- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Sạp dưa của dì Tám khai trương đúng ngày đưa ông Táo. Vựa dưa đòi đổ hai trăm cặp, dì lắc đầu chỉ nhận đúng một trăm.
ảnh minh họa Ông trưởng khu phố đứng ngắm nghía sạp dưa một hồi rồi nói: “Bà nhớ là hết tối hăm chín phải dọn dẹp sạch sẽ nghe chưa! Sáng ba mươi trên phường họ đi kiểm tra hè phố, để luộm thuộm là nhà bà mất toi cái chứng nhận gia đình văn hóa đó!”.
Dì Tám dạ dạ rồi cúi xuống xếp lại lần chót đám dưa hấu cho ngay ngắn, trong khi ông trưởng khu phố cho chiếc xe tay ga bắt đầu lăn bánh, phía dưới chân ông là cặp dưa được biếu hơi trọng khiến chân ông phải khuỳnh khuỳnh cả hai bên.
Năm nào cũng một chuyện đó mà ông Tám kể riết không biết chán. Tới nỗi chị em con Trâm, con Thắm đứa nào cũng nhớ nằm lòng và có năm khi ông Tám vừa bắt đầu câu chuyện thì hai đứa con lần lượt kể tiếp cho tới hết!
Ông Tám cười khà khà nói: “Bây đừng tưởng làm vậy thì năm sau tao không kể mà lầm to!”. Rồi ông nghiêm giọng: “Dưa hấu là linh vật. Nó đâu phải chỉ là một loại trái cây bình thường. Nó là một phần trong đời sống tâm linh của dân mình. Nếu không, người ta đâu có chọn nó đặt lên dâng cúng tổ tiên ngày tết ngày nhứt”.
Ông Tám đã bỏ vợ con mà về với tổ tiên. Bàn thờ gia đình hai năm nay tết nào cũng vẫn có cặp dưa hấu to, đỏ và ngọt (là do chính tay con Trâm lựa) để dâng cúng tổ tiên và ông Tám. Đêm ba mươi tết, khi ba mẹ con ngồi bên nhau, con Trâm vẫn kể lại câu chuyện cũ rích về Mai An Tiêm. Rồi mọi người cùng sụt sùi khóc.
Tết nhứt, cặp dưa cúng cũng bị “xuống giá”, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có lần con Trâm nói với dì Tám: “Má thấy đó, tới con cừu người ta còn sinh sản vô tính thì mai mốt chuyện gì khoa học chẳng làm được”.
Dì Tám chưa bao giờ thấy vui với cái sự “tiến bộ” kiểu này của khoa học. Có thể dì lạc hậu rồi chăng?
Chiều hăm sáu, bà chi hội trưởng phụ nữ chạy xe đạp điện chở cậu con trai mười tuổi béo phì vừa ghé lại mua ủng hộ một cặp dưa vừa hỏi thăm: “Lớp nghỉ rồi mà cô giáo Thắm đâu hổng thấy?”.
Trưa hăm tám, chú đội trưởng dân phòng đi bộ dừng lại nhìn quanh sạp dưa, tắc lưỡi: “Còn có ngày mai nữa thôi, dì Tám ráng thanh toán cho hết hàng rồi dẹp sạch sẽ nha. Để bên dân phòng tụi tui dễ đưa tay bỏ phiếu công nhận gia đình văn hóa cho nhà mình...”. Dì Tám cười hiền: “Không có cái vụ văn hóa gì đó thì tôi cũng phải dọn dẹp sạch sẽ thôi mà. Trước cửa nhà mình chớ phải nhà ai đâu”.
Trao cặp dưa cho chú đội trưởng, dì Tám nói: “Tôi biếu anh em dân phòng ăn lấy thảo ba ngày tết”. “Dì làm tui... ngại quá. Thay mặt anh em, tui cảm ơn...”.
Một giờ sau khi chiếc xe rời khỏi, sạp dưa nhà dì Tám cũng biến mất, trả lại một phần lề đường trống trải, sạch sẽ. Ông trưởng khu phố lại xuất hiện cùng chiếc xe tay ga, gật gù nói với dì Tám:
- Phải chi nhà nào cũng chấp hành tốt như gia đình bà thì tui khỏe biết mấy. Nhà Ba Lợi đó, dưa hấu giờ này còn tới phần ba nên đâu có chịu dẹp cho tui nhờ. Cái nhà đó với nhà số 47B, tui rầu hết sức. Cha mẹ, con cái, anh em gì mà tối ngày xào xáo, cãi lộn, thiếu điều vác đơn ra phường mà kiện nhau...
Vừa nhích ga tính tiếp tục lộ trình kiểm tra, ông chợt đạp thắng rồi ngoái lại:
- Tui quên thông báo... Nhà bà được thông qua gia đình văn hóa rồi. Chậm là tại bà không chịu đăng ký đó thôi. Riêng nhà Ba Lợi, nhà 47B, tui “chạy” gãy lưỡi mấy ảnh trên phường mới cho qua. Quá mệt! Mai mốt khi nào khu phố mình được công nhận văn hóa, tui sẽ cho tổ chức ăn mừng thiệt lớn...
Chiếc xe tay ga phóng đi. Hai chân ông trưởng khu phố vẫn khuỳnh khuỳnh ra hai bên. Dì Tám thấy ở cái khoảng trống hôm nọ là cặp dưa biếu của dì, bữa nay là một cái túi bự, không hiểu là quà biếu của ai...
Mừng quá! Năm nay bán hết sạp dưa.
Mà cũng mừng cho thành tích của khu phố mình!
ảnh minh họa Ông trưởng khu phố đứng ngắm nghía sạp dưa một hồi rồi nói: “Bà nhớ là hết tối hăm chín phải dọn dẹp sạch sẽ nghe chưa! Sáng ba mươi trên phường họ đi kiểm tra hè phố, để luộm thuộm là nhà bà mất toi cái chứng nhận gia đình văn hóa đó!”.
Dì Tám dạ dạ rồi cúi xuống xếp lại lần chót đám dưa hấu cho ngay ngắn, trong khi ông trưởng khu phố cho chiếc xe tay ga bắt đầu lăn bánh, phía dưới chân ông là cặp dưa được biếu hơi trọng khiến chân ông phải khuỳnh khuỳnh cả hai bên.
***
Cái thời ông Tám còn sống, thời con Trâm mới lên đại học, tết năm nào hai cha con cũng lựa một cặp dưa hấu thiệt bự, da xanh sậm và bóng mượt, ruột thiệt đỏ, ăn như được nhấm từng vị ngọt (mà năm nào họ cũng lựa trúng mới hay chớ!) để chưng trên bàn thờ gia tiên. Ông Tám ưa kể chuyện Mai An Tiêm bị vua đày ra ngoài đảo xa, được trời ban cho trái “Tây qua” mà tai qua nạn khỏi, sau này người đời gắn liền cái tên An Tiêm với trái dưa hấu.Năm nào cũng một chuyện đó mà ông Tám kể riết không biết chán. Tới nỗi chị em con Trâm, con Thắm đứa nào cũng nhớ nằm lòng và có năm khi ông Tám vừa bắt đầu câu chuyện thì hai đứa con lần lượt kể tiếp cho tới hết!
Ông Tám cười khà khà nói: “Bây đừng tưởng làm vậy thì năm sau tao không kể mà lầm to!”. Rồi ông nghiêm giọng: “Dưa hấu là linh vật. Nó đâu phải chỉ là một loại trái cây bình thường. Nó là một phần trong đời sống tâm linh của dân mình. Nếu không, người ta đâu có chọn nó đặt lên dâng cúng tổ tiên ngày tết ngày nhứt”.
Ông Tám đã bỏ vợ con mà về với tổ tiên. Bàn thờ gia đình hai năm nay tết nào cũng vẫn có cặp dưa hấu to, đỏ và ngọt (là do chính tay con Trâm lựa) để dâng cúng tổ tiên và ông Tám. Đêm ba mươi tết, khi ba mẹ con ngồi bên nhau, con Trâm vẫn kể lại câu chuyện cũ rích về Mai An Tiêm. Rồi mọi người cùng sụt sùi khóc.
***
Khoa học ngày một tiến bộ. Người ta cấy mô rồi nuôi trồng mà có hàng loạt giò lan đủ loại nở hoa rực rỡ. Người ta thắp đèn ban đêm cho thanh long tượng trái, thu hoạch để xuất khẩu theo hợp đồng bất kể thời gian nào trong năm. Dưa hấu cũng vậy. Mấy năm nay dưa hấu xuất hiện ngoài chợ hầu như quanh năm. Đi nhà hàng, muốn ăn tráng miệng món dưa hấu cứ kêu thoải mái, lúc nào cũng có. Chỉ có điều là ăn không thấy ngon như xưa.Tết nhứt, cặp dưa cúng cũng bị “xuống giá”, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có lần con Trâm nói với dì Tám: “Má thấy đó, tới con cừu người ta còn sinh sản vô tính thì mai mốt chuyện gì khoa học chẳng làm được”.
Dì Tám chưa bao giờ thấy vui với cái sự “tiến bộ” kiểu này của khoa học. Có thể dì lạc hậu rồi chăng?
***
Coi ra sạp dưa của dì Tám năm nay mà bán hết mới lạ. Ở đầu đường, bà Ba Lợi chắc sắp điên mới “đua” mở một sạp dưa hấu, tuy chỉ bày vài chục cặp nhỏ có lẽ nhắm vào số khách hàng thu nhập thấp, nhưng cũng cứ là cạnh tranh.Chiều hăm sáu, bà chi hội trưởng phụ nữ chạy xe đạp điện chở cậu con trai mười tuổi béo phì vừa ghé lại mua ủng hộ một cặp dưa vừa hỏi thăm: “Lớp nghỉ rồi mà cô giáo Thắm đâu hổng thấy?”.
Trưa hăm tám, chú đội trưởng dân phòng đi bộ dừng lại nhìn quanh sạp dưa, tắc lưỡi: “Còn có ngày mai nữa thôi, dì Tám ráng thanh toán cho hết hàng rồi dẹp sạch sẽ nha. Để bên dân phòng tụi tui dễ đưa tay bỏ phiếu công nhận gia đình văn hóa cho nhà mình...”. Dì Tám cười hiền: “Không có cái vụ văn hóa gì đó thì tôi cũng phải dọn dẹp sạch sẽ thôi mà. Trước cửa nhà mình chớ phải nhà ai đâu”.
Trao cặp dưa cho chú đội trưởng, dì Tám nói: “Tôi biếu anh em dân phòng ăn lấy thảo ba ngày tết”. “Dì làm tui... ngại quá. Thay mặt anh em, tui cảm ơn...”.
***
Vậy mà có chuyện lạ đã xảy ra: trưa hăm chín, một chiếc xe chở công nhân đâu như đi dự liên hoan về, bị hư máy dừng đúng trước sạp dưa của dì Tám. Vậy mà tiền hung hậu kiết. Hơn hai chục cô công nhân mặc áo đồng phục màu xanh lá mạ trong lúc chờ bác tài sửa xe đã rủ nhau mua hết số dưa còn lại của dì Tám. Quá mừng, dì bán sát giá gốc và nhất định dành một cặp không bán mà tặng bác tài “thần tài” đã dừng xe quá đúng chỗ!Một giờ sau khi chiếc xe rời khỏi, sạp dưa nhà dì Tám cũng biến mất, trả lại một phần lề đường trống trải, sạch sẽ. Ông trưởng khu phố lại xuất hiện cùng chiếc xe tay ga, gật gù nói với dì Tám:
- Phải chi nhà nào cũng chấp hành tốt như gia đình bà thì tui khỏe biết mấy. Nhà Ba Lợi đó, dưa hấu giờ này còn tới phần ba nên đâu có chịu dẹp cho tui nhờ. Cái nhà đó với nhà số 47B, tui rầu hết sức. Cha mẹ, con cái, anh em gì mà tối ngày xào xáo, cãi lộn, thiếu điều vác đơn ra phường mà kiện nhau...
Vừa nhích ga tính tiếp tục lộ trình kiểm tra, ông chợt đạp thắng rồi ngoái lại:
- Tui quên thông báo... Nhà bà được thông qua gia đình văn hóa rồi. Chậm là tại bà không chịu đăng ký đó thôi. Riêng nhà Ba Lợi, nhà 47B, tui “chạy” gãy lưỡi mấy ảnh trên phường mới cho qua. Quá mệt! Mai mốt khi nào khu phố mình được công nhận văn hóa, tui sẽ cho tổ chức ăn mừng thiệt lớn...
Chiếc xe tay ga phóng đi. Hai chân ông trưởng khu phố vẫn khuỳnh khuỳnh ra hai bên. Dì Tám thấy ở cái khoảng trống hôm nọ là cặp dưa biếu của dì, bữa nay là một cái túi bự, không hiểu là quà biếu của ai...
Mừng quá! Năm nay bán hết sạp dưa.
Mà cũng mừng cho thành tích của khu phố mình!