- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Bệnh viện vốn được coi là nơi tiệt trùng nhưng không gian vệ sinh, tắm giặt, nước sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân và người nhà vẫn là một nỗi khiếp đảm khi bắt buộc phải vào đây.
Chiếc vòi nước bị hỏng, nước chảy liên tục cộng thêm nền nhà đầy rác thải tại NVS tầng 3 khu D, BV K
Nếu bước chân vào những khu NVS tại hầu hết các bệnh viện (BV) lớn ở Hà Nội, bất cứ ai cũng bị ám ảnh bởi những gì đang diễn ra. Sàn nhà nước ngập lõng bõng, không có chậu rửa tay chứ chưa nói đến các trang thiết bị khác. Xà phòng diệt khuẩn được Bộ Y tế khuyến cáo dùng sau khi đi vệ sinh trở thành một thứ xa xỉ tại đây. Thậm chí chỗ đi tiểu tiện trở thành chỗ chứa rác, các trang thiết bị bên trong đều không còn nguyên vẹn.
Ghi nhận tại các BV lớn như BV K, BV Phụ sản Hà Nội, BV Bạch Mai, BV Thanh Nhàn,… NVS thường có diện tích hẹp chỉ khoảng 10m2 chia làm những ngăn nhỏ mỗi ngăn khoảng 2-3m2. Dù hẹp song trong đó thường lỉnh kỉnh những đồ đạc vệ sinh, chổi lau nhà, xô chậu… nên khiến phòng càng chật hẹp hơn.
Bước vào NVS khoa Ung thư phụ khoa, tầng 3, nhà D, BV K ấn tượng ban đầu là mùi khai thối nồng nặc có thể làm choáng ngợp bất kỳ ai bước vào đây. Nhà tắm với vòi nước chảy liên tục cả khi không có người dùng khiến nước lênh láng cả khu NVS, cộng thêm giấy vệ sinh, đồ thải của bệnh nhân rải khắp nền nhà khiến nơi đây thành một nơi nhơn nhớp. Bồn cầu ứ đọng nước vàng khè, mùi hôi thối nồng nặc, cánh cửa cùng thùng đựng nước cáu bẩn rất mất vệ sinh…
"Nhà VS quá bẩn và hôi kinh khủng. Mỗi lần vào tôi phải bịt mũi cố nhịn thở. Có lần bước vào bồn cầu chưa giội nước tôi buồn nôn về không ăn nổi cơm…” - bà Hoa (Lục Ngạn, Bắc Giang) đến chăm người nhà đang điều trị ung thư ở BV K ngán ngẩm.
Tương tự tại NVS Khoa Sọ não chấn thương chỉnh hình của BV Thanh Nhàn cũng chung cảnh mất vệ sinh. Sàn nhà ướt lép nhép, nước bẩn, cần gạt nước hỏng, nắp đậy của bình chứa nước không có, giấy bẩn tràn cả thùng mà không hề được dọn, bồn cầu thì ứ đọng một thứ nước vàng khè trông rất kinh hãi.
Tại BV U bướu Hà Nội, thậm chí còn không có biển NVS nam hay nữ, chỉ thấy ghi chung chung “Vệ sinh WC” nên mỗi lần muốn đi vệ sinh thì người bệnh lại phải đứng đợi xem có người đi ra không cho chắc. Không ít chuyện dở khóc dở cười xảy ra tại khu NVS lẫn lộn cả nam lẫn nữ này.
Bệ VS tự hoại tại BV Phụ sản thậm chí còn không có miếng lót để ngồi, thùng nước để xối cũng không có, thay bằng một xô nhựa đựng rác…
Nhìn chung, NVS tại các BV không được quét dọn thường xuyên, gây ùn tắc, mùi bốc lên nồng nặc… Bởi vậy, với những người đến khám bệnh, nếu “nhịn” được thì họ sẽ không vào NVS, hoặc nếu “mót” lắm thì cũng nhắm mắt, nín thở cố vào rồi ra thật nhanh.
Tuy nhiên, với những người bệnh và người nhà, NVS đã trở thành nơi sinh hoạt chung bắt buộc. Đó không chỉ là nơi đi vệ sinh hàng ngày mà còn là nơi tắm giặt, lấy nước sinh hoạt hàng ngày.
“Người khỏe bước vào NVS còn ngây ngất huống hồ người bệnh cháu ạ. Mỗi lần cô vào đó, chỉ ngửi mùi không cô đã thấy nôn nao hết cả người rồi”, mẹ của sản phụ Nguyễn Thị Mai (tại BV Phụ sản) nói.
Tại các BV đều có khu NVS dịch vụ. Bỏ ra 2 nghìn đồng vào một nhà VS dịch vụ ở BV Phụ Sản hay BV Việt Đức sẽ thấy chất lượng khác hẳn so với NVS công cộng ở các khu điều trị của BV. Tất nhiên bỏ tiền ra thì chất lượng sẽ tốt hơn miễn phí. Nhưng đối với những người nghèo khi vào viện họ phải đối mặt với bao nỗi lo viện phí, chi phí sinh hoạt… thì 2 nghìn (lại nhân lên nhiều lần trong ngày) là cả một vấn đề.
Dòng chữ cảnh bảo ý thức người dân tại một phòng VS tại BV Phụ sản cũng nham nhở như chính căn phòng VS này vậy.
Bên cạnh nguyên nhân là do ý thức giữ gìn vệ sinh chung của bệnh nhân, nhiều hơn là việc trang thiết bị tại các khu NVS đã quá cũ kĩ. Hiện nay, nhiều BV lớn của Hà Nội đã và đang sử dụng những tòa nhà quá cũ, với tuổi thọ lên tới hàng chục năm, có khu nhà lên đến hàng trăm năm điển hình như BV Việt Đức, BV Thanh Nhàn, BV Xanh Pôn, BV Nông nghiệp, BV Bạch Mai… Cùng với số lượng bệnh nhân lớn gấp hàng chục lần. Tình trạng quá tải cộng với việc xây dựng quy hoạch từ xưa dẫn đến hàng loạt những vấn đề đặc biệt là ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu NVS đang diễn ra hiện nay.
Nếu bước chân vào những khu NVS tại hầu hết các bệnh viện (BV) lớn ở Hà Nội, bất cứ ai cũng bị ám ảnh bởi những gì đang diễn ra. Sàn nhà nước ngập lõng bõng, không có chậu rửa tay chứ chưa nói đến các trang thiết bị khác. Xà phòng diệt khuẩn được Bộ Y tế khuyến cáo dùng sau khi đi vệ sinh trở thành một thứ xa xỉ tại đây. Thậm chí chỗ đi tiểu tiện trở thành chỗ chứa rác, các trang thiết bị bên trong đều không còn nguyên vẹn.
Ghi nhận tại các BV lớn như BV K, BV Phụ sản Hà Nội, BV Bạch Mai, BV Thanh Nhàn,… NVS thường có diện tích hẹp chỉ khoảng 10m2 chia làm những ngăn nhỏ mỗi ngăn khoảng 2-3m2. Dù hẹp song trong đó thường lỉnh kỉnh những đồ đạc vệ sinh, chổi lau nhà, xô chậu… nên khiến phòng càng chật hẹp hơn.
Bước vào NVS khoa Ung thư phụ khoa, tầng 3, nhà D, BV K ấn tượng ban đầu là mùi khai thối nồng nặc có thể làm choáng ngợp bất kỳ ai bước vào đây. Nhà tắm với vòi nước chảy liên tục cả khi không có người dùng khiến nước lênh láng cả khu NVS, cộng thêm giấy vệ sinh, đồ thải của bệnh nhân rải khắp nền nhà khiến nơi đây thành một nơi nhơn nhớp. Bồn cầu ứ đọng nước vàng khè, mùi hôi thối nồng nặc, cánh cửa cùng thùng đựng nước cáu bẩn rất mất vệ sinh…
"Nhà VS quá bẩn và hôi kinh khủng. Mỗi lần vào tôi phải bịt mũi cố nhịn thở. Có lần bước vào bồn cầu chưa giội nước tôi buồn nôn về không ăn nổi cơm…” - bà Hoa (Lục Ngạn, Bắc Giang) đến chăm người nhà đang điều trị ung thư ở BV K ngán ngẩm.
Tương tự tại NVS Khoa Sọ não chấn thương chỉnh hình của BV Thanh Nhàn cũng chung cảnh mất vệ sinh. Sàn nhà ướt lép nhép, nước bẩn, cần gạt nước hỏng, nắp đậy của bình chứa nước không có, giấy bẩn tràn cả thùng mà không hề được dọn, bồn cầu thì ứ đọng một thứ nước vàng khè trông rất kinh hãi.
Tại BV U bướu Hà Nội, thậm chí còn không có biển NVS nam hay nữ, chỉ thấy ghi chung chung “Vệ sinh WC” nên mỗi lần muốn đi vệ sinh thì người bệnh lại phải đứng đợi xem có người đi ra không cho chắc. Không ít chuyện dở khóc dở cười xảy ra tại khu NVS lẫn lộn cả nam lẫn nữ này.
Bệ VS tự hoại tại BV Phụ sản thậm chí còn không có miếng lót để ngồi, thùng nước để xối cũng không có, thay bằng một xô nhựa đựng rác…
Nhìn chung, NVS tại các BV không được quét dọn thường xuyên, gây ùn tắc, mùi bốc lên nồng nặc… Bởi vậy, với những người đến khám bệnh, nếu “nhịn” được thì họ sẽ không vào NVS, hoặc nếu “mót” lắm thì cũng nhắm mắt, nín thở cố vào rồi ra thật nhanh.
Tuy nhiên, với những người bệnh và người nhà, NVS đã trở thành nơi sinh hoạt chung bắt buộc. Đó không chỉ là nơi đi vệ sinh hàng ngày mà còn là nơi tắm giặt, lấy nước sinh hoạt hàng ngày.
“Người khỏe bước vào NVS còn ngây ngất huống hồ người bệnh cháu ạ. Mỗi lần cô vào đó, chỉ ngửi mùi không cô đã thấy nôn nao hết cả người rồi”, mẹ của sản phụ Nguyễn Thị Mai (tại BV Phụ sản) nói.
Tại các BV đều có khu NVS dịch vụ. Bỏ ra 2 nghìn đồng vào một nhà VS dịch vụ ở BV Phụ Sản hay BV Việt Đức sẽ thấy chất lượng khác hẳn so với NVS công cộng ở các khu điều trị của BV. Tất nhiên bỏ tiền ra thì chất lượng sẽ tốt hơn miễn phí. Nhưng đối với những người nghèo khi vào viện họ phải đối mặt với bao nỗi lo viện phí, chi phí sinh hoạt… thì 2 nghìn (lại nhân lên nhiều lần trong ngày) là cả một vấn đề.
Bên cạnh nguyên nhân là do ý thức giữ gìn vệ sinh chung của bệnh nhân, nhiều hơn là việc trang thiết bị tại các khu NVS đã quá cũ kĩ. Hiện nay, nhiều BV lớn của Hà Nội đã và đang sử dụng những tòa nhà quá cũ, với tuổi thọ lên tới hàng chục năm, có khu nhà lên đến hàng trăm năm điển hình như BV Việt Đức, BV Thanh Nhàn, BV Xanh Pôn, BV Nông nghiệp, BV Bạch Mai… Cùng với số lượng bệnh nhân lớn gấp hàng chục lần. Tình trạng quá tải cộng với việc xây dựng quy hoạch từ xưa dẫn đến hàng loạt những vấn đề đặc biệt là ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu NVS đang diễn ra hiện nay.
Theo songmoi