- Tham gia
- 31/12/2011
- Bài viết
- 3.334
Ký túc xá (KTX) dành cho sinh viên không phải lúc nào cũng chỉ là những tòa nhà thô kệch, chật chội và kém chất lượng.
Từ Ấn Độ sang đến Đan Mạch, Italy hay Hoa Kỳ, các kiến trúc sư đã cho thấy nếu được đầu tư đúng đắn về chất xám và tiền bạc, những khoảng không gian sống cho dù chật hẹp vẫn có thể đầy đủ tiện nghi và đáp ứng những tiêu chuẩn về một môi trường sống lành mạnh, mang tính xã hội cao cho những người chủ tương lai của mỗi quốc gia.
Tòa nhà Baker, Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) – kiến trúc sư (KTS) Alvar Aalto (Massachusetts – Hoa Kỳ, 1946).
Nhìn từ trên xuống, tòa KTX của trường đại học MIT giống như một con rắn khổng lồ uốn lượn dọc theo bờ sông Charles River. KTS người Hà Lan – Alvar Aalto tận dụng những đoạn đường cong, cho phép mỗi sinh viên đều có góc nhìn ra sông, trong khi vẫn có thể chọn lựa phong cách riêng cho mình thông qua 22 kiểu phòng ngủ cho mỗi tầng. Xây dựng từ 60 năm trước, nhưng tòa nhà Baker không hề có nhiều thay đổi – chứng tỏ chất lượng vượt trội của công trình và cho đến nay vẫn là một trong những địa điểm sống được nhiều sinh viên MIT ưa thích nhất.
KTX của Đại học Free University of Urbino, Italy – KTS Giancarlo de Carlo (Urbino – Italy, 1962).
Nằm trên một ngọn đồi thấp cách khu thành phố khoảng 1km, KTX của Đại học Urbino do KTS người Italy, Giancarlo de Carlo, thành viên của “Nhóm 10” (một nhóm các KTS có tầm nhìn mới mẻ và đương đại trong các vấn đề kiến trúc và quy hoạch đô thị) thiết kế. Có khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng 1.500 sinh viên, KTX Urbino bao gồm nhiều tòa nhà xếp cạnh nhau theo hình quạt, khiến tầm nhìn được mở rộng tối đa và mỗi phòng đều có một ban công chính là nóc của căn phòng ngay phía dưới. Kiến trúc này theo các nhà chuyên môn là sự tái mô phỏng thành công kiến trúc của các thị trấn Italy thời trung cổ với các tòa nhà được nối với nhau nhờ những hành lang dài “bí mật”, nơi sinh viên có thể di chuyển giữa các phòng ngủ mà không bị phát hiện.
Tòa nhà Florey, Queen’s College, Oxford – KTS James Stirling (Oxford – Anh, 1966).
Khi quyết định đặt hàng KTS James Stirling, hiệu trưởng Queen’s College lúc bấy giờ, ngài Florey tuyên bố rằng, ông không cần một tòa nhà “hình khối hộp, tẻ nhạt” mà muốn một công trình “sẽ khiến giới KTS phải thán phục”. Thiết kế của Stirling đã không hề làm ông thất vọng cho dù Florey qua đời trước khi dự án đi đến giai đoạn cuối. Tòa nhà Florey được ca tụng bởi người trong giới nhưng vào thời điểm hoàn thành, lại bị chính khách hàng của mình “ghẻ lạnh”. Ngài Blake, hiệu trưởng trường lúc đó, thậm chí còn đưa ra “định nghĩa về một KTS chỉ thuê đúng một lần” dành cho Stirling. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay, sinh viên Oxford vẫn “tranh nhau” để được sống trong tòa nhà có hình thù kỳ dị, giống như một con tàu vũ trụ, nằm ngay bên bờ sông này. Phần cửa sổ cao kéo dài dọc các tầng đem đến một tầm nhìn hoàn hảo ra khung cảnh thơ mộng bên ngoài và phần không gian sinh hoạt chung ngoài trời phía dưới.
KTX của Học viện quản lý Ấn Độ (IIM), Ahmedabad – KTS Louis Kahn (Ahmedabad – India, 1962).
Nhìn xa, tòa nhà KTX của IIM giống một nhà máy xay gạo với những tòa tháp khổng lồ. Bên trong, người ta sẽ dễ dàng bị ấn tượng bởi những cột cầu thang cuốn hình trụ và những không gian mở rộng cùng những khối xà trụ kích cỡ to bất thường.
Tòa nhà Florey của trường Queen’s College (Anh).
Lấy cảm hứng từ đô thị truyền thống Ấn Độ, khu nhà gợi nhớ đến hình ảnh những tu viện, với các phòng được nối với nhau nhờ các hành lang và lối đi nhỏ. Các KTS cũng sử dụng phong cách cầu thang Oxbridge (Anh quốc), sắp xếp cho hệ thống phòng nằm dọc theo mỗi bên, ở các tầng khác nhau của các cầu thang hình trụ (hãy tưởng tượng đến các KTX trong phim Harry Potter), trong khi khu vực chiếu nghỉ được thiết kế rộng rãi, đủ cho những buổi học nhóm hoặc phụ đạo cá nhân.
KTX trường kiến trúc Accademia di Architettura – KTS Kônz-Molo (Mendrisio, – Thụy Sỹ, 1998).
Được ví như hai lưỡi dao xẻ ngang khu đồi núi ở rìa thành phố Mendrisio, hai tòa nhà song song của khu KTX mang tên Casa dell’Accademia càng trở nên nổi bật với dãy Alps tuyết phủ làm nền phía sau. Thiết kế bởi các kiến trúc sư Kônz-Molo và Barchi, Casa dell’Accademia giống như một khu nghỉ dưỡng dành cho dân chơi trượt tuyết lắm tiền hơn là KTX sinh viên. Các phòng ngủ dẫn đến bếp và phòng khách chung, được sắp xếp dọc theo khu vườn xanh mướt, khiến khung cảnh càng thêm thơ mộng, đồng thời cũng rất thuận tiện cho những sinh hoạt cộng đồng của sinh viên. Các khu trưng bày mở giữa các căn hộ vừa đóng vai trò giúp tuần hoàn khí, vừa là địa điểm lý tưởng cho sinh viên bày tiệc ăn mừng sau những kỳ học vất vả.
KTX Tietgen, Ørestad – KTS Lundgaard & Tranberg (Ørestad, Copenhagen – Đan Mạch, 2006).
Được thiết kế bởi các KTS Đan Mạch Lundgaard&Tranberg, KTX Tietgen bao gồm 360 phòng ngủ “xoay quanh” một trục thẳng đứng. Tòa nhà 7 tầng, có cấu trúc theo dạng răng cưa. Các phòng cá nhân hướng ra ngoài, trong khi các phòng bếp hai tầng và phòng sinh hoạt chung quay mặt vào khoảng sân chơi có diện tích tròn ở phía trong. Phía bên ngoài sử dụng vật liệu chính là đồng và gỗ sồi còn bên trong, nhiều phần lại cố tình lộ nguyên xi măng và gỗ dán, cùng với những tấm rèm cửa và đồ nội thất màu sắc tươi sáng – khiến khu sân chơi giống như một bánh xe khổng lồ rực rỡ.
Lao Động Online
Từ Ấn Độ sang đến Đan Mạch, Italy hay Hoa Kỳ, các kiến trúc sư đã cho thấy nếu được đầu tư đúng đắn về chất xám và tiền bạc, những khoảng không gian sống cho dù chật hẹp vẫn có thể đầy đủ tiện nghi và đáp ứng những tiêu chuẩn về một môi trường sống lành mạnh, mang tính xã hội cao cho những người chủ tương lai của mỗi quốc gia.
Tòa nhà Baker, Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) – kiến trúc sư (KTS) Alvar Aalto (Massachusetts – Hoa Kỳ, 1946).
Nhìn từ trên xuống, tòa KTX của trường đại học MIT giống như một con rắn khổng lồ uốn lượn dọc theo bờ sông Charles River. KTS người Hà Lan – Alvar Aalto tận dụng những đoạn đường cong, cho phép mỗi sinh viên đều có góc nhìn ra sông, trong khi vẫn có thể chọn lựa phong cách riêng cho mình thông qua 22 kiểu phòng ngủ cho mỗi tầng. Xây dựng từ 60 năm trước, nhưng tòa nhà Baker không hề có nhiều thay đổi – chứng tỏ chất lượng vượt trội của công trình và cho đến nay vẫn là một trong những địa điểm sống được nhiều sinh viên MIT ưa thích nhất.
KTX của Đại học Free University of Urbino, Italy – KTS Giancarlo de Carlo (Urbino – Italy, 1962).
Nằm trên một ngọn đồi thấp cách khu thành phố khoảng 1km, KTX của Đại học Urbino do KTS người Italy, Giancarlo de Carlo, thành viên của “Nhóm 10” (một nhóm các KTS có tầm nhìn mới mẻ và đương đại trong các vấn đề kiến trúc và quy hoạch đô thị) thiết kế. Có khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng 1.500 sinh viên, KTX Urbino bao gồm nhiều tòa nhà xếp cạnh nhau theo hình quạt, khiến tầm nhìn được mở rộng tối đa và mỗi phòng đều có một ban công chính là nóc của căn phòng ngay phía dưới. Kiến trúc này theo các nhà chuyên môn là sự tái mô phỏng thành công kiến trúc của các thị trấn Italy thời trung cổ với các tòa nhà được nối với nhau nhờ những hành lang dài “bí mật”, nơi sinh viên có thể di chuyển giữa các phòng ngủ mà không bị phát hiện.
Tòa nhà Florey, Queen’s College, Oxford – KTS James Stirling (Oxford – Anh, 1966).
Khi quyết định đặt hàng KTS James Stirling, hiệu trưởng Queen’s College lúc bấy giờ, ngài Florey tuyên bố rằng, ông không cần một tòa nhà “hình khối hộp, tẻ nhạt” mà muốn một công trình “sẽ khiến giới KTS phải thán phục”. Thiết kế của Stirling đã không hề làm ông thất vọng cho dù Florey qua đời trước khi dự án đi đến giai đoạn cuối. Tòa nhà Florey được ca tụng bởi người trong giới nhưng vào thời điểm hoàn thành, lại bị chính khách hàng của mình “ghẻ lạnh”. Ngài Blake, hiệu trưởng trường lúc đó, thậm chí còn đưa ra “định nghĩa về một KTS chỉ thuê đúng một lần” dành cho Stirling. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay, sinh viên Oxford vẫn “tranh nhau” để được sống trong tòa nhà có hình thù kỳ dị, giống như một con tàu vũ trụ, nằm ngay bên bờ sông này. Phần cửa sổ cao kéo dài dọc các tầng đem đến một tầm nhìn hoàn hảo ra khung cảnh thơ mộng bên ngoài và phần không gian sinh hoạt chung ngoài trời phía dưới.
KTX của Học viện quản lý Ấn Độ (IIM), Ahmedabad – KTS Louis Kahn (Ahmedabad – India, 1962).
Nhìn xa, tòa nhà KTX của IIM giống một nhà máy xay gạo với những tòa tháp khổng lồ. Bên trong, người ta sẽ dễ dàng bị ấn tượng bởi những cột cầu thang cuốn hình trụ và những không gian mở rộng cùng những khối xà trụ kích cỡ to bất thường.
Tòa nhà Florey của trường Queen’s College (Anh).
Lấy cảm hứng từ đô thị truyền thống Ấn Độ, khu nhà gợi nhớ đến hình ảnh những tu viện, với các phòng được nối với nhau nhờ các hành lang và lối đi nhỏ. Các KTS cũng sử dụng phong cách cầu thang Oxbridge (Anh quốc), sắp xếp cho hệ thống phòng nằm dọc theo mỗi bên, ở các tầng khác nhau của các cầu thang hình trụ (hãy tưởng tượng đến các KTX trong phim Harry Potter), trong khi khu vực chiếu nghỉ được thiết kế rộng rãi, đủ cho những buổi học nhóm hoặc phụ đạo cá nhân.
KTX trường kiến trúc Accademia di Architettura – KTS Kônz-Molo (Mendrisio, – Thụy Sỹ, 1998).
Được ví như hai lưỡi dao xẻ ngang khu đồi núi ở rìa thành phố Mendrisio, hai tòa nhà song song của khu KTX mang tên Casa dell’Accademia càng trở nên nổi bật với dãy Alps tuyết phủ làm nền phía sau. Thiết kế bởi các kiến trúc sư Kônz-Molo và Barchi, Casa dell’Accademia giống như một khu nghỉ dưỡng dành cho dân chơi trượt tuyết lắm tiền hơn là KTX sinh viên. Các phòng ngủ dẫn đến bếp và phòng khách chung, được sắp xếp dọc theo khu vườn xanh mướt, khiến khung cảnh càng thêm thơ mộng, đồng thời cũng rất thuận tiện cho những sinh hoạt cộng đồng của sinh viên. Các khu trưng bày mở giữa các căn hộ vừa đóng vai trò giúp tuần hoàn khí, vừa là địa điểm lý tưởng cho sinh viên bày tiệc ăn mừng sau những kỳ học vất vả.
KTX Tietgen, Ørestad – KTS Lundgaard & Tranberg (Ørestad, Copenhagen – Đan Mạch, 2006).
Được thiết kế bởi các KTS Đan Mạch Lundgaard&Tranberg, KTX Tietgen bao gồm 360 phòng ngủ “xoay quanh” một trục thẳng đứng. Tòa nhà 7 tầng, có cấu trúc theo dạng răng cưa. Các phòng cá nhân hướng ra ngoài, trong khi các phòng bếp hai tầng và phòng sinh hoạt chung quay mặt vào khoảng sân chơi có diện tích tròn ở phía trong. Phía bên ngoài sử dụng vật liệu chính là đồng và gỗ sồi còn bên trong, nhiều phần lại cố tình lộ nguyên xi măng và gỗ dán, cùng với những tấm rèm cửa và đồ nội thất màu sắc tươi sáng – khiến khu sân chơi giống như một bánh xe khổng lồ rực rỡ.
Lao Động Online