- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Ai chẳng muốn có nhiều bạn bè, nhưng không phải bạn nào ta cũng nên thân thiết.
Bởi có một vài kiểu bạn bè được liệt vào hạng “cấm kị” mà chúng ta đặc biệt nên tránh đấy.
1. Là bạn hay là...Lý Thông?
“Thầy giáo yêu cầu cả lớp làm bài tập theo nhóm hai người. Tớ và một bạn khác làm thành một nhóm. Hai đứa chia nhau ra để tìm tài liệu rồi viết bài hoàn chỉnh. Vậy mà đến lúc biết điểm, chẳng hiểu sao tớ được 7 còn bạn ấy được 9. Thắc mắc với thầy giáo thì nhận được câu trả lời rằng tớ làm việc ít hơn bạn ấy, công lao ít hơn nên được điểm thấp hơn là đúng rồi. Ngạc nhiên là thầy nói rằng tất cả những thông tin đó đều do “trưởng nhóm”, là cô bạn kia cung cấp. Tớ đến chỗ cô bạn kia hỏi lại thì cô bạn ấy ngúng nguẩy quay bước. Từ sau lần đó, cạch chẳng bao giờ dám làm chung với đứa bạn đã lười còn thích tranh công, kém cỏi không dám nhận, chỉ giỏi “trộm” chơi xấu” (Thanh Bình, Văn Cao, HN)
- Tỏ vẻ hào phóng, thân thiện và hết sức cởi mở.
- Lười nhác trong công việc chung nhưng luôn biết cách mang thành công về phía mình.
- Thường tranh làm nhóm trưởng, phân công việc cho mọi người còn mình ngồi chơi xơi nước.
- Nhận xét một cách thiếu công bằng. Tất cả những lời lẽ tốt đẹp đều dành để miêu tả, đánh giá chính người đó.
- Phần nào khó khăn giao việc cho người khác, nhưng sẽ tranh công về mình.
- Nếu không có ai đứng ra thẳng thắn phê phán sẽ tiếp tục làm tới.
2. Trở mặt nhanh hơn lật bàn tay
“Tớ là CTV vẽ minh họa cho tờ báo dành cho thiếu nhi. Vì đợt đó, cần thêm người vẽ phụ, nên tớ rủ đứa bạn cùng lớp cấp 3 làm cùng. Nó vẽ khéo và đang muốn tìm việc làm thêm. Tớ rủ rê luôn. Làm tới đâu, chia lương tới đó. Sau này, do bận rộn với việc học ở trường và làm thêm trong xưởng thiết kế, tớ xin nghỉ. Cũng từ dạo ấy, chẳng thấy chị phụ trách hỏi han, chuyện trò gì luôn. Rảnh rỗi nói chuyện, mới nhận được cơn thịnh nộ của chị. Chị “chán” tớ vì đã “nhờ” bạn kia làm và không trả lương. Tất cả những điều đó đều do bạn ấy “tâm sự” với chị. Tớ bức xúc vô cùng. Lương với tớ luôn sòng phẳng, tớ còn giới thiệu bạn ấy với chị phụ trách, vậy mà nhận được cách đối xử như này đây. Tất nhiên là chẳng chờ đợi sự báo đáp nào, nhưng theo cách này thì thật là...” (Mai Lan, Đê La Thành, HN)
Đặc điểm nhận dạng của những người bạn này:
- Xởi lởi và thân thiện vô cùng.
- Lật mặt nhanh với tốc độ khủng khiếp.
- Không màng tới những tình cảm, sự giúp đỡ của người khác, việc nào tốt cho họ, họ làm. Thế thôi!
3. Mượn bạn để... diễn
“Trước đây, tớ từng chơi thân với một cô bạn xinh xắn vô cùng. Cô ấy còn là mẫu cho vài trang báo teen cơ. Tớ cũng hơi bất ngờ khi cô ấy muốn kết bạn với tớ. Chẳng phải tớ ghét cô ấy, mà vì tớ hơi... béo và không dễ thương lắm. Hai đứa tớ chuyện trò khá hợp. Tớ giúp đỡ cô ấy hiểu bài, thi thoảng nhắc bài cho cô ấy trong giờ kiểm tra. Một hôm, tớ đến nhà cô ấy để đưa vở cho cô ấy mượn, tình cờ nghe được đoạn hội thoại của cô ấy với một cô bạn khác, nói rằng làm bạn với tớ không phải vì quý mến, mà chỉ vì thích đi cạnh để làm tôn lên vẻ đẹp của cô ấy. Tớ choáng khỏi nói, quay xe về luôn. Tình bạn từ đó cũng chấm dứt”. (Minh Thy, 19 tuổi, BG)
Thật khó để có thể nhận ra những người bạn này, luôn thích tầm gửi vào người khác, hoặc lợi dụng điểm yếu của người khác để đánh bóng tên tuổi của mình.
* Hướng giải quyết tồi nhất: Chính là quay sang nói xấu những người bạn “nên tránh” đó. Tại sao ư? Đồng ý rằng bạn đang rất bức xúc và chẳng có gì là không phải khi ta nói xấu họ bởi thực tế rằng tính họ quá xấu. Nhưng nếu như vậy, ta cũng đâu khác gì họ. Ta cũng sẽ nhanh chóng bị bạn bè liệt vào hạng “không chơi được” cho xem.
* Hướng giải quyết tốt nhất: Hãy để tình bạn được “ra đi”. Hãy để họ được là họ, với tất cả những sự xấu xí đó. Không cay cú, và bực tức. Coi như một người bạn đã bước ra khỏi cuộc đời ta. Và nếu một ngày, người ấy quay trở lại, với những tính cách xấu đã được sửa chữa, thì hãy nhớ cho họ thêm một cơ hội, bạn nhé!
Bởi có một vài kiểu bạn bè được liệt vào hạng “cấm kị” mà chúng ta đặc biệt nên tránh đấy.
1. Là bạn hay là...Lý Thông?
“Thầy giáo yêu cầu cả lớp làm bài tập theo nhóm hai người. Tớ và một bạn khác làm thành một nhóm. Hai đứa chia nhau ra để tìm tài liệu rồi viết bài hoàn chỉnh. Vậy mà đến lúc biết điểm, chẳng hiểu sao tớ được 7 còn bạn ấy được 9. Thắc mắc với thầy giáo thì nhận được câu trả lời rằng tớ làm việc ít hơn bạn ấy, công lao ít hơn nên được điểm thấp hơn là đúng rồi. Ngạc nhiên là thầy nói rằng tất cả những thông tin đó đều do “trưởng nhóm”, là cô bạn kia cung cấp. Tớ đến chỗ cô bạn kia hỏi lại thì cô bạn ấy ngúng nguẩy quay bước. Từ sau lần đó, cạch chẳng bao giờ dám làm chung với đứa bạn đã lười còn thích tranh công, kém cỏi không dám nhận, chỉ giỏi “trộm” chơi xấu” (Thanh Bình, Văn Cao, HN)
Đặc điểm nhận dạng của những người bạn này:- Tỏ vẻ hào phóng, thân thiện và hết sức cởi mở.
- Lười nhác trong công việc chung nhưng luôn biết cách mang thành công về phía mình.
- Thường tranh làm nhóm trưởng, phân công việc cho mọi người còn mình ngồi chơi xơi nước.
- Nhận xét một cách thiếu công bằng. Tất cả những lời lẽ tốt đẹp đều dành để miêu tả, đánh giá chính người đó.
- Phần nào khó khăn giao việc cho người khác, nhưng sẽ tranh công về mình.
- Nếu không có ai đứng ra thẳng thắn phê phán sẽ tiếp tục làm tới.
2. Trở mặt nhanh hơn lật bàn tay
“Tớ là CTV vẽ minh họa cho tờ báo dành cho thiếu nhi. Vì đợt đó, cần thêm người vẽ phụ, nên tớ rủ đứa bạn cùng lớp cấp 3 làm cùng. Nó vẽ khéo và đang muốn tìm việc làm thêm. Tớ rủ rê luôn. Làm tới đâu, chia lương tới đó. Sau này, do bận rộn với việc học ở trường và làm thêm trong xưởng thiết kế, tớ xin nghỉ. Cũng từ dạo ấy, chẳng thấy chị phụ trách hỏi han, chuyện trò gì luôn. Rảnh rỗi nói chuyện, mới nhận được cơn thịnh nộ của chị. Chị “chán” tớ vì đã “nhờ” bạn kia làm và không trả lương. Tất cả những điều đó đều do bạn ấy “tâm sự” với chị. Tớ bức xúc vô cùng. Lương với tớ luôn sòng phẳng, tớ còn giới thiệu bạn ấy với chị phụ trách, vậy mà nhận được cách đối xử như này đây. Tất nhiên là chẳng chờ đợi sự báo đáp nào, nhưng theo cách này thì thật là...” (Mai Lan, Đê La Thành, HN)
Đặc điểm nhận dạng của những người bạn này:
- Xởi lởi và thân thiện vô cùng.
- Lật mặt nhanh với tốc độ khủng khiếp.
- Không màng tới những tình cảm, sự giúp đỡ của người khác, việc nào tốt cho họ, họ làm. Thế thôi!
3. Mượn bạn để... diễn
“Trước đây, tớ từng chơi thân với một cô bạn xinh xắn vô cùng. Cô ấy còn là mẫu cho vài trang báo teen cơ. Tớ cũng hơi bất ngờ khi cô ấy muốn kết bạn với tớ. Chẳng phải tớ ghét cô ấy, mà vì tớ hơi... béo và không dễ thương lắm. Hai đứa tớ chuyện trò khá hợp. Tớ giúp đỡ cô ấy hiểu bài, thi thoảng nhắc bài cho cô ấy trong giờ kiểm tra. Một hôm, tớ đến nhà cô ấy để đưa vở cho cô ấy mượn, tình cờ nghe được đoạn hội thoại của cô ấy với một cô bạn khác, nói rằng làm bạn với tớ không phải vì quý mến, mà chỉ vì thích đi cạnh để làm tôn lên vẻ đẹp của cô ấy. Tớ choáng khỏi nói, quay xe về luôn. Tình bạn từ đó cũng chấm dứt”. (Minh Thy, 19 tuổi, BG)
Thật khó để có thể nhận ra những người bạn này, luôn thích tầm gửi vào người khác, hoặc lợi dụng điểm yếu của người khác để đánh bóng tên tuổi của mình.
* Hướng giải quyết tồi nhất: Chính là quay sang nói xấu những người bạn “nên tránh” đó. Tại sao ư? Đồng ý rằng bạn đang rất bức xúc và chẳng có gì là không phải khi ta nói xấu họ bởi thực tế rằng tính họ quá xấu. Nhưng nếu như vậy, ta cũng đâu khác gì họ. Ta cũng sẽ nhanh chóng bị bạn bè liệt vào hạng “không chơi được” cho xem.
* Hướng giải quyết tốt nhất: Hãy để tình bạn được “ra đi”. Hãy để họ được là họ, với tất cả những sự xấu xí đó. Không cay cú, và bực tức. Coi như một người bạn đã bước ra khỏi cuộc đời ta. Và nếu một ngày, người ấy quay trở lại, với những tính cách xấu đã được sửa chữa, thì hãy nhớ cho họ thêm một cơ hội, bạn nhé!
Hiệu chỉnh bởi quản lý: