- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 181
Sâu trong một khu rừng ở Indonesia, bà Asmia vừa đeo ba lô to, mang theo chảo và dao sắc, vừa lái xe máy. Bà di chuyển trong rừng một cách thành thạo, leo lên những vách đá nguy hiểm. Bà phải đi qua một con đường dài gần 5 km, rộng khoảng 1 m và rất dốc để đến được cửa rừng, theo tờ The New York Times.
Bà Asmia là một trong 15 thành viên của nhóm kiểm lâm Mpu Euteun. 10 người trong số họ là phụ nữ. Nhóm của bà Asmia có nhiệm vụ bảo vệ rừng làng Damaran Baru ở tỉnh Aceh (Indonesia) khỏi những kẻ lấy gỗ và chiếm đất trồng trọt.
“Ở đây, chúng tôi đã từng đánh nhau với một người chiếm đất, yêu cầu ông ta dừng việc xâm lấn đất rừng. Ông ấy nhất quyết đòi giải phóng mặt bằng vì muốn trồng cà phê. Ông ấy rất kiên trì. Nhưng chúng tôi đã nói chuyện với ông ta về việc đó” – bà Asmia vừa nói vừa chỉ tay vào cánh rừng bạt ngàn.
Công việc gian nan
Khu rừng mà nhóm bà Asmia bảo vệ nằm trong hệ sinh thái Leuser – một trong những khu rừng nhiệt đới ít được nghiên cứu nhất trên hành tinh – nằm trên đảo Sumatra.
Ngôi làng của bà Asmia – làng Damaran Baru nằm ở chân đồi của núi lửa Burni Telong. Khu vực này vốn dễ bị lở đất và lũ lụt, do được những con suối mạnh và sườn dốc bao quanh. Tuy nhiên, nguy cơ lở đất và lũ lụt càng tăng cao sau khi những người chiếm đất phá rừng trong khu vực.
Mức độ nguy hiểm đã được thể hiện rõ ràng vào năm 2015, khi một trận lũ quét tàn phá hơn chục ngôi nhà, làm ngập hàng chục mẫu đất nông nghiệp ở Damaran Baru và các làng lân cận. Mặc dù không có ai thiệt mạng nhưng hàng trăm dân làng đã phải sơ tán đến các trại tị nạn.
Mệt mỏi vì sống trong nỗi lo lũ lụt tàn khốc sẽ tái diễn, những người phụ nữ ở Damaran Baru quyết định đã đến lúc phải đóng vai trò tích cực hơn trong việc bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, vì lý do văn hóa và tôn giáo, quá trình một người phụ nữ ở Damaran Baru trở thành nhân viên kiểm lâm không phải là điều dễ dàng.
Phải mất nhiều tháng thảo luận thì cuối cùng lãnh đạo làng mới đồng ý để cho phụ nữ làm nhân viên kiểm lâm. Sáng kiến này được gọi là “Mpu Euteun”, có nghĩa là người chăm sóc khu rừng.
Với sự hỗ trợ từ Quỹ Rừng, Thiên nhiên và Môi trường Aceh, các kiểm lâm viên của làng đã gửi yêu cầu tới Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia để xin cấp phép quản lý rừng.
Vào tháng 11-2019, ngôi làng đã nhận được giấy phép, chính thức trao quyền cho họ quản lý và bảo vệ 620 mẫu rừng xung quanh làng Damaran Baru. Nếu không có giấy phép, dân làng chỉ có thể yêu cầu những người vào rừng rời đi. Giờ đây, họ có thể yêu cầu những người xâm lấn rừng rời đi và có thể kêu gọi chính quyền giúp đỡ nếu những người xâm lấn không tuân theo.
Nếu không phải chúng tôi thì ai sẽ làm?
Vào tháng 1-2020, nhóm kiểm lâm Mpu Euteun ra mắt lần đầu. Nhóm này chia làm 2 đội, mỗi đội gồm 5 phụ nữ và 2 nam giới, thay phiên nhau tuần tra bảo vệ rừng 5 ngày/tháng.
Khi họ bắt gặp những người đang lấn chiếm rừng – dù là nông dân hay người khai thác gỗ – thì các nữ nhân viên kiểm lâm là những người đầu tiên đến tiếp cận họ và giải thích các quy định.
Bằng những điều đó, các kiểm lâm viên này được xem như những "nữ chiến binh" bảo vệ rừng. Tiếng cười của các nhân viên kiểm lâm hòa cùng tiếng chim hót và tiếng côn trùng vo ve khi họ tuần tra. Các nhân viên này còn giữ nhiệm vụ quan sát cây cối và rêu, phát hiện dấu hiệu hoạt động bị cấm của con người.
Các nhân viên kiểm lâm yêu thích công việc của mình bao nhiêu thì họ cũng cần phải cẩn thận bấy nhiêu, vì mối nguy hiểm không chỉ đến từ những người có ý định chiếm đất rừng.
Hơn 263.000 km vuông của hệ sinh thái Leuser là nơi sinh sống của đười ươi và nhiều loài linh trưởng, voi, tê giác và hổ. Mặc dù nhiều loài trong số các động vật này không xuất hiện tại cánh rừng của làng Damaran Baru, nhưng khu vực này có những con gấu chó. Loài này nhỏ và thường nhút nhát, nhưng có thể trở nên hung dữ khi bị bất ngờ hoặc khi bảo vệ đàn con của chúng.
Với chuyến tuần tra bảo vệ rừng kéo dài 5 ngày, mỗi nhân viên kiểm lâm nhận được hơn 38 USD/tháng. Đây được xem một khoản bổ sung đáng kể cho thu nhập của gia đình họ. Đối các nữ nhân viên kiểm lâm, tuần tra bảo vệ rừng cũng là một cách tuyệt vời để khỏi cuộc sống thường ngày của họ.
“Chúng tôi trút bỏ gánh nặng khi ở đây. Chia sẻ những câu chuyện và tiếng cười khiến chúng tôi quên đi những vấn đề ở nhà. Ngoài ra, điều này còn nâng cao sự tự tin của chúng tôi rằng rõ ràng chúng tôi cũng có thể làm được tất cả” – bà Asmia nói.
Tuy nhiên, bất chấp công việc khó khăn, các nữ nhân viên kiểm lâm cho biết họ tự hào với công việc của mình.
Nguồn tin: PLO
Bà Asmia là một trong 15 thành viên của nhóm kiểm lâm Mpu Euteun. 10 người trong số họ là phụ nữ. Nhóm của bà Asmia có nhiệm vụ bảo vệ rừng làng Damaran Baru ở tỉnh Aceh (Indonesia) khỏi những kẻ lấy gỗ và chiếm đất trồng trọt.
“Ở đây, chúng tôi đã từng đánh nhau với một người chiếm đất, yêu cầu ông ta dừng việc xâm lấn đất rừng. Ông ấy nhất quyết đòi giải phóng mặt bằng vì muốn trồng cà phê. Ông ấy rất kiên trì. Nhưng chúng tôi đã nói chuyện với ông ta về việc đó” – bà Asmia vừa nói vừa chỉ tay vào cánh rừng bạt ngàn.
Công việc gian nan
Khu rừng mà nhóm bà Asmia bảo vệ nằm trong hệ sinh thái Leuser – một trong những khu rừng nhiệt đới ít được nghiên cứu nhất trên hành tinh – nằm trên đảo Sumatra.
Ngôi làng của bà Asmia – làng Damaran Baru nằm ở chân đồi của núi lửa Burni Telong. Khu vực này vốn dễ bị lở đất và lũ lụt, do được những con suối mạnh và sườn dốc bao quanh. Tuy nhiên, nguy cơ lở đất và lũ lụt càng tăng cao sau khi những người chiếm đất phá rừng trong khu vực.
Mức độ nguy hiểm đã được thể hiện rõ ràng vào năm 2015, khi một trận lũ quét tàn phá hơn chục ngôi nhà, làm ngập hàng chục mẫu đất nông nghiệp ở Damaran Baru và các làng lân cận. Mặc dù không có ai thiệt mạng nhưng hàng trăm dân làng đã phải sơ tán đến các trại tị nạn.
“Nhà tôi chỉ cách con đường nơi nước lũ chảy qua vài mét. Ở trại tị nạn rất khổ sở. Ở đó, chúng tôi không có nước. Làm thế nào chúng ta có thể sống mà không có nước? Không có nước thì làm sao vào bếp, tắm cho con, tưới ruộng?” – bà Asmia nói.
Mệt mỏi vì sống trong nỗi lo lũ lụt tàn khốc sẽ tái diễn, những người phụ nữ ở Damaran Baru quyết định đã đến lúc phải đóng vai trò tích cực hơn trong việc bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, vì lý do văn hóa và tôn giáo, quá trình một người phụ nữ ở Damaran Baru trở thành nhân viên kiểm lâm không phải là điều dễ dàng.
Bà Rubama Damaran Baru một nhân viên bảo tồn cộng đồng thuộc Quỹ Rừng, Thiên nhiên và Môi trường Aceh Damaran Baru cho biết: “Mặc dù thông thường, phụ nữ là những người chịu tác động trực tiếp từ việc môi trường ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chúng tôi đã vấp phải rất nhiều phản đối khi nảy ra ý tưởng thành lập một đội kiểm lâm nữ. Phụ nữ thường bị bỏ rơi và không được đảm nhiệm nhiều vai trò ở Aceh, đặc biệt là ở cấp làng”.
Phải mất nhiều tháng thảo luận thì cuối cùng lãnh đạo làng mới đồng ý để cho phụ nữ làm nhân viên kiểm lâm. Sáng kiến này được gọi là “Mpu Euteun”, có nghĩa là người chăm sóc khu rừng.
“Tôi đến từ một ngôi làng lân cận. Tôi làm kiểm lâm viên vì điều quan trọng là bảo vệ mẹ thiên nhiên. Bây giờ tôi được nhìn thấy những cái cây mà tôi chỉ nghe bố mẹ tôi nói đến. Tôi cũng được học lại kiến thức địa phương cũng như các biện pháp tự nhiên” – bà Nuriana, thành viên trong nhóm kiểm lâm, nói.
Với sự hỗ trợ từ Quỹ Rừng, Thiên nhiên và Môi trường Aceh, các kiểm lâm viên của làng đã gửi yêu cầu tới Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia để xin cấp phép quản lý rừng.
Vào tháng 11-2019, ngôi làng đã nhận được giấy phép, chính thức trao quyền cho họ quản lý và bảo vệ 620 mẫu rừng xung quanh làng Damaran Baru. Nếu không có giấy phép, dân làng chỉ có thể yêu cầu những người vào rừng rời đi. Giờ đây, họ có thể yêu cầu những người xâm lấn rừng rời đi và có thể kêu gọi chính quyền giúp đỡ nếu những người xâm lấn không tuân theo.
Nếu không phải chúng tôi thì ai sẽ làm?
Vào tháng 1-2020, nhóm kiểm lâm Mpu Euteun ra mắt lần đầu. Nhóm này chia làm 2 đội, mỗi đội gồm 5 phụ nữ và 2 nam giới, thay phiên nhau tuần tra bảo vệ rừng 5 ngày/tháng.
Họ cho biết kể từ khi lực lượng kiểm lâm bắt đầu tuần tra bảo vệ rừng cách đây gần 4 năm, số vụ việc họ gặp phải người chiếm đất đã giảm.“Chúng tôi yêu cầu nam và nữ đi cùng nhau thành một đội bảo vệ rừng để thể hiện rằng phụ nữ không cạnh tranh hoặc đảm nhận vai trò của nam giới. Thay vào đó, họ có thể làm việc cùng nhau” – bà Rubama giải thích.
Khi họ bắt gặp những người đang lấn chiếm rừng – dù là nông dân hay người khai thác gỗ – thì các nữ nhân viên kiểm lâm là những người đầu tiên đến tiếp cận họ và giải thích các quy định.
“Khi gặp họ, chúng tôi bắt đầu bằng những cuộc trò chuyện nhỏ và mời họ một ít đồ ăn nhẹ và cà phê. Chúng tôi không đi theo hướng cứng rắn như nam giới, vì vậy tình hình không bao giờ trở nên phức tạp hơn” – bà Lia, một thành viên nhóm kiểm lâm, nói.
Bằng những điều đó, các kiểm lâm viên này được xem như những "nữ chiến binh" bảo vệ rừng. Tiếng cười của các nhân viên kiểm lâm hòa cùng tiếng chim hót và tiếng côn trùng vo ve khi họ tuần tra. Các nhân viên này còn giữ nhiệm vụ quan sát cây cối và rêu, phát hiện dấu hiệu hoạt động bị cấm của con người.
Các nhân viên kiểm lâm yêu thích công việc của mình bao nhiêu thì họ cũng cần phải cẩn thận bấy nhiêu, vì mối nguy hiểm không chỉ đến từ những người có ý định chiếm đất rừng.
Hơn 263.000 km vuông của hệ sinh thái Leuser là nơi sinh sống của đười ươi và nhiều loài linh trưởng, voi, tê giác và hổ. Mặc dù nhiều loài trong số các động vật này không xuất hiện tại cánh rừng của làng Damaran Baru, nhưng khu vực này có những con gấu chó. Loài này nhỏ và thường nhút nhát, nhưng có thể trở nên hung dữ khi bị bất ngờ hoặc khi bảo vệ đàn con của chúng.
Với chuyến tuần tra bảo vệ rừng kéo dài 5 ngày, mỗi nhân viên kiểm lâm nhận được hơn 38 USD/tháng. Đây được xem một khoản bổ sung đáng kể cho thu nhập của gia đình họ. Đối các nữ nhân viên kiểm lâm, tuần tra bảo vệ rừng cũng là một cách tuyệt vời để khỏi cuộc sống thường ngày của họ.
“Chúng tôi trút bỏ gánh nặng khi ở đây. Chia sẻ những câu chuyện và tiếng cười khiến chúng tôi quên đi những vấn đề ở nhà. Ngoài ra, điều này còn nâng cao sự tự tin của chúng tôi rằng rõ ràng chúng tôi cũng có thể làm được tất cả” – bà Asmia nói.
Ông Darmawan – chồng của bà Lia – cho biết: “Vợ tôi thực sự thích thú với vai trò kiểm lâm của mình. Vì vậy, nếu cô ấy phải qua đêm trong rừng và lịch trình bận rộn hơn bình thường, tôi cũng không cảm thấy phiền”. Tuy nhiên, anh lo lắng vợ mình có thể bị thương trong quá trình làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, bất chấp công việc khó khăn, các nữ nhân viên kiểm lâm cho biết họ tự hào với công việc của mình.
“Nếu không phải chúng tôi làm thì ai sẽ làm? Chúng tôi sẽ luôn mạnh mẽ. Bạn phải thực sự yêu mẹ thiên nhiên thì mới cam kết làm được công việc này” – bà Lia nói.
Nguồn tin: PLO