- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
- Có rất nhiều trường hợp mà tốt nhất là sự thật không nên được tiết lộ.
“Có rất nhiều thời điểm nguy hiểm mà tuyệt nhiên không thể nói hay viết ra sự thật. Nó có khả năng xúc phạm và làm tổn thương ghê gớm. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng: với những người càng gần gũi bao nhiêu, bạn càng phải thận trọng bấy nhiêu để che giấu sự thật. Thường thì im lặng là một tính tốt. Nó còn là một kỹ năng tuyệt vời. Đứa con nít nào cũng có thể bật ra sự thật trước khi lường tới hệ quả. Phải rất trưởng thành mới có khả năng trân trọng giá trị của sự im lặng.” (1)
Khi bạn vừa mới học mẫu giáo, bạn đã được cô giáo dạy rằng sự thật lúc nào cũng tốt. Nhưng khi trưởng thành, không ít thì nhiều, mọi người đều nhận ra rằng đôi khi sự thật gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng.
Có rất nhiều trường hợp mà tốt nhất là sự thật không nên được tiết lộ.
Một món ăn không hợp với khẩu vị của bạn những mẹ bạn đã mất rất nhiều công sức để nấu cho cả nhà. Một lời động viên dành cho sự thất bại liên tiếp của người anh trai do năng lực của anh không đủ…
Đa số các lời nói dối “white-lie”, theo kiểu không-nói-ra-sự-thật-thì-tốt-hơn đều diễn ra giữa những người thân yêu. Lý do mọi người thường đưa ra để biện minh cho những lời nói dối này là “không có hại gì cả, lại còn giúp người khác được vui thì tại sao không?”
Mẹ của bạn thân tôi có lần nói với tôi rằng bà có một cô con gái không hề sâu sắc. Đơn giản là vì trong mắt bà, cô bạn tôi lúc nào cũng là một người lạc quan, vui vẻ, luôn luôn cười hi hi he he. Chưa bao giờ người mẹ chứng kiến cảnh con mình u sầu vì một chuyện gì.
Nhưng bà không hề biết rằng mỗi khi cô ấy gặp bà, toàn bộ những chuyện không vui đều được dẹp qua một bên. Cho dù cô bạn tôi đang stress đến cực độ, hoặc buồn đến mức muốn chết đi được nhưng hễ mẹ cô gọi là người mẹ ấy luôn nghe được giọng nói cực kì tươi tỉnh và lạc quan của cô con gái cưng.
Câu trả lời cho những lần giả bộ “con ổn” này của cô ấy cực kì đơn giản: Mình không muốn mẹ mình lo. Vì gia đình, mình có thể làm nhiều chuyện khác nữa kìa chứ chỉ có mấy câu nói dối hay những cảm xúc không thật thì có vấn đề gì đâu.”
Cô ấy đã “không thành thật” với mẹ của mình, nhưng đổi lại, nó làm giảm đi những lo toan vốn đã đè nặng lên người phụ nữ của gia đình, phải chăng sự che giấu đó là điều đáng hoan nghênh.
Trong phim “The reader”, nhân vật của nữ diễn viên Kate Winslate chấp nhận ở tù để bảo vệ sự thật rằng cô bị mù chữ. Có người sẽ nói, không biết đọc không biết viết thôi mà, có gì quan trọng lắm đâu mà phải đánh đổi bằng rất nhiều năm bị giam cầm.
Đây là vấn đề thuộc về quan điểm của mỗi người nên không thể phân định được đúng hay sai. Chỉ có điều, nếu bạn đã chọn điều mà bạn cho là quan trọng với bạn nhất, thì bạn phải chấp nhận hy sinh những điều còn lại. Khi đó, nói lên sự thật hay không, không quan trọng. Mà quan trọng nhất là bản thân của bạn cảm thấy vui vẻ và chấp nhận đi tới cùng cho sự lựa chọn của mình.
Có một cặp vợ chồng già hạnh phúc. Người chồng luôn luôn tự hào về tình yêu của hai người, vì ông tin rằng cả hai người chưa một lần nào phản bội người kia.
Nhưng vào đúng ngày Valentine, người vợ lại thú tội với ông về một lần lầm lỡ với chính bạn thân của chồng. Kể từ thời khắc biết được sự thật, mọi thứ xung quanh người chồng như đổ sụp.
Ông nói với người vợ đúng một câu: “Sự thật của em làm cho tất cả những điều khác trở thành giả dối.” rồi bỏ đi. Đó là hai nhân vật vợ chồng già trong bộ phim Valentine’s Day. Kết phim, người chồng tha thứ cho người vợ, hai người vui vẻ khiêu vũ cùng nhau.
Giống như điều mọi người vẫn thường hay nói: chỉ cần là sự thật, thì dù có tệ hại đến đâu bạn cũng sẽ được tha thứ. Nhưng có ai dám nói chắc chắn rằng cuộc sống của người chồng sẽ quay về được như trước khi ông biết được điều phũ phàng đó. Người ta có thể tha thứ cho sự thật, nhưng quên những điều đau lòng mà nó đem đến thì không phải ai cũng có thể làm được.
Đối với một người biết cân nhắc, có lý do cụ thể và quan trọng là phải biết đặt “quyền lợi” của người người “bị” nghe những lời nói dối lên trên hết, thì việc che giấu sự thật sẽ được chấp nhận.
Tuy nhiên, có một người bạn tuyệt đối không được nói dối: đó chính là bản thân bạn. Dù bạn không nói ra, nhưng sự thật vẫn cứ là sự thật. Bạn phải biết thừa nhận nó thì bạn mới có thể trở thành một người giữ bí mật tốt.
Vì thế, bạn hãy cứ tiếp tục giữ những sự thật cho riêng bản thân mình, và “đừng bao giờ cố qua mặt kẻ trong gương” (2), nhé!
“Có rất nhiều thời điểm nguy hiểm mà tuyệt nhiên không thể nói hay viết ra sự thật. Nó có khả năng xúc phạm và làm tổn thương ghê gớm. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng: với những người càng gần gũi bao nhiêu, bạn càng phải thận trọng bấy nhiêu để che giấu sự thật. Thường thì im lặng là một tính tốt. Nó còn là một kỹ năng tuyệt vời. Đứa con nít nào cũng có thể bật ra sự thật trước khi lường tới hệ quả. Phải rất trưởng thành mới có khả năng trân trọng giá trị của sự im lặng.” (1)
Khi bạn vừa mới học mẫu giáo, bạn đã được cô giáo dạy rằng sự thật lúc nào cũng tốt. Nhưng khi trưởng thành, không ít thì nhiều, mọi người đều nhận ra rằng đôi khi sự thật gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng.
Có rất nhiều trường hợp mà tốt nhất là sự thật không nên được tiết lộ.
Một món ăn không hợp với khẩu vị của bạn những mẹ bạn đã mất rất nhiều công sức để nấu cho cả nhà. Một lời động viên dành cho sự thất bại liên tiếp của người anh trai do năng lực của anh không đủ…
Đa số các lời nói dối “white-lie”, theo kiểu không-nói-ra-sự-thật-thì-tốt-hơn đều diễn ra giữa những người thân yêu. Lý do mọi người thường đưa ra để biện minh cho những lời nói dối này là “không có hại gì cả, lại còn giúp người khác được vui thì tại sao không?”
Mẹ của bạn thân tôi có lần nói với tôi rằng bà có một cô con gái không hề sâu sắc. Đơn giản là vì trong mắt bà, cô bạn tôi lúc nào cũng là một người lạc quan, vui vẻ, luôn luôn cười hi hi he he. Chưa bao giờ người mẹ chứng kiến cảnh con mình u sầu vì một chuyện gì.
Nhưng bà không hề biết rằng mỗi khi cô ấy gặp bà, toàn bộ những chuyện không vui đều được dẹp qua một bên. Cho dù cô bạn tôi đang stress đến cực độ, hoặc buồn đến mức muốn chết đi được nhưng hễ mẹ cô gọi là người mẹ ấy luôn nghe được giọng nói cực kì tươi tỉnh và lạc quan của cô con gái cưng.
Câu trả lời cho những lần giả bộ “con ổn” này của cô ấy cực kì đơn giản: Mình không muốn mẹ mình lo. Vì gia đình, mình có thể làm nhiều chuyện khác nữa kìa chứ chỉ có mấy câu nói dối hay những cảm xúc không thật thì có vấn đề gì đâu.”
Cô ấy đã “không thành thật” với mẹ của mình, nhưng đổi lại, nó làm giảm đi những lo toan vốn đã đè nặng lên người phụ nữ của gia đình, phải chăng sự che giấu đó là điều đáng hoan nghênh.
Trong phim “The reader”, nhân vật của nữ diễn viên Kate Winslate chấp nhận ở tù để bảo vệ sự thật rằng cô bị mù chữ. Có người sẽ nói, không biết đọc không biết viết thôi mà, có gì quan trọng lắm đâu mà phải đánh đổi bằng rất nhiều năm bị giam cầm.
Đây là vấn đề thuộc về quan điểm của mỗi người nên không thể phân định được đúng hay sai. Chỉ có điều, nếu bạn đã chọn điều mà bạn cho là quan trọng với bạn nhất, thì bạn phải chấp nhận hy sinh những điều còn lại. Khi đó, nói lên sự thật hay không, không quan trọng. Mà quan trọng nhất là bản thân của bạn cảm thấy vui vẻ và chấp nhận đi tới cùng cho sự lựa chọn của mình.
Có một cặp vợ chồng già hạnh phúc. Người chồng luôn luôn tự hào về tình yêu của hai người, vì ông tin rằng cả hai người chưa một lần nào phản bội người kia.
Nhưng vào đúng ngày Valentine, người vợ lại thú tội với ông về một lần lầm lỡ với chính bạn thân của chồng. Kể từ thời khắc biết được sự thật, mọi thứ xung quanh người chồng như đổ sụp.
Ông nói với người vợ đúng một câu: “Sự thật của em làm cho tất cả những điều khác trở thành giả dối.” rồi bỏ đi. Đó là hai nhân vật vợ chồng già trong bộ phim Valentine’s Day. Kết phim, người chồng tha thứ cho người vợ, hai người vui vẻ khiêu vũ cùng nhau.
Giống như điều mọi người vẫn thường hay nói: chỉ cần là sự thật, thì dù có tệ hại đến đâu bạn cũng sẽ được tha thứ. Nhưng có ai dám nói chắc chắn rằng cuộc sống của người chồng sẽ quay về được như trước khi ông biết được điều phũ phàng đó. Người ta có thể tha thứ cho sự thật, nhưng quên những điều đau lòng mà nó đem đến thì không phải ai cũng có thể làm được.
Đối với một người biết cân nhắc, có lý do cụ thể và quan trọng là phải biết đặt “quyền lợi” của người người “bị” nghe những lời nói dối lên trên hết, thì việc che giấu sự thật sẽ được chấp nhận.
Tuy nhiên, có một người bạn tuyệt đối không được nói dối: đó chính là bản thân bạn. Dù bạn không nói ra, nhưng sự thật vẫn cứ là sự thật. Bạn phải biết thừa nhận nó thì bạn mới có thể trở thành một người giữ bí mật tốt.
Vì thế, bạn hãy cứ tiếp tục giữ những sự thật cho riêng bản thân mình, và “đừng bao giờ cố qua mặt kẻ trong gương” (2), nhé!