- Tham gia
- 31/12/2011
- Bài viết
- 3.334
Cuộc sống sinh viên xa nhà với số tiền eo hẹp do gia đình gửi nên hầu hết thường xuyên phải đối mặt với “căn bệnh viêm màng túi” với cấp độ nặng, nhẹ khác nhau.
Bạn B.T.Lan, sinh viên năm 2 trường Cao đẳng y, thành phố Huế tâm sự: “Cứ đến khoảng ngày 20 hàng tháng là mình chẳng còn đồng nào, đành phải vay mượn tạm bạn bè chờ đến ngày bố mẹ gửi lương. Dường như tháng nào cũng như thế, cứ lấy tháng sau bù tháng trước chứ biết làm sao”.
Mình cũng không biết mình tiêu gì mà tháng nào cũng “âm” tiền, mỗi tháng bố mẹ gửi cho mình 1.600.0000 đồng, mình đi dạy thêm tuần 3 buổi có thêm 700.000 đồng nữa, tổng cộng cũng được 2.300.000 đồng, ấy vậy mà không có tháng nào mình không vay tạm đứa bạn cùng phòng 200.000-300.000 đồng hết, có lần mượn bạn bè không có mình không biết làm thế nào đành đi “cầm” tạm cái điện thoại rồi đợi bố mẹ gửi tiền chuộc lại sau (Bạn Cao.M.Hùng, sinh viên năm 3, Khoa Sư phạm toán, trường đại học sư phạm Huế tâm sự).
Không chỉ với bạn Lan, bạn Hùng, “viêm màng túi” từ lâu đã trở thành “căn bệnh nan y khó chữa” của hầu hết các bạn sinh viên. Những lúc ấy, các bạn thường:
- Gọi điện í ới cho bạn bè xem có ai còn tiền cho bạn mượn không?
- “Nghiên cứu” xem mình có thể mang cái gì đi “gửi” tại các cửa tiềm cầm đồ hay không như: điện thoại, laptop, giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe, cũng có thể là xe đạp, xe máy,… nói chung là cái gì có thể cầm được chứ cảnh trọ học xa nhà không có tiền làm sao sống được;
- Gọi điện thoại nói dối bố mẹ phải nộp tiền học gấp;
- Nhiều bạn còn liều lĩnh đi vay nặng lãi, vay 500.000 đồng/1 tháng, mỗi ngày phải nộp cho chủ nợ 20.000 đồng (mức lãi suất 20%/tháng).
Trong lúc cần tiền, các bạn đã có những hành động mà không lường trước được hậu quả:
- Cuối tháng, bạn nào cũng ở trong tình trạng “cháy túi”, bạn vay mượn bạn bè chắc gì đã có, đây lại là vấn đề khá tế nhị, rồi bạn lại hỏi hết bạn này đến bạn khác chẳng phải bạn đang tự mang tiếng xấu cho mình ư?
- Khi tài sản của bạn đã nằm trong tiệm cầm đồ mấy khi mà bạn lấy ra được, tiền thì đã tiêu hết mà tháng nào bạn cũng tiêu như thế thì lấy đâu ra tiền mà chuộc lại, đó là chưa kể tài sản mang đi cầm sẽ không tránh khỏi những chiêu “luộc” phụ tùng tinh vi của chủ tiệm. Biết bao bạn mang laptop đi cầm, đến khi chuộc về sử dụng được một thời gian hết hư cái này lại hỏng cái kia, hóa ra linh kiện của laptop đã bị thay thế gần hết.
- Việc bạn nói dối bố mẹ đóng tiền học đã là một việc làm không thể chấp nhận được, trong trường hợp bố mẹ bạn mà biết được sẽ thất vọng về bạn lắm và “một lần mất tín vạn lần mất tin” đấy bạn à. Thêm vào đó, khi bạn tiêu hết số tiền đóng học, đến khi phải nộp học phí thật, bạn lấy đâu ra tiền mà nộp, một khi bạn đã nợ học phí thì cuối kỳ sẽ bị cấm thi, hậu quả lúc đó chắc các bạn sẽ tưởng tượng được rồi phải không nào.
- Bạn chấp nhận đi vay nặng lãi với mức lãi suất 20%/tháng để có tiền tiêu vào lúc khẩn cấp ư? Vay thì dễ nhưng trả không dễ đâu bạn à, đối với người cho vay nặng lãi một khi bạn không trả tiền đầy đủ thì họ sẽ sử dụng những biện pháp “luật rừng” để nhắc nhở và hậu quả càng nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.
Nói không với “bệnh viêm màng túi”
Chính vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp để nói không với “bệnh viêm màng túi” dù ở cấp độ nào, đồng thời để tránh những hậu quả khôn lường có thể xảy ra khi các bạn sinh viên chỉ có một thân một mình ở chốn đất khách quê người:
Một là, đứng trước tình trạng bị “cháy túi” triền miên, hãy thể hiện mình là người đã trưởng thành và biết suy nghĩ bằng cách tìm ra lý do vì sao khiến mình trở nên như thế, liệt kê ra những khoản đã chi thật sự không cần thiết, những khoản có thể tiết kiệm được và tìm cách hạn chế trong thời gian tới để cải thiện tình trạng viêm màng túi nhé bạn.
Hai là, dù với số tiền eo hẹp bố mẹ gửi cho hàng tháng các bạn vẫn phải có một kế hoạch chi tiêu cụ thể ngay từ đầu tháng:
- Tiền trọ, tiền ăn, tiền học phí là những khoản tiền cố định không thể đụng vào dù có bất kỳ lý do gì. Các nhu yếu phẩm cần thiết như: gạo, gia vị, 1 thùng mì gói, bột giặt, kem đánh răng,… các bạn phải mua từ đầu tháng để dù … trong túi hết veo tiền nhưng bạn vẫn không lo đói nhé.
- Hàng tháng, các bạn cần phải dành dụm một khoản chiếm từ 10-15% tổng số tiền bố mẹ gửi đề phòng những lúc ốm đau hoặc có việc gì đột xuất cần phải giải quyết, số tiền này bạn phải để vào một góc riêng và kiên quyết không sử dụng tới nếu không thật sự cần thiết nhé.
- Số tiền còn lại bạn được phép chi tiêu theo ý thích của mình. Có như thế cuối tháng bạn mới không lâm vào tình trạng đói kém.
- Là sinh viên, chỉ còn một thời gian ngắn nữa là các bạn phải tự bươn chải với cuộc sống, tự kiếm tiền, tự chi tiêu, chính vì thế hãy biết cách quản lý thu — chi của mình một cách hiệu quả và khoa học nhé. Việc này vừa giúp bạn nói không với “bệnh viêm màng túi” vốn là căn bệnh nan y của sinh viên đồng thời là tiền đề và cơ sở để sau này bạn biết cách quản lý tài chính cá nhân và gia đình tốt hơn nữa đấy.
“Sự tự do về tài chính” là ước mơ mà bất kỳ bạn trẻ nào cũng muốn thực hiện được và con đường tốt nhất để đạt được ước mơ đó là bạn phải biết cách quản lý tài chính cá nhân một cách đúng đắn, hiệu quả, khoa học với những nguyên tắc nhất định ngay từ bây giờ đấy nhé.
Ba là, không phải ai bạn cũng có thể vay mượn được đâu, hãy lựa chọn những người bạn thân và thật sự kín tiếng để hỏi mượn đồng thời phải biết giữ chữ tín, trả tiền đúng ngày bạn đã hẹn, điều này vừa để giữ uy tín hình ảnh của bạn đồng thời không làm ảnh hưởng đến tình cảm của các bạn với nhau nữa đấy.
Bốn là, hãy nói “không” với việc mang tài sản đi cầm cố hoặc vay nặng lãi nhé, hậu quả thật sự rất nguy hiểm và khôn lường đấy bạn à. Và tuyệt đối không được giải quyết bằng cách nói dối bố mẹ “con phải đóng tiền học sớm”, bố mẹ bạn sẽ rất buồn và thất vọng khi biết bạn đã làm như thế với họ đấy.
Năm là, hãy tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp với ngành học của mình để vừa có thêm thu nhập vừa trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết vừa giúp bạn không có thời gian rãnh rỗi để “tiêu tiền” như: gia sư, phiên dịch, phục vụ trong các nhà hàng chuyên phục vụ khách nước ngoài để trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ,… rất nhiều, rất nhiều những việc làm thêm phù hợp đang chờ đón các bạn đấy.
Vì vậy, hãy biết cách đầy lùi và tránh xa với “căn bệnh viêm màng túi” cố hữu nhé, hãy biết chi tiêu một cách khoa học và hợp lý, hãy năng động với các công việc làm thêm phù hợp, tôi tin chắc chắn các bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và phải lo lắng mỗi khi những ngày cuối tháng đã gần kề.
Việc này bất kỳ ai cũng có thể làm được và bạn cũng như thế.
Cao Ngọc Giang
Bạn B.T.Lan, sinh viên năm 2 trường Cao đẳng y, thành phố Huế tâm sự: “Cứ đến khoảng ngày 20 hàng tháng là mình chẳng còn đồng nào, đành phải vay mượn tạm bạn bè chờ đến ngày bố mẹ gửi lương. Dường như tháng nào cũng như thế, cứ lấy tháng sau bù tháng trước chứ biết làm sao”.
Mình cũng không biết mình tiêu gì mà tháng nào cũng “âm” tiền, mỗi tháng bố mẹ gửi cho mình 1.600.0000 đồng, mình đi dạy thêm tuần 3 buổi có thêm 700.000 đồng nữa, tổng cộng cũng được 2.300.000 đồng, ấy vậy mà không có tháng nào mình không vay tạm đứa bạn cùng phòng 200.000-300.000 đồng hết, có lần mượn bạn bè không có mình không biết làm thế nào đành đi “cầm” tạm cái điện thoại rồi đợi bố mẹ gửi tiền chuộc lại sau (Bạn Cao.M.Hùng, sinh viên năm 3, Khoa Sư phạm toán, trường đại học sư phạm Huế tâm sự).
Không chỉ với bạn Lan, bạn Hùng, “viêm màng túi” từ lâu đã trở thành “căn bệnh nan y khó chữa” của hầu hết các bạn sinh viên. Những lúc ấy, các bạn thường:
- Gọi điện í ới cho bạn bè xem có ai còn tiền cho bạn mượn không?
- “Nghiên cứu” xem mình có thể mang cái gì đi “gửi” tại các cửa tiềm cầm đồ hay không như: điện thoại, laptop, giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe, cũng có thể là xe đạp, xe máy,… nói chung là cái gì có thể cầm được chứ cảnh trọ học xa nhà không có tiền làm sao sống được;
- Gọi điện thoại nói dối bố mẹ phải nộp tiền học gấp;
- Nhiều bạn còn liều lĩnh đi vay nặng lãi, vay 500.000 đồng/1 tháng, mỗi ngày phải nộp cho chủ nợ 20.000 đồng (mức lãi suất 20%/tháng).
Trong lúc cần tiền, các bạn đã có những hành động mà không lường trước được hậu quả:
- Cuối tháng, bạn nào cũng ở trong tình trạng “cháy túi”, bạn vay mượn bạn bè chắc gì đã có, đây lại là vấn đề khá tế nhị, rồi bạn lại hỏi hết bạn này đến bạn khác chẳng phải bạn đang tự mang tiếng xấu cho mình ư?
- Khi tài sản của bạn đã nằm trong tiệm cầm đồ mấy khi mà bạn lấy ra được, tiền thì đã tiêu hết mà tháng nào bạn cũng tiêu như thế thì lấy đâu ra tiền mà chuộc lại, đó là chưa kể tài sản mang đi cầm sẽ không tránh khỏi những chiêu “luộc” phụ tùng tinh vi của chủ tiệm. Biết bao bạn mang laptop đi cầm, đến khi chuộc về sử dụng được một thời gian hết hư cái này lại hỏng cái kia, hóa ra linh kiện của laptop đã bị thay thế gần hết.
- Việc bạn nói dối bố mẹ đóng tiền học đã là một việc làm không thể chấp nhận được, trong trường hợp bố mẹ bạn mà biết được sẽ thất vọng về bạn lắm và “một lần mất tín vạn lần mất tin” đấy bạn à. Thêm vào đó, khi bạn tiêu hết số tiền đóng học, đến khi phải nộp học phí thật, bạn lấy đâu ra tiền mà nộp, một khi bạn đã nợ học phí thì cuối kỳ sẽ bị cấm thi, hậu quả lúc đó chắc các bạn sẽ tưởng tượng được rồi phải không nào.
- Bạn chấp nhận đi vay nặng lãi với mức lãi suất 20%/tháng để có tiền tiêu vào lúc khẩn cấp ư? Vay thì dễ nhưng trả không dễ đâu bạn à, đối với người cho vay nặng lãi một khi bạn không trả tiền đầy đủ thì họ sẽ sử dụng những biện pháp “luật rừng” để nhắc nhở và hậu quả càng nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.
Nói không với “bệnh viêm màng túi”
Chính vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp để nói không với “bệnh viêm màng túi” dù ở cấp độ nào, đồng thời để tránh những hậu quả khôn lường có thể xảy ra khi các bạn sinh viên chỉ có một thân một mình ở chốn đất khách quê người:
Một là, đứng trước tình trạng bị “cháy túi” triền miên, hãy thể hiện mình là người đã trưởng thành và biết suy nghĩ bằng cách tìm ra lý do vì sao khiến mình trở nên như thế, liệt kê ra những khoản đã chi thật sự không cần thiết, những khoản có thể tiết kiệm được và tìm cách hạn chế trong thời gian tới để cải thiện tình trạng viêm màng túi nhé bạn.
Hai là, dù với số tiền eo hẹp bố mẹ gửi cho hàng tháng các bạn vẫn phải có một kế hoạch chi tiêu cụ thể ngay từ đầu tháng:
- Tiền trọ, tiền ăn, tiền học phí là những khoản tiền cố định không thể đụng vào dù có bất kỳ lý do gì. Các nhu yếu phẩm cần thiết như: gạo, gia vị, 1 thùng mì gói, bột giặt, kem đánh răng,… các bạn phải mua từ đầu tháng để dù … trong túi hết veo tiền nhưng bạn vẫn không lo đói nhé.
- Hàng tháng, các bạn cần phải dành dụm một khoản chiếm từ 10-15% tổng số tiền bố mẹ gửi đề phòng những lúc ốm đau hoặc có việc gì đột xuất cần phải giải quyết, số tiền này bạn phải để vào một góc riêng và kiên quyết không sử dụng tới nếu không thật sự cần thiết nhé.
- Số tiền còn lại bạn được phép chi tiêu theo ý thích của mình. Có như thế cuối tháng bạn mới không lâm vào tình trạng đói kém.
- Là sinh viên, chỉ còn một thời gian ngắn nữa là các bạn phải tự bươn chải với cuộc sống, tự kiếm tiền, tự chi tiêu, chính vì thế hãy biết cách quản lý thu — chi của mình một cách hiệu quả và khoa học nhé. Việc này vừa giúp bạn nói không với “bệnh viêm màng túi” vốn là căn bệnh nan y của sinh viên đồng thời là tiền đề và cơ sở để sau này bạn biết cách quản lý tài chính cá nhân và gia đình tốt hơn nữa đấy.
“Sự tự do về tài chính” là ước mơ mà bất kỳ bạn trẻ nào cũng muốn thực hiện được và con đường tốt nhất để đạt được ước mơ đó là bạn phải biết cách quản lý tài chính cá nhân một cách đúng đắn, hiệu quả, khoa học với những nguyên tắc nhất định ngay từ bây giờ đấy nhé.
Ba là, không phải ai bạn cũng có thể vay mượn được đâu, hãy lựa chọn những người bạn thân và thật sự kín tiếng để hỏi mượn đồng thời phải biết giữ chữ tín, trả tiền đúng ngày bạn đã hẹn, điều này vừa để giữ uy tín hình ảnh của bạn đồng thời không làm ảnh hưởng đến tình cảm của các bạn với nhau nữa đấy.
Bốn là, hãy nói “không” với việc mang tài sản đi cầm cố hoặc vay nặng lãi nhé, hậu quả thật sự rất nguy hiểm và khôn lường đấy bạn à. Và tuyệt đối không được giải quyết bằng cách nói dối bố mẹ “con phải đóng tiền học sớm”, bố mẹ bạn sẽ rất buồn và thất vọng khi biết bạn đã làm như thế với họ đấy.
Năm là, hãy tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp với ngành học của mình để vừa có thêm thu nhập vừa trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết vừa giúp bạn không có thời gian rãnh rỗi để “tiêu tiền” như: gia sư, phiên dịch, phục vụ trong các nhà hàng chuyên phục vụ khách nước ngoài để trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ,… rất nhiều, rất nhiều những việc làm thêm phù hợp đang chờ đón các bạn đấy.
Vì vậy, hãy biết cách đầy lùi và tránh xa với “căn bệnh viêm màng túi” cố hữu nhé, hãy biết chi tiêu một cách khoa học và hợp lý, hãy năng động với các công việc làm thêm phù hợp, tôi tin chắc chắn các bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và phải lo lắng mỗi khi những ngày cuối tháng đã gần kề.
Việc này bất kỳ ai cũng có thể làm được và bạn cũng như thế.
Cao Ngọc Giang