Nơi đâu sướng như ở ... Việt Nam

Mr_Zer0

Gục ngã...
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2011
Bài viết
6.102
Sướng như ở Việt Nam

Thứ ba 23/10/2012 09:00

Sáng tập thể dục xong về tắm nước nóng, xem diễn biến ngoại giao Trung- Nhật rồi làm suất đồ ăn nhanh và tới nơi làm việc.

tet2220122_2b37b%20%281%29-crop.JPG


Trưa ăn suất combo đặt mang tới văn phòng. Chiều làm vài séc quần vợt hoặc đi ăn uống với bạn bè, đối tác. Tối về ngả mình trên sofa thưởng thức Novak Djokovic tranh cúp Thượng Hải Master với Andy Muray trước khi chìm vào giấc ngủ ngon. Nhịp sống khoa học và cân bằng giữa công việc và cuộc sống như vậy nghe giống như đang ở trời Tây nhưng thực ra chính là ở Việt Nam. Khảo sát Expat Explorer của Ngân hàng HSBC đã cho thấy điều đó. Hơn 50% các doanh nhân và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam khi được hỏi, đã đồng ý rằng cân bằng cuộc sống ở Việt Nam tốt hơn tại quê hương họ.

Ở Pháp, Mỹ hay Nhật, người làm thuê có thu nhập cao hơn, song thời gian dành cho cuộc sống không được nhiều như ở Việt Nam. Người Nhật sáng dậy sớm tất tả leo lên tàu điện và chỉ khi đó mới tranh thủ ăn sáng hoặc ngủ bù. Lao vào công sở là làm việc không nghỉ để rồi kiệt sức khi về đến nhà. Ở Việt Nam, nhân viên văn phòng luôn có thời gian cho cà phê, trà đá trong ngày làm việc. Tại nơi làm việc ngoài những tranh luận chuyên môn, đôi khi còn xen vào những cuộc tán gẫu.

Copy%20of%20Joe-Banner.jpg

Chàng trai "mê" Việt Nam

Bác sĩ nhãn khoa Phạm Hồng Nam Trân sau hơn 30 năm sinh sống và làm việc tại Mỹ khi về làm việc tại một bệnh viện quốc tế ở TP.HCM cũng tỏ ra hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam. “Về Việt Nam sống tôi thấy được thư giãn hơn”, bà cho biết.

Nhưng đó mới chỉ là một phần sung sướng của cuộc sống ở Việt Nam. Chuyện nhà cửa cũng là một điểm cộng đáng kể. Trừ 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, hầu như vấn đề chỗ ở tại các tỉnh thành khác không quá nặng nề đối với người dân. Nhiều cặp vợ chồng trẻ vẫn có thể mua được nhà, căn hộ.53% người nước ngoài tại Việt Nam cho rằng họ có được chỗ ở tốt và tiện nghi với giá phải chăng hơn ở quê nhà.

Vậy nên 53% người nước ngoài tại Việt Nam cho rằng họ có được chỗ ở tốt và tiện nghi với giá phải chăng hơn ở quê nhà. 27% tỏ ra phấn khích vì lần đầu tiên họ có bể bơi trong nhà, điều họ chưa từng mơ tới trước khi đến Việt Nam.

Thuận lợi trong vấn đề an cư nên cơ hội lạc nghiệp cũng vì thế mà rộng mở hơn đối với người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam. 1/3 số người được hỏi cho rằng tại đây, họ có nhiều cơ hội làm ăn hơn. Sống ở Mỹ từ nhỏ, sau vài lần về Việt Nam, Connor Nguyễn cũng thừa nhận điều này. “Chính nơi đây, tôi đã tìm thấy cơ hội khác cho cuộc đời mình”, anh nói. Anh đã đầu tư vào bóng rổ với đội bóng Saigon Heat. Tập đoàn tài chính Ngân hàng Bangkok hồi tháng 9 cũng quyết định mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Ông Tharabodee Serng-Adichaiwit, Tổng Giám đốc Bangkok Bank Việt Nam, cho biết điểm mạnh của Việt Nam là ổn định về chính trị và có dân số trẻ (50-60% dưới 30 tuổi). Việt Nam còn có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Lượng tiền của 4,5 triệu Việt kiều chuyển về nước hằng năm cũng lên tới 5-7 tỉ USD. Tập đoàn này vừa xin gia hạn giấy phép hoạt động tại Hà Nội và TP.HCM thêm 99 năm nữa.

20120911110150_2.jpg


Ngày càng có nhiều người nước ngoài thích sống ở Việt Nam

Việt Nam cũng được 63%người nước ngoài cho là nơi có nền văn hóa mà họ ưa thích, 70% đánh giá cao cuộc sống thú vị tại đây. Về sự thú vị, Louis Nguyễn, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Saigon Asset Management, mô tả rất đơn giản. “Tôi rất thích thú với những món hải sản, ốc và cánh gà nướng. Mà phải ăn ở quán lề đường mới ngon và thoải mái”. Những món ăn vừa ngon vừa rẻ

Đặc biệt, họ cho rằng cuộc sống dễ chịu hơn nhờ người Việt rất thân thiện. 2/3 số người nước ngoài sống tại đây cho biết họ có bạn người Việt. Nơi đây, chỉ cần sau một câu chào là một ông Tây đã có thể làm vài ly rượu giao hảo với những người mới quen.

Tất nhiên, những điều đó không làm thay đổi các quan niệm tiêu cực của người nước ngoài về Việt Nam. Chẳng hạn, họ đặc biệt không hài lòng với thái độ làm việc chưa chuyên nghiệp của công nhân, chưa yên tâm hợp tác với các đối tác Việt do thiếu tin cậy. Sự thay đổi khó lường về mặt chính sách, nạn tham nhũng cũng như những bí ẩn trong kiểu làm ăn lót tay khiến những người mới tới Việt Nam không biết đâu mà lần.

“Muốn sống khá ở ViệtNam, cần phải có tâm hồn rộng mở”, các chuyên gia HSBC đúc kết trong bản khảo sát của mình.

Theo NCĐT
 
mình thấy khổ thì có, sướng gì đâu, lương bổng không đủ nuôi mình, nói chi đến chuyên vợ con:KSV@13:
 
họ là chuyên gia, người nưóc ngoài nên đến vn thì sống ok.
nhưng nói chung cuộc sống ở vn vẫn tốt hơn nhiều nước đấy chứ, k bạo động, bạo lực cũng k đến nỗi khiếp đãm như nhiều nước(mehico)...
 
họ là chuyên gia, người nưóc ngoài nên đến vn thì sống ok.
nhưng nói chung cuộc sống ở vn vẫn tốt hơn nhiều nước đấy chứ, k bạo động, bạo lực cũng k đến nỗi khiếp đãm như nhiều nước(mehico)...

nhưng ngày nào cũng có tai nạn, bạo hành gia đình, bạo lực học đường và tệ nạn xã hội:KSV@08:
 
nhưng ngày nào cũng có tai nạn, bạo hành gia đình, bạo lực học đường và tệ nạn xã hội:KSV@08:
ở đâu chả có? đó bạn tìm ra nước nào k có mấy vụ đó? chả qua ở mình truyền thông mạnh, nên tin tức ồ ạt (đôi khi do truyền thông cố tình). mấy nước kia mình cũng chỉ nhìn đc mặt tốt thui.
chỉ có những người đã từng sống ở đó mới cảm nhận đc thui. thế nên tớ tin bài viết này ^^
 
ở đâu chả có? đó bạn tìm ra nước nào k có mấy vụ đó? chả qua ở mình truyền thông mạnh, nên tin tức ồ ạt (đôi khi do truyền thông cố tình). mấy nước kia mình cũng chỉ nhìn đc mặt tốt thui.
chỉ có những người đã từng sống ở đó mới cảm nhận đc thui. thế nên tớ tin bài viết này ^^

còn tớ thì không!
 
cái j chả có 2 mặt
 
×
Quay lại
Top