết làm thế nào. Bây giờ mà bỏ đi thì chỉ có nước ra đường. Lại còn đồ đạc, sách vở nữa chứ, biết chứa ở đâu?” - Việt than phiền.
Hà Nội là đất “tiêu tiền”, nên cái gì cũng đắt đỏ. Từ mớ rau, củ hành đến lạng thịt… cái gì người bán hàng cũng có thể biến thành công cụ để mà… chặt chém. Ví dụ sau đây cho ta thấy rõ điều này: cùng một thời điểm, trong khi giá một mớ rau muống ở chợ Nhổn (một khu chợ ngoại thành) chỉ 1 ngàn đồng, thì tại các chợ trong thủ đô được đẩy lên 2,5 đến 3 ngàn đồng. Hường - một sinh viên ngoại thành lên thủ đô chơi với bạn, khi cùng bạn đi chợ mua đồ nấu ăn, Hường hỏi giá một mớ rau muống, người bán hàng nói: “Mua đi. 3 ngàn cháu ạ”, thấy thế Hường vô cùng sửng sốt và nói với người bán hàng: “Sao cô bán đắt thế? cháu mua mớ rau này ở chợ Nhổn chỉ 1 ngàn thôi. Người bán hàng bĩu môi chê bai: “Mày đúng là đồ nhà quê. Muốn rẻ thì về nhà mà mua”!
Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa. Tôi có thể tự cảm nhận được cuộc sống khó khăn của cuộc đời sinh viên qua chính bản thân mình. Nhà tôi có hai chị em (hiện đều là sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền), hồi tôi gần 2 tuổi, bố tôi bị tai nạn và qua đời. Một mình mẹ vất vả chèo chống nuôi con. Để đền đáp công ơn của mẹ, hai chị em cố gắng học hành mong đỗ đạt thành người để mẹ được an ủi một phần. Lần lượt, chị tôi đỗ đại học, và 2 năm sau là tôi. Niềm vui của mẹ nhân lên, nhưng cũng lo thêm nhiều. Ở Hà Nội cái gì mà chẳng đắt. Mỗi tháng vài triệu chứ chẳng đùa. Mà cái hiệu văn phòng phẩm của mẹ thì được bao nhiêu, giỏi lắm chỉ được 80 ngàn đồng 1 ngày. Thế nên, nhiều lúc hết tiền về quê, mẹ hỏi “Hôm nay cu Phúc đi cầm bao nhiêu tiền?”, tôi biết, hai chị em sống ở Hà Nội chi tiêu eo hẹp lẵm cũng phải 2,5 triệu đồng mới đủ, nhưng chẳng khi nào tôi có thể mở miệng xin liền một cục. Tôi nói: “Mẹ cứ đưa tạm cho con 1,5 triệu để nộp tiền nhà, tiền sinh hoạt và tiền ăn trong vài bữa, khi nào con về xin thêm”. Để giảm bớt gánh nặng cho mẹ, chị em tôi đã xin làm thêm ở một quán cà phê ở đường Trần Quý Kiên (cách trường chỉ cài bước chân). Làm thêm kiếm sống, tôi mới nhận ra rằng kiếm được đồng tiền thật không đơn giản, tính trung bình, thù lao của mỗi giờ làm việc chưa đầy 5 ngàn, nhưng trong 60 phút ấy là bao nhiêu mồ hôi và lao lực. Nhiều đêm thao thức, tôi chợt bật khóc vì thương mẹ.
Đến những xung đột cá nhân
Hà Nội là trung tâm giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của tổ quốc. Đây là một môi trường lí tưởng để ta học hỏi nhằm mở rộng vốn kiến thức cá nhân, tạo lập mối quan hệ rộng rãi. Nhưng, bất đồng về quan điểm sống cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các sinh viên.
Hằng và Huệ cùng sống tại một phòng trọ ở ngõ 175, đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy - Hà Nội. Hằng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, còn Huệ ở Bắc Ninh. Căn phòng chỉ vẻn vẹn 8m2, nhưng cứ mỗi khi Hằng học, Huệ lại bật ca nhạc loa ngoài để nghe. Nhiều lần Hằng nhắc nhở nhưng Huệ bỏ ngoài tai, khiến Hằng phải bỏ ra thư viện ở trường để học. Đó là còn chưa kể đến chuyện ăn uống. Một người thích ăn cay, một người thích ăn nhạt, chẳng ai chịu nhường ai nên cuối cùng mỗi người một ngả để chọn cho mình một đi riêng.
Một trong những khu nhà trọ ở Hà Nội
Nhưng hoàn cảnh của Hằng và Huệ còn chưa “ăn nhằm” gì so với chuyện “trộm trong nhà” của chị tôi. Khi tôi chưa đậu đại học, chị tôi và một chị khóa trên tên Hà cùng thuê một phòng trọ. Chị Hà là người hiền lành, tốt bụng và chơi rất hợp tính chị tôi, nhưng Hà lại yêu một người không tử tế. Mới đầu thì hắn đối xử rất tốt với hai người nên chị Hà chủ quan, đánh thêm một chiếc chìa khóa nữa cho người yêu cầm để tiện đi lại. Một hôm, khi chị tôi đi học, hắn rủ chị Hà đi chơi cùng, nhưng trước đó, hắn đã giao chìa khóa cho một tên trộm. Khi nhà không có chủ, tên trộm đã mở khóa đột nhập vào phòng lấy 1,1 triệu đồng cùng 1 chiếc ổ đĩa DVD của chị tôi. Khi về nhà, thấy của mở toang, lại không có dấu hiệu phá khóa, ai cũng biết đây là một vụ “trộm cùng phòng” nhưng không có bằng chứng nên đành phải “nhịn đắng nuốt cay”. Từ đó, hai người sống riêng rẽ và không qua lại với nhau nữa.
Sinh viên cần gì?
Khi tham khảo ý kiến của sinh viên về điều này, đa số những sinh viên ngoại trú ở Hà Nội mong muốn nhà nước lập thật nhiều dự án nhà ở xã hội dành cho sinh viên với giá thuê hợp lí và ổn định, để sinh viên có điều kiện học tập và làm việc thật tốt. Mặt khác, những sinh viên trên cũng muốn di dời một số trường đại học ra ngoại thành để giảm bớt những áp lực do mật độ dân số đông ở thủ đô.