- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Chạy theo lợi nhuận về kinh tế, nhiều người trồng và kinh doanh đã sử dụng hóa chất để ép trái cây mau chín và đẹp mắt.
1. Nhãn
Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời, khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.
2. Dưa hấu
Người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.
3. Dưa chuột
Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.
4. Xoài Trung Quốc
Các loại xoài vàng, xanh bắt mắt đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người dân buôn ủ đất đèn, hóa chất thúc chín, chất chống thối để vận chuyển đi xa.
5. Hồng xiêm
Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước.
6. Ổi đào tiên, ổi lê
Đây là ổi thường loại to, được cạo vỏ rồi ngâm một loạt dung dịch hóa chất tổng hợp gồm thuốc màu, thuốc tạo hương vị… để tạo ra một màu sắc mới với tên gọi 'ổi đào tiên' hoặc 'ổi lê' và được bán ở Đà Lạt với giá gấp đôi hoặc gấp ba giá ổi thường.
7. Đào
Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.
8. Lê
Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ có ngâm tẩm hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra hương vị không tự nhiên.
9. Quả đậu đỗ
Người trồng đậu đỗ thường phải phun thuốc trừ sâu ba ngày một lần. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ bằng dung dịch cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố. Nhiều người ăn đậu đỗ đã tức thì lâm râm đau bụng ngay sau bữa.
10. Sầu riêng
Sầu riêng cũng là loại quả thường xuyên bị các chủ vựa dùng hóa chất để “ép”chín. Những loại hóa chất đó đa phần là có xuất xứ từ Trung Quốc, không nhãn mác, không có cảnh báo và không hướng dẫn sử dụng.
11. Mít
Tại các con phố ở Hà Nội và TP HCM, mít được bán quanh năm ngày tháng. Để có được những quả mít căng tròn và múi mít thơm ngon, không ít “đầu nậu” đã dùng thủ đoạn như tiêm hóa chất vào mít để mít được lâu, nhanh chín và có màu bắt mắt.
12. Chuối
Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
1. Nhãn
Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp. Đồng thời, khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều.
2. Dưa hấu
Người trồng dưa hấu thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu, nếu những quả chưa đến ngày đã được hái thường ruột bên trong màu trắng nhờ, có mùi, ở giữa thường ủng và lớp sọc xanh bên ngoài không đều, mờ.
3. Dưa chuột
Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.
4. Xoài Trung Quốc
Các loại xoài vàng, xanh bắt mắt đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người dân buôn ủ đất đèn, hóa chất thúc chín, chất chống thối để vận chuyển đi xa.
5. Hồng xiêm
Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước.
6. Ổi đào tiên, ổi lê
Đây là ổi thường loại to, được cạo vỏ rồi ngâm một loạt dung dịch hóa chất tổng hợp gồm thuốc màu, thuốc tạo hương vị… để tạo ra một màu sắc mới với tên gọi 'ổi đào tiên' hoặc 'ổi lê' và được bán ở Đà Lạt với giá gấp đôi hoặc gấp ba giá ổi thường.
7. Đào
Loại đào tiên trái to thường bị ngâm với axit citric công nghiệp, để giữ vỏ màu đỏ, không dễ hư hỏng. Nếu vào trong cơ thể, dư lượng hóa chất này có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh, gây ra các bệnh dị ứng, thậm chí ung thư.
8. Lê
Lê là loại quả thường nhanh hỏng nhưng nhờ có ngâm tẩm hoá chất, hoặc nhuộm thêm màu vàng hay tẩy trắng mà thời gian sử dụng kéo dài. Nhưng bạn dễ dàng nhận ra nếu khi mua ngửi thấy mùi lạ và khi cắt ra hương vị không tự nhiên.
9. Quả đậu đỗ
Người trồng đậu đỗ thường phải phun thuốc trừ sâu ba ngày một lần. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ bằng dung dịch cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố. Nhiều người ăn đậu đỗ đã tức thì lâm râm đau bụng ngay sau bữa.
10. Sầu riêng
Sầu riêng cũng là loại quả thường xuyên bị các chủ vựa dùng hóa chất để “ép”chín. Những loại hóa chất đó đa phần là có xuất xứ từ Trung Quốc, không nhãn mác, không có cảnh báo và không hướng dẫn sử dụng.
11. Mít
Tại các con phố ở Hà Nội và TP HCM, mít được bán quanh năm ngày tháng. Để có được những quả mít căng tròn và múi mít thơm ngon, không ít “đầu nậu” đã dùng thủ đoạn như tiêm hóa chất vào mít để mít được lâu, nhanh chín và có màu bắt mắt.
12. Chuối
Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp nhưng bên trong thường không ngọt, có vị chát. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
Theo VTC News