Có một số trường hợp người niềng chỉ gặp tình trạng sai lệch khớp cắn ở hàm dưới như hô móm, khấp khểnh hàm dưới còn hàm trên vẫn thẳng đều. Vậy chỉ niềng răng hàm dưới có được không? Niềng răng hàm dưới giá bao nhiêu? Để giải đáp các thắc mắc này, hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.
Niềng răng hàm dưới có thể áp dụng với những bạn có kẽ răng thưa không quá 3mm. Phương pháp niềng răng hàm dưới sẽ giúp cải thiện khuyết điểm trên để nhanh chóng sở hữu một hàm răng đều, đẹp như ước muốn.
Đối với những bạn muốn áp dụng niềng răng hàm dưới cho răng hô thì với điều kiện hàm trên răng mọc đều, cung hàm đẹp, bạn chỉ bị hô ở hàm dưới. Những trường hợp còn lại thì bạn nên lựa chọn niềng răng cho cả hai hàm để đạt hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên, hình thức niềng răng hàm dưới chỉ phù hợp với các tình trạng khớp cắn tương đối chuẩn, hàm dưới có một vài cái răng mọc lệch hoặc mọc nghiêng. Đối với các trường hợp lệch hoặc sai khớp cắn thì bắt buộc phải niềng cả 2 hàm.
Dưới đây là bảng giá niềng răng hàm dưới được cập nhật mới nhất hiện nay:
Niềng răng hàm dưới là gì?
Giống với niềng răng hàm trên, niềng răng hàm dưới cũng sử dụng các khí cụ của niềng răng để tạo ra 2 lực di chuyển giúp nắn chỉnh và sắp xếp răng về đúng lại vị trí trên khuôn hàm. Niềng răng hàm dưới có thể áp dụng với một số trường hợp sai lệch khớp cắn nhẹ và không được quá phức tạp. Hiện nay, phương pháp niềng răng này cũng được nhiều người lựa chọn bởi tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian niềng răng. Nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp niềng răng này, dưới đây là một số đối tượng có thể áp dụng niềng răng hàm dưới, bạn có thể tham khảo.Niềng răng hàm dưới áp dụng cho những trường hợp nào?
Để có thể đạt được hiệu quả niềng răng như mong đợi, các chuyên gia nha sĩ thường sẽ khuyến khích bạn lựa chọn phương pháp niềng răng cho cả hai hàm. Tuy nhiên, đối với những trường hợp được liệt kê dưới đây thì vẫn có thể áp dụng niềng răng hàm dưới để tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như vì một số lý do cá nhân nào đó.1. Niềng răng hàm dưới cho răng thưa
Đối với những bạn đang mắc tình trạng răng thưa, khoảng cách giữa các răng ở hàm dưới quá xa sẽ khiến thức ăn tích tụ, gây khó khăn trong quá trình chăm sóc răng miệng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại phát triển. Bên cạnh đó, với những bạn đang mắc tình trangk răng thưa thường mất tự tin khi giao tiếp hàng ngày.Niềng răng hàm dưới có thể áp dụng với những bạn có kẽ răng thưa không quá 3mm. Phương pháp niềng răng hàm dưới sẽ giúp cải thiện khuyết điểm trên để nhanh chóng sở hữu một hàm răng đều, đẹp như ước muốn.
2. Niềng răng hàm dưới cho răng móm
Đối với những bạn đang mắc phải tình trạng răng móm thì thường bất tiện trong quá trình ăn uống, đồng thời sẽ gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt và gây khó khăn trong quá trình xin việc. Nếu bạn muốn áp dụng niềng răng hàm dưới cho răng móm thì với điều kiện bạn chỉ móm ở vài răng ở hàm dưới. Phương pháp niềng răng hàm dưới để tiết kiệm thời gian và chi phí niềng. Đối với các bạn móm do xương thì sẽ không thể thực hiện niềng răng hàm dưới mà nên thực hiện niềng cả 2 hàm để có hiệu quả niềng răng cao nhất.3. Niềng răng hàm dưới cho răng hô
Đối với những bạn mắc phải tình trạng răng hô hàm dưới sẽ gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn, làm cơ hàm nhanh mỏi và gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Tình trạng răng hô thường làm ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình, khiến bạn không tự tin trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong công việc.Đối với những bạn muốn áp dụng niềng răng hàm dưới cho răng hô thì với điều kiện hàm trên răng mọc đều, cung hàm đẹp, bạn chỉ bị hô ở hàm dưới. Những trường hợp còn lại thì bạn nên lựa chọn niềng răng cho cả hai hàm để đạt hiệu quả như mong muốn.
Chỉ niềng răng hàm dưới có được không?
Hầu hết khi tư vấn niềng răng, các bác sĩ khuyến khích khách hàng nên lựa chọn niềng răng cho cả hai hàm dưới và trên để đảm bảo hiệu quả niềng răng đạt tối đa. Trong một số trường hợp, người niềng vẫn có thể yêu cầu niềng răng 1 hàm ( niềng răng hàm dưới ) để tiết kiệm chi phí niềng răng và thời gian niềng.Tuy nhiên, hình thức niềng răng hàm dưới chỉ phù hợp với các tình trạng khớp cắn tương đối chuẩn, hàm dưới có một vài cái răng mọc lệch hoặc mọc nghiêng. Đối với các trường hợp lệch hoặc sai khớp cắn thì bắt buộc phải niềng cả 2 hàm.
Niềng răng hàm dưới giá bao nhiêu? Có đắt không?
Niềng răng hàm dưới giá bao nhiêu? Có đắt không? là các câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Theo đó, khi đến thăm khám tại các hệ thống nha khoa, khách hàng sẽ được các bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về phương pháp niềng, phác đồ điều trị, thời gian chỉnh nha và chi phí niềng. Giá thành của niềng răng hàm dưới sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp niềng được sử dụng, mức độ tình trạng răng của bạn, tay nghề bác sĩ, công nghệ niềng răng,…Niềng răng hàm dưới chỉ can thiệp đến một hàm nên sẽ tiết kiệm hơn về khoản chi phí so với khi chỉnh nha tại hai hàm.Dưới đây là bảng giá niềng răng hàm dưới được cập nhật mới nhất hiện nay:
- Niềng răng mắc cài kim loại: 27 – 35 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài kim loại tự khóa: 40 – 48 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài sứ: 42 – 50 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài mặt trong: 85 – 115 triệu đồng
- Niềng răng trong suốt Zenyum: 37 triệu đồng