- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Cuộc sống không thể thiếu tiếng cười, nhưng đừng khiến chúng trở nên khó ưa trong mắt người khác.
Người xưa vẫn nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Cười vốn dĩ liều thuốc tốt giúp cho bản thân và cuộc sống thêm vui vẻ và lạc quan. Nhưng ngược lại, cũng có những nụ cười khó ưa vô cùng.
Cười vô tư, vô tâm
Những nụ cười vô tư, vô tâm xuất hiện trong khá nhiều tình huống, gây cho người khác sự ngại ngùng, thậm chí là tổn thương. Tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp như thế. Có lần, đang đi bộ đến trường, tôi thấy một cô bé vội vàng chạy lướt qua. Bất ngờ, chân cô vấp phải viên gạch, ngã nhào ra phía trước, ngay trước cổng trường học. Một tràng cười lớn rộ lên. Tốp học sinh đó còn đua nhau chỉ trỏ. Cô bé xấu hổ chịu đau đứng dậy, cúi đầu đi mất hút vào đám đông. Tôi không hiểu sao những học sinh ấy lại có cách cư xử thiếu tế nhị như thế. Có bao giờ các em tự hỏi, chính mình mà rơi vào hoàn cảnh đó sẽ cảm thấy thế nào?
Cười thiếu văn hóa
Gần đây, tôi có cùng cô bạn đi xem một bộ phim về đề tài tình yêu đồng giới đang gây sốt tại Việt Nam. Bước ra khỏi rạp, sự ám ảnh về nỗi đau và thân phận con người trong bộ phim làm cho lòng tôi nặng trĩu. Nhưng, thứ khiến tôi còn băn khoăn hơn nữa, chính là văn hóa xem phim của không ít bạn trẻ bây giờ. Bộ phim có những phân cảnh tình cảm giữa hai người con trai, vậy là các bạn vô tư cười cợt, bình phẩm. Khoan nói đến chuyện cười nói ồn ào trong rạp như vậy đã là thiếu văn hóa rồi, ở đây, thứ họ cười còn hoàn toàn không đáng cười, mà nên lắng lòng lại mà suy ngẫm. Chẳng lẽ, vì họ là những chàng trai, cô gái “bình thường”, thì có quyền cười cợt chế giễu giới tính cùng tình yêu của những người mà họ cho là “không bình thường” sao? Thật sự thiếu văn hóa và đáng buồn biết bao nhiêu.
Cười trên nỗi đau của người khác
Một lần khác, tan trường,tôi đi qua một đám tang, bên trong ai nấy đều ủ dột, thì bên ngoài có tiếng nói vang lên: “Này chúng mày, tao thấy người ta bảo đi đường gặp đám tang là có vận may đến đấy”. Tôi ngoảnh lại, là một tốp thanh niên. Sau câu nói ấy lập tức có nhiều tiếng cười nói thi nhau hưởng ứng phụ họa. Còn có người chạy lại chỗ cáo phó xem người mất bao nhiêu tuổi, bảo để về đánh cái đề. Tôi bước tiếp, lòng không khỏi trầm tư. Thiết nghĩ dù đó là quan niệm dân gian đi chăng nữa, những người thanh niên đó cũng không nên cười cợt trước nỗi đau của người khác như vậy chứ?
Và muôn dạng những điệu cười khó ưa khác vẫn thường xảy ra trong cuộc sống của mỗi chúng ta: Cười chễ giễu người ta vì cho rằng họ “quê mùa”, cười cợt trêu đùa một cô bé bán hàng rong, cười đắc ý vì thất bại của kẻ khác, cười nói bình phẩm về một thảm họa mới xảy ra…
Cuộc sống không thể thiếu tiếng cười, nhưng đừng khiến những nụ cười của mình trở nên khó ưa trong mắt người khác. Bởi lẽ, thứ cho đi cũng là thứ nhận lại. Chắc chắn chẳng ai muốn bị người khác tặng cho những nụ cười khó ưa ấy đúng không?
Người xưa vẫn nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Cười vốn dĩ liều thuốc tốt giúp cho bản thân và cuộc sống thêm vui vẻ và lạc quan. Nhưng ngược lại, cũng có những nụ cười khó ưa vô cùng.
Cười vô tư, vô tâm
Những nụ cười vô tư, vô tâm xuất hiện trong khá nhiều tình huống, gây cho người khác sự ngại ngùng, thậm chí là tổn thương. Tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp như thế. Có lần, đang đi bộ đến trường, tôi thấy một cô bé vội vàng chạy lướt qua. Bất ngờ, chân cô vấp phải viên gạch, ngã nhào ra phía trước, ngay trước cổng trường học. Một tràng cười lớn rộ lên. Tốp học sinh đó còn đua nhau chỉ trỏ. Cô bé xấu hổ chịu đau đứng dậy, cúi đầu đi mất hút vào đám đông. Tôi không hiểu sao những học sinh ấy lại có cách cư xử thiếu tế nhị như thế. Có bao giờ các em tự hỏi, chính mình mà rơi vào hoàn cảnh đó sẽ cảm thấy thế nào?
Cười thiếu văn hóa
Gần đây, tôi có cùng cô bạn đi xem một bộ phim về đề tài tình yêu đồng giới đang gây sốt tại Việt Nam. Bước ra khỏi rạp, sự ám ảnh về nỗi đau và thân phận con người trong bộ phim làm cho lòng tôi nặng trĩu. Nhưng, thứ khiến tôi còn băn khoăn hơn nữa, chính là văn hóa xem phim của không ít bạn trẻ bây giờ. Bộ phim có những phân cảnh tình cảm giữa hai người con trai, vậy là các bạn vô tư cười cợt, bình phẩm. Khoan nói đến chuyện cười nói ồn ào trong rạp như vậy đã là thiếu văn hóa rồi, ở đây, thứ họ cười còn hoàn toàn không đáng cười, mà nên lắng lòng lại mà suy ngẫm. Chẳng lẽ, vì họ là những chàng trai, cô gái “bình thường”, thì có quyền cười cợt chế giễu giới tính cùng tình yêu của những người mà họ cho là “không bình thường” sao? Thật sự thiếu văn hóa và đáng buồn biết bao nhiêu.
Cười trên nỗi đau của người khác
Một lần khác, tan trường,tôi đi qua một đám tang, bên trong ai nấy đều ủ dột, thì bên ngoài có tiếng nói vang lên: “Này chúng mày, tao thấy người ta bảo đi đường gặp đám tang là có vận may đến đấy”. Tôi ngoảnh lại, là một tốp thanh niên. Sau câu nói ấy lập tức có nhiều tiếng cười nói thi nhau hưởng ứng phụ họa. Còn có người chạy lại chỗ cáo phó xem người mất bao nhiêu tuổi, bảo để về đánh cái đề. Tôi bước tiếp, lòng không khỏi trầm tư. Thiết nghĩ dù đó là quan niệm dân gian đi chăng nữa, những người thanh niên đó cũng không nên cười cợt trước nỗi đau của người khác như vậy chứ?
Và muôn dạng những điệu cười khó ưa khác vẫn thường xảy ra trong cuộc sống của mỗi chúng ta: Cười chễ giễu người ta vì cho rằng họ “quê mùa”, cười cợt trêu đùa một cô bé bán hàng rong, cười đắc ý vì thất bại của kẻ khác, cười nói bình phẩm về một thảm họa mới xảy ra…
Cuộc sống không thể thiếu tiếng cười, nhưng đừng khiến những nụ cười của mình trở nên khó ưa trong mắt người khác. Bởi lẽ, thứ cho đi cũng là thứ nhận lại. Chắc chắn chẳng ai muốn bị người khác tặng cho những nụ cười khó ưa ấy đúng không?
Ánh Nguyệt