- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351

Bước 1: Bắt đầu bằng nghiên cứu từ khoá
Một bài nội dung nên:
- Hướng đến 1 từ khoá chính
- Hướng đến 5-10 từ khoá phụ
- Độc giả đang tìm kiếm điều gì?
- Câu hỏi họ đặt ra là gì?
Bước 2: Xác định ý định tìm kiếm và định dạng thích hợp
Xác định ý định tìm kiếm từ khoá bằng các từ đầu mối trong các tiêu đề SERP:
- Thông tin: “thuyết minh”, “hướng dẫn”, “cái gì”, “như thế nào”
- Chuyển hướng: tên nhãn hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ
- Thương mại: “tốt nhất”, “rẻ nhất”, “hàng đầu”, “đánh giá”
- Mua bán: “mua”, “giá”, “phiếu giảm giá”
Kiểm tra 10 bài báo hàng đầu | Kiểm tra các đặc điểm của SERP để biết các chỉ số tiềm năng |
|
|
Bước 3: Tạo tiêu đề meta được tối ưu tốt
Thẻ H1 ≠ thẻ tiêu đề meta, nhưng có thể tương tự
Tiêu đề rất quan trọng đối với SEO:
- Là duy nhất
- Tương ứng với mục đích tìm kiếm
- Bao gồm 15-45 (tối đa 60) ký tự
- Chứa từ khoá mục tiêu
- Thúc đẩy người dùng truy cập trang web
- Có thể bao gồm kêu gọi hành động
H1 không quan trọng lắm đối với SEO nhưng nó giới thiệu nội dung của bạn đến với độc giả:
- Có thể bao gồm “như thế nào”, “tại sao”, “cái gì”, v.v… (*)
- Có thể bao gồm chữ số, ví dụ “top 10”, “5 tốt nhất”, “N đồ vật” (*)
- Là duy nhất
- Mô tả nội dung được thảo luận trong thân bài
Bước 5: Tối ưu hoá mô tả meta
Mô tả meta khuyến khích người dùng click vào liên kết trên SERP:
- Là duy nhất
- 1-2 câu (140-160 ký tự)
- Mô tả một trang cụ thể
- Có từ khoá mục tiêu
- Không cần phải là một câu hoàn chỉnh (có thể bao gồm giá, nhà sản xuất, v.v…)
- Hướng đến một cảm xúc nào đó
- Kêu gọi hành động
Nội dung tốt được xây dựng tốt và dễ đọc lướt:
- Sử dụng thẻ H2+H3 (*)
- Một đoạn văn = một ý tưởng
- Chia nhỏ các câu dài
- Làm nổi bật ý chính: in đậm, in nghiêng, thay đổi kích thước chữ, kiểu chữ
- Thêm đánh dấu đầu dòng và đánh số thứ tự
- Tạo nội dung đủ dài để bao quát hết chủ đề (Bài đọc dài) (**)
(**) Bài đọc dài 3000 từ trở lên nhận lưu lượng truy cập gấp 3 lần, chia sẻ gấp 4 lần và liên kết trả về gấp 3,5 lần
Bước 7: Thêm nội dung trực quan và tối ưu hoá nội dung trực quan
Nội dung trực quan, như thông tin hình ảnh (infographic), danh mục (checklist), mẫu vẽ, video và hình ảnh mang tới giá trị cho độc giả của bạn nhanh hơn và theo cách hấp dẫn hơn:
Nội dung trực quan > Chia sẻ > Liên kết trả về > Đáng tin đối với Google > Xếp hạng cao
Tối ưu hoá xếp hạng kích thước hình ảnh:
- Ảnh phải tải nhanh
- Tên độc đáo
- Tên dễ đọc
- Độc đáo và rõ ràng
- Mô tả chính xác nội dung hình ảnh
- Có liên quan đến chủ đề của nội dung
- Chứa càng nhiều thông tin càng tốt
Bước 8: Tạo URL dễ đọc
URL giúp người dùng biết được nội dung bên trong:
- Rõ ràng
- Dễ đọc
- Sử dụng gạch nối (-) thay vì gạch dưới (_) giữa các từ
- Có từ khoá mục tiêu
- Viết thường
- Càng ngắn càng tốt
Bước 9: Điều chỉnh liên kết qua lại
Trước khi thêm liên kết mới | Tiến hành kiểm tra các nội dung hiện có và trả lời các câu hỏi sau:
|
Tạo chiến lược |
|
Thực hiện |
|
Mẹo bổ sung giúp bạn tối ưu hoá nội dung cho SEO
Tối ưu hoá quá trình tạo nội dung của bạn là chìa khoá để bắt đầu tạo lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic), nhưng đó không phải là mảnh ghép duy nhất. Sự thành công của nội dung bạn mang tới còn được xác định bằng trải nghiệm người dùng tổng thể trên trang web, số lượng liên kết trả về trang và thậm chí là các đặc tính kỹ thuật của trang web.
Sau đây là một số bước quan trọng cần thực hiện trong năm 2021 để đảm bảo không gì có thể cản trở con đường tiến đến xếp hạng quán quân nội dung của bạn.

Vì liên kết trả về luôn là một trong những yếu tố xếp hạn then chốt nên đó là một ý hay cần lưu ý khi hoạch định nội dung. Một chiến lược tạo liên kết bền vững bắt đầu từ rất sớm trước khi chuyển sang chiến lược quảng bá, nhất là khi liên quan đến việc nhận các liên kết do-follow tự nhiên (organic, do-follow link).
Bạn có thể bắt đầu nghĩ đến chúng ở các bước nghiên cứu chủ đề và hình thành ý tưởng. Người tạo liên kết trong phân khúc của bạn là ai? Bạn có thể tạo ra giá trị bằng nội dung của mình để khuyến khích họ chia sẻ nó với độc giả của họ như thế nào? Chủ đề nào có tiềm năng thu hút liên kết trả về nhiều nhất?
Sau đây là một vài ý tưởng:
- Nghiên cứu những người tạo liên kết trong ngành nghề của bạn (các blogger, thương hiệu không phải đối thủ cạnh tranh, trang web truyền thông) để xác định chủ đề họ thường đăng.
- Tạo hướng dẫn tối ưu bao quát chuyên sâu chủ đề.
- Xuất bản các bài viết nghiên cứu độc nhất, với các số liệu thống kê và thông tin có giá trị khác khó có thể sao chép.
- Chia sẻ góc nhìn sâu sắc của chuyên gia – bằng cách hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng trong ngành (influencer), viết lại nội dung (curating) và thu hút các nhà lãnh đạo tư tưởng nội bộ của bạn.
- Tạo dựng các công cụ và tài nguyên online hữu ích miễn phí cũng có thể đóng vai trò như la bàn chỉ đường cho thương hiệu của bạn.

Trung tâm nội dung (content hub) là nhóm nội dung xoay quanh một chủ đề. Cấu trúc của trung tâm nội dung bao gồm một trang trụ cột (pillar page) – phần nội dung lớn nhất và toàn diện nhất về một chủ đề - và nhiều trang liên quan chứa các chủ đề con có nội dung hẹp hơn. Tất cả các trang này đều được kết nối với nhau bằng nhiều liên kết nội bộ.
Ví dụ, đây là diện mạo của một nhóm chủ đề về “SEO”:

Để tạo trung tâm nội dung:
- Bắt đầu bằng việc định nghĩa chủ đề cốt lõi của bạn. Để thực hiện điều này, hãy quay lại với hình mẫu khách hàng giả định lý tưởng của bạn, rồi phân tích các đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành.
- Thực hiện nghiên cứu từ khoá và chủ đề để xác định các chủ đề có liên quan khác cho cụm chủ đề. Bạn có thể sử dụng công cụ Topic Research để gợi ý nhiều ý tưởng cho nội dung dựa trên sự cạnh tranh của mình và lập danh sách tất cả các câu hỏi có thể có mà độc giả mục tiêu của bạn thường hỏi về mỗi chủ đề con.

- Vẽ sơ đồ cấu trúc cụm chủ đề, ưu tiên các chủ đề và bắt đầu tạo.
- Thêm vào các liên kết qua lại khi bạn tiếp tục xuất bản các nội dung thuộc cụm chủ đề.

Theo nghiên cứu của Semrush gần đây, khoảng 19% các SERP (Trang kết quả của công cụ tìm kiếm) có Đoạn trích nổi bật. Những đoạn trích này gồm có đoạn văn bản, danh sách, bảng biểu, video,…
Xếp hạng cho Đoạn trích nổi bật là rất cần thiết vì nó cho phép bạn nhận được tỷ lệ nhấp vào (CTR) cao hơn từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên và tạo dựng uy tín thương hiệu.
Các bước cần làm để có nhiều cơ hội hơn cho xếp hạng Đoạn trích nổi bật (Featured Snippet):
- Chọn từ khoá và câu hỏi dài, cụ thể.
- Sắp xếp nội dung tương ứng (đừng quên về thẻ H1, H2, H3, v.v…).
- Kiểm tra xem có Đoạn trích nổi bật hiện tại nào hiển thị từ khoá mà bạn đang dự tính không, và tóm lược cho người viết bài về khả năng để đạt được từ khoá.
- Tìm kiếm các cơ hội cho Cơ hội nổi bật (Featured Opportunities) khi nghiên cứu các từ khoá (trong Semrush, đến Keyword Magic Tool, áp dụng Advanced Filter > SERP Features) và tạo chiến lược để có được chúng.

Năm 2021, trải nghiệm trên trang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với các kế hoạch cập nhật Core Web Vitals của Google, đó là chìa khoá để tập trung vào các khía cạnh sau:
- Chỉnh sửa các trang tải quá chậm
- Đảm bảo cấu trúc trang mượt mà và thiết kế thân thiện với người dùng
- Đảm bảo nội dung của bạn thu hút (thay vì cứ liên quan tới bán hàng)
Đó cũng là chìa khoá để tránh có quá nhiều pop-up hoặc hoạt ảnh gây mất tập trung có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Cuối cùng, hãy đảm bảo tối ưu hoá các trang cho điện thoại và giữ cho nội dung đủ hấp dẫn để người dùng có thể nán lại trang.
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn