Nỗ lực cải cách trong FDI

dinh850782

Thành viên
Tham gia
12/10/2016
Bài viết
0
Dù đã có nhiều kết quả tích cực, nhưng Giáo sư E.Malesky vẫn cho rằng Việt Nam cần nhiều nỗ lực hơn nữa để đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sau giai đoạn thành lập ví dụ như: thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, hay khi doanh nghiệp có sự thay đổi nào đó trong giấy chứng nhận đầu tư họ vẫn thường gặp khó khi làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Cụ thể, năm 2016, 80% doanh nghiệp phản ánh họ mất hơn 10% quỹ thời gian trong năm để tìm hiểu và thực hiện các quy định hành chính, nghĩa là khoảng thời gian đó lẽ ra phải dùng để quản lý phát triển doanh nghiệp đã bị mất đi.

foreign-direct-investment-in-india-1-728.jpg


“Tỉ lệ này cao đáng kể so với mức thấp lịch sử đạt được hồi năm 2011”, Giáo sư E.Malesky cho biết.

Ngoài ra, việc lien tục bị thanh kiểm tra nhiều lần cũng gây ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp FDI.

“Dù số cuộc thanh, kiểm tra mỗi năm tương đối thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, song vẫn còn gần 10% doanh nghiệp FDI bị thanh tra, kiểm tra trên 8 lần. Theo các doanh nghiệp FDI, việc gây khó khăn nhất là các thủ tục về thuế, phí, bảo hiểm xã hội và thủ tục thông quan” – ông cho hay thêm.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy70% doanh nghiệp FDI tin rằng các doanh nghiệp nhà nước có nhiều đặc quyền hơn. Các doanh nghiệp FDI cũng cho biết họ gặp rất nhiều khó khắn khi tiếp cận thông tin, tài liệu, phải phụ thuộc nhiều hơn vào các mối quan hệ cá nhân cũng như gặp tình trạng chất lượng thông tin kém ngay cả khi đã lấy được thông tin.

Khoảng 30% các doanh nghiệp FDI cho biết rằng họ phải trả tiền bôi trơn để có được giấy phép đầu tư và 13,6% trả hoa hồng khi cạnh tranh để có được các hợp đồng của cơ quan nhà nước. Mặc dù so với năm 2015, 2 tỷ lệ này đều giảm nhưng nó vẫn là luôn là điều lo ngại nhất.
 
×
Quay lại
Top Bottom