- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Dưói đây là các loài thuỷ quái có thể nói là đáng sợ nhất của Trái Đất…
Sứa Atolla, là loài động vật có mặt ở tất cả các đại dương nhưng chúng sống ở độ sâu lên đến 700m dưới mặt nước, rất khó để bắt gặp. Chúng có khả năng phát sáng sinh học (tương tự đom đóm) nhưng không phải để săn mồi mà dùng để chạy trốn kẻ thù, khi bị tấn công chúng sẽ phát sáng, thu hút những con cá lớn hơn đến tấn công kẻ đang tấn công nó và tranh thủ trốn thoát.
Cá băng Nam Cực, dường như sinh sống trong môi trường quá khắc nghiệt đã làm chúng có một vẻ ngoài dị hợm so với các loài cá khác. Loài cá băng có những phần trong suốt, sống ở độ sâu khoảng 1km và nhiệt độ luôn dưới 0 độ C.
Tôm hoàng đế, khác với vẻ hùng dũng khổng lồ của cua hoàng đế, loài tôm này bé nhỏ và sặc sỡ như những viên kẹo. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng màu sắc của chúng không có giá trị ngụy trang mà chỉ để... cho đẹp.
Rồng xanh, loài động vật vô cùng đặc biệt của biển cả với những xúc tu rất đẹp quanh thân mình. Các xúc tu này có vai trò hấp thụ chất độc trong nước biển và tích tụ để dùng khi chống lại kẻ thù.
Hình dáng như một loài bọ ngoài hành tinh nhưng thực chất đây là sên trần Felimare. Chúng sống phổ biến ở các vùng nước ấm như Vịnh Mexico và Địa Trung Hải.
Hải quỳ trắng với màu sắc và cấu tạo cơ thể vô cùng đặc biệt. Chúng có khả năng phóng chất độc gây tê vào các loài cá muốn tấn công chúng.
Bạch tuộc ăn thịt Wunderpus, một trong những sát thủ đáng gờm ở bờ biển Philipines. Chúng có khả năng ngụy trang hoàn hảo vào đáy biển khi săn mồi cũng như biến thành một động vật hung dữ, đỏ rực để ngăn những kẻ săn mồi tấn công.
Cá sư tử, một trong những sinh vật kỳ dị phổ biến nhất, được nhiều người biết đến nhất trên thế giới. Chúng không có kẻ thù tự nhiên và sinh sống nhiều ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Sâu biển khổng lồ, với chiều dài 30m, lang thang trong những vùng nước tối ở đáy đại dương. Cơ thể của chúng còn kỳ dị hơn vì có những xúc tu dài nằm dọc thân và rũ đều khi bơi.
Đứng đầu về độ kỳ dị có lẽ là sâu Bobbit, loài sâu có hình dáng rất giống tạo hình các nhân vật ngoài hành tinh của Hollywood. Chúng có chiều dài lên đến 3m và vẻ ngoài vô cùng đáng sợ.
Thủy quái ở Chile được phát hiện vào tháng 7/2003, Cho đến nay, lai lịch của thủy quái ở Chile vẫn là một bí ẩn đối với các nhà sinh vật học. Thủy quái ở Chile có chiều dài tới 12m, nặng 13 tấn. Ban đầu, nhiều nhà sinh vật học xác định đây là một loài bạch tuộc khổng lồ chưa từng được biết đến từ trước tới nay. Điều này khiến dư luận cả thế giới xôn xao. Tuy nhiên, sau đó, thủy quái được xác định lại là một con cá voi. Tuy nhiên, một số nhà sinh vật học khác vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục với kết luận trên bởi lúc đầu, thủy quái được suy đoán là loài không xương sống.
Thủy quái Zuiyo-maru được phát hiện vào tháng 4/1977, Xác con thủy quái khổng lồ bị vứt trả lại biển. Trong một chuyến đi biển, một đoàn ngư dân Nhật Bản phát hiện ra xác của một sinh vật biển khổng lồ sau khi nó mắc vào lưới vét cá của họ. Sinh vật lạ được đặt tên là Zuiyo-maru, theo tên của chiếc tàu đánh cá. Các thủy thủ cho rằng, Zuiyo-maru là một con thằn lằn cổ dài tiền sử được gọi là “Nessie”. Mặc dù rất phấn khích nhưng các ngư dân đành vứt trả lại cho biển xác con thủy quái bởi lo sợ việc giữ lại Zuiyo-maru sẽ khiến số cá họ bắt được trên thuyền thối rữa. Trước khi vứt xác con vật, họ khôn ngoan chụp ảnh nó đồng thời giữ lại các mẫu xương, thịt, da và mỡ của con vật. Tuy nhiên, tất cả những điều đó cũng không thể giúp các nhà sinh vật học xác định chính xác lai lịch của Zuiyo-maru. Một số giả thiết cho rằng, đây là xác của một con cá mập khổng lồ
Sứa Atolla, là loài động vật có mặt ở tất cả các đại dương nhưng chúng sống ở độ sâu lên đến 700m dưới mặt nước, rất khó để bắt gặp. Chúng có khả năng phát sáng sinh học (tương tự đom đóm) nhưng không phải để săn mồi mà dùng để chạy trốn kẻ thù, khi bị tấn công chúng sẽ phát sáng, thu hút những con cá lớn hơn đến tấn công kẻ đang tấn công nó và tranh thủ trốn thoát.
Cá băng Nam Cực, dường như sinh sống trong môi trường quá khắc nghiệt đã làm chúng có một vẻ ngoài dị hợm so với các loài cá khác. Loài cá băng có những phần trong suốt, sống ở độ sâu khoảng 1km và nhiệt độ luôn dưới 0 độ C.
Tôm hoàng đế, khác với vẻ hùng dũng khổng lồ của cua hoàng đế, loài tôm này bé nhỏ và sặc sỡ như những viên kẹo. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng màu sắc của chúng không có giá trị ngụy trang mà chỉ để... cho đẹp.
Rồng xanh, loài động vật vô cùng đặc biệt của biển cả với những xúc tu rất đẹp quanh thân mình. Các xúc tu này có vai trò hấp thụ chất độc trong nước biển và tích tụ để dùng khi chống lại kẻ thù.
Hình dáng như một loài bọ ngoài hành tinh nhưng thực chất đây là sên trần Felimare. Chúng sống phổ biến ở các vùng nước ấm như Vịnh Mexico và Địa Trung Hải.
Hải quỳ trắng với màu sắc và cấu tạo cơ thể vô cùng đặc biệt. Chúng có khả năng phóng chất độc gây tê vào các loài cá muốn tấn công chúng.
Bạch tuộc ăn thịt Wunderpus, một trong những sát thủ đáng gờm ở bờ biển Philipines. Chúng có khả năng ngụy trang hoàn hảo vào đáy biển khi săn mồi cũng như biến thành một động vật hung dữ, đỏ rực để ngăn những kẻ săn mồi tấn công.
Cá sư tử, một trong những sinh vật kỳ dị phổ biến nhất, được nhiều người biết đến nhất trên thế giới. Chúng không có kẻ thù tự nhiên và sinh sống nhiều ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Sâu biển khổng lồ, với chiều dài 30m, lang thang trong những vùng nước tối ở đáy đại dương. Cơ thể của chúng còn kỳ dị hơn vì có những xúc tu dài nằm dọc thân và rũ đều khi bơi.
Đứng đầu về độ kỳ dị có lẽ là sâu Bobbit, loài sâu có hình dáng rất giống tạo hình các nhân vật ngoài hành tinh của Hollywood. Chúng có chiều dài lên đến 3m và vẻ ngoài vô cùng đáng sợ.
Thủy quái ở Chile được phát hiện vào tháng 7/2003, Cho đến nay, lai lịch của thủy quái ở Chile vẫn là một bí ẩn đối với các nhà sinh vật học. Thủy quái ở Chile có chiều dài tới 12m, nặng 13 tấn. Ban đầu, nhiều nhà sinh vật học xác định đây là một loài bạch tuộc khổng lồ chưa từng được biết đến từ trước tới nay. Điều này khiến dư luận cả thế giới xôn xao. Tuy nhiên, sau đó, thủy quái được xác định lại là một con cá voi. Tuy nhiên, một số nhà sinh vật học khác vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục với kết luận trên bởi lúc đầu, thủy quái được suy đoán là loài không xương sống.
Thủy quái Zuiyo-maru được phát hiện vào tháng 4/1977, Xác con thủy quái khổng lồ bị vứt trả lại biển. Trong một chuyến đi biển, một đoàn ngư dân Nhật Bản phát hiện ra xác của một sinh vật biển khổng lồ sau khi nó mắc vào lưới vét cá của họ. Sinh vật lạ được đặt tên là Zuiyo-maru, theo tên của chiếc tàu đánh cá. Các thủy thủ cho rằng, Zuiyo-maru là một con thằn lằn cổ dài tiền sử được gọi là “Nessie”. Mặc dù rất phấn khích nhưng các ngư dân đành vứt trả lại cho biển xác con thủy quái bởi lo sợ việc giữ lại Zuiyo-maru sẽ khiến số cá họ bắt được trên thuyền thối rữa. Trước khi vứt xác con vật, họ khôn ngoan chụp ảnh nó đồng thời giữ lại các mẫu xương, thịt, da và mỡ của con vật. Tuy nhiên, tất cả những điều đó cũng không thể giúp các nhà sinh vật học xác định chính xác lai lịch của Zuiyo-maru. Một số giả thiết cho rằng, đây là xác của một con cá mập khổng lồ
Theo nguoiduatin