- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Cuối cùng kì thi ĐH-CĐ cũng trôi qua, có lẽ nhiều teen đã cảm nhận được kết quả của mình. Kết quả đó là cả một quá trình dài học tập và ôn luyện, thế nhưng nhiều sĩ tử không may mắn trở thành “tử sĩ”. Nỗi thất vọng đó có lẽ thể hiện đầy đủ nhất đối với những teen thi lại năm 2. Thi lần 2 nhưng lại một lần không thành công thì nỗi buồn sẽ nhân lên gấp đôi.
Vượt qua những định kiến, rào cản
Vào những ngày này năm ngoái, những teen này không may mắn được mọi người gọi là sinh viên ĐH. Tâm lý không tốt hay kiến thức chưa vững khiến cho kết quả thi ĐH không như ý muốn. Lúc này, nhiều teen tỏ ra chán chường, bi quan… nhưng rồi đứng dậy quyết tâm ôn thi lại. Bỏ qua những lời bàn tán xì xầm từ gia đình, họ hàng luôn bắt những teen này phải vào học cao đẳng hay trung cấp.
Chấp nhận những lời lẽ khích bác, khinh thường như: “Sức học mày như thế này không biết năm sau có đậu không mà bày đặt thi lại cho tốn tiền của” hay “Năm nay không được thì năm sau liệu có ôn vô nổi không hay là yêu đương nhăng nhít rồi cưới chồng, cưới vợ là xong?”. Thế nhưng những teen này vẫn chú tâm vào ôn thi. Cuối cùng rồi ngày thi cũng đến, teen hớn hở đi thi và một lần nữa rơi vào bi kịch tinh thần.
H.D, teen ở Quảng Nam chia sẻ: “Khi biết kết quả thi ĐH mình suy sụp lắm, ba mẹ đặt niềm tin vào mình trong khi khả năng của mình thì có giới hạn. Nhìn những con điểm như những mũi kim đâm vào d.a thịt mình, mình nói với ba mẹ thì ba mẹ không nói gì mà chỉ thở dài, rồi bắt mình phải một hai vô học cao đẳng, mình nhất quyết không chịu. Mình biết không thể thay đổi suy nghĩ của ba nên nói dối ba là đi học cao đẳng nhưng thực chất là ra Đà Nẵng ôn thi, ba mình cũng tin mình nên hằng tháng đều gửi tiền cho mình ăn học, ngày thi ĐH ba phát hiện ra mình nói dối và không cho mình đi thi. Lúc đó mình nhờ mẹ nói với ba và năn nỉ ba hứa là sẽ đậu ĐH. Thế nhưng bây giờ mình thật sự không dám chắc mình có đậu ĐH không nữa”.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Sự thất vọng vào bản thân và với mọi người
Vượt qua biết bao nhiều rào cản tâm lý, những cám dỗ từ bạn bè, teen quyết tâm phải đậu ĐH. Dùi mài kinh sử cả năm trời, bỏ tất cả những cuộc đi chơi mà vùi đầu vào học, nhìn những bạn đồng trang lứa đang ung dung học trong các trường ĐH mà nhiều teen phát thèm. Những teen này có một nghị lực và sự quyết tâm cao độ, họ phải đậu cho bằng được.
Những teen thi năm 2 phải bỏ ra cả một đống tiền của, công sức trong một năm trời để ôn thi lại. Nhiều teen vì không chịu được sự khinh thường của gia đình nên đã tự thuê phòng trọ, tự làm thêm để có tiền ôn thi lại, cực khổ biết bao nhiêu nhưng teen vẫn nghĩ đến những ngày được vui vẻ trong giảng đường ĐH, được tự do, được mọi người nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ. Đã tự hứa với chính mình là không thể rớt thế mà chỉ một chút bất cẩn, teen thất vọng nhìn vào điểm số.
T.K, teen ở Đà Nẵng tâm sự: “Năm ngoái khi thi về thấy họ hàng ngồi cả trong nhà, mình choáng. Ai cũng hỏi mình thi có được không, mình nói thi được, hy vọng rồi thất vọng. Ngay cả bản thân mình đây cũng bị sốc trước số điểm. Tưởng mình làm được điểm cao ai dè họ trừ đầu trừ cuối rồi mình thiếu điểm. Mình nhận thấy mọi người rất buồn, dù không nói ra nhưng hở một chút thì họ lại đem mình ra so sánh với đứa này đứa nọ, mình bực lắm và quyết tâm ôn thi lại lần nữa.
Ban đầu cứ nghĩ rằng một năm mà ôn chỉ với 3 môn thì khả năng đậu cao hơn, thế nhưng vào trận mình mới biết được nổi khổ của teen thi lại năm 2. Học cùng với mấy đứa thi năm đầu cứ họ mình là sư huynh thì ngại chết đi được. Sướng là không phải thi nhiều như bọn nó nhưng khổ là thời gian nhiều quá nên mình không chú tâm được, nhiều lần hứa rồi lại quên. Kì thi vừa rồi mình làm bài cũng tạm tạm, không đậu nữa chắc mình bỏ cuộc không ôn thi lại nữa, mình sẽ vào học cao đẳng”.
Thi cử cũng mang nhiều yếu tố may rủi, nhiều teen có mức học rất khá nhưng vì gánh nặng tâm lý quá lớn dẫn đến kết quả thi không tốt. Áp lực đối với những teen năm 2 nặng hơn những teen năm đầu rất nhiều nhưng cũng không vì thế mà từ bỏ niềm hy vọng. Bạn biết đó, có những teen vì quá yêu thích ngành Y mà thi 5 lần mới đậu với một điểm số rất cao. Chỉ cần có niềm tin và nỗ lực thì cuối cùng chúng ta sẽ thành công.
Vượt qua những định kiến, rào cản
Vào những ngày này năm ngoái, những teen này không may mắn được mọi người gọi là sinh viên ĐH. Tâm lý không tốt hay kiến thức chưa vững khiến cho kết quả thi ĐH không như ý muốn. Lúc này, nhiều teen tỏ ra chán chường, bi quan… nhưng rồi đứng dậy quyết tâm ôn thi lại. Bỏ qua những lời bàn tán xì xầm từ gia đình, họ hàng luôn bắt những teen này phải vào học cao đẳng hay trung cấp.
Chấp nhận những lời lẽ khích bác, khinh thường như: “Sức học mày như thế này không biết năm sau có đậu không mà bày đặt thi lại cho tốn tiền của” hay “Năm nay không được thì năm sau liệu có ôn vô nổi không hay là yêu đương nhăng nhít rồi cưới chồng, cưới vợ là xong?”. Thế nhưng những teen này vẫn chú tâm vào ôn thi. Cuối cùng rồi ngày thi cũng đến, teen hớn hở đi thi và một lần nữa rơi vào bi kịch tinh thần.
H.D, teen ở Quảng Nam chia sẻ: “Khi biết kết quả thi ĐH mình suy sụp lắm, ba mẹ đặt niềm tin vào mình trong khi khả năng của mình thì có giới hạn. Nhìn những con điểm như những mũi kim đâm vào d.a thịt mình, mình nói với ba mẹ thì ba mẹ không nói gì mà chỉ thở dài, rồi bắt mình phải một hai vô học cao đẳng, mình nhất quyết không chịu. Mình biết không thể thay đổi suy nghĩ của ba nên nói dối ba là đi học cao đẳng nhưng thực chất là ra Đà Nẵng ôn thi, ba mình cũng tin mình nên hằng tháng đều gửi tiền cho mình ăn học, ngày thi ĐH ba phát hiện ra mình nói dối và không cho mình đi thi. Lúc đó mình nhờ mẹ nói với ba và năn nỉ ba hứa là sẽ đậu ĐH. Thế nhưng bây giờ mình thật sự không dám chắc mình có đậu ĐH không nữa”.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Sự thất vọng vào bản thân và với mọi người
Vượt qua biết bao nhiều rào cản tâm lý, những cám dỗ từ bạn bè, teen quyết tâm phải đậu ĐH. Dùi mài kinh sử cả năm trời, bỏ tất cả những cuộc đi chơi mà vùi đầu vào học, nhìn những bạn đồng trang lứa đang ung dung học trong các trường ĐH mà nhiều teen phát thèm. Những teen này có một nghị lực và sự quyết tâm cao độ, họ phải đậu cho bằng được.
Những teen thi năm 2 phải bỏ ra cả một đống tiền của, công sức trong một năm trời để ôn thi lại. Nhiều teen vì không chịu được sự khinh thường của gia đình nên đã tự thuê phòng trọ, tự làm thêm để có tiền ôn thi lại, cực khổ biết bao nhiêu nhưng teen vẫn nghĩ đến những ngày được vui vẻ trong giảng đường ĐH, được tự do, được mọi người nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ. Đã tự hứa với chính mình là không thể rớt thế mà chỉ một chút bất cẩn, teen thất vọng nhìn vào điểm số.
T.K, teen ở Đà Nẵng tâm sự: “Năm ngoái khi thi về thấy họ hàng ngồi cả trong nhà, mình choáng. Ai cũng hỏi mình thi có được không, mình nói thi được, hy vọng rồi thất vọng. Ngay cả bản thân mình đây cũng bị sốc trước số điểm. Tưởng mình làm được điểm cao ai dè họ trừ đầu trừ cuối rồi mình thiếu điểm. Mình nhận thấy mọi người rất buồn, dù không nói ra nhưng hở một chút thì họ lại đem mình ra so sánh với đứa này đứa nọ, mình bực lắm và quyết tâm ôn thi lại lần nữa.
Ban đầu cứ nghĩ rằng một năm mà ôn chỉ với 3 môn thì khả năng đậu cao hơn, thế nhưng vào trận mình mới biết được nổi khổ của teen thi lại năm 2. Học cùng với mấy đứa thi năm đầu cứ họ mình là sư huynh thì ngại chết đi được. Sướng là không phải thi nhiều như bọn nó nhưng khổ là thời gian nhiều quá nên mình không chú tâm được, nhiều lần hứa rồi lại quên. Kì thi vừa rồi mình làm bài cũng tạm tạm, không đậu nữa chắc mình bỏ cuộc không ôn thi lại nữa, mình sẽ vào học cao đẳng”.
Thi cử cũng mang nhiều yếu tố may rủi, nhiều teen có mức học rất khá nhưng vì gánh nặng tâm lý quá lớn dẫn đến kết quả thi không tốt. Áp lực đối với những teen năm 2 nặng hơn những teen năm đầu rất nhiều nhưng cũng không vì thế mà từ bỏ niềm hy vọng. Bạn biết đó, có những teen vì quá yêu thích ngành Y mà thi 5 lần mới đậu với một điểm số rất cao. Chỉ cần có niềm tin và nỗ lực thì cuối cùng chúng ta sẽ thành công.
Theo Pháp Luật & Xã Hội